Tiếp sau Thổ Nhĩ Kỳ, Chính phủ Iran đã ban hành lệnh cấm mọi hoạt động vận chuyển qua lại các sản phẩm dầu mỏ với khu vực người Kurd miền Bắc Iraq nhằm phản đối cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề độc lập vừa diễn ra tại đây.
Theo hãng tin bán chính thức Tasnim của Iran ngày 29/9, Tổ chức Đường bộ và vận tải Iran đã công bố văn bản hướng dẫn, tạm thời cấm mọi hoạt động vận chuyển các sản phẩm dầu từ Iran tới khu vực người Kurd ở Iraq và ngược lại. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ã tuyên bố hủy các giao dịch dầu mỏ với chính quyền tự trị người Kurd (KRG) và chỉ phối hợp với chính quyền Baghdad trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ và Iran lâu nay lo ngại cuộc trưng cầu ý dân của KRG về vấn đề độc lập là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực vốn thường xuyên đối mặt với khủng hoảng này. Quyết định cấm thông thương nói trên của hai nước này được cho là sẽ tác động không nhỏ đến chính quyền khu tự trị của người Kurd tại Iraq, vốn hoạt động chủ yếu dựa vào thu nhập từ dầu thô. Trong khi đó, việc đi lại tới vùng này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn sau khi lệnh cấm bay của chính quyền trung ương Baghdad bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (29/9).
Iraq đã ban bố lệnh cấm mọi chuyến bay quốc tế đến và đi từ thủ phủ Arbil của khu tự trị người Kurd cho đến khi chính quyền Kurd trao lại các sân bay Arbil và Sulaimanya cho chính quyền trung ương Baghdad quản lý. Đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên của Baghdad đối với KRG kể từ khi chính quyền khu vực tự trị này tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trái phép. Biện pháp này được cho là cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ đối với người Kurd, bởi Arbil là điểm trung chuyển tại khu vực và có một cộng đồng đông đảo người nước ngoài sinh sống. Các hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các hãng hàng không quốc gia của Ai Cập và Liban đã thông báo ngừng các chuyến bay tới Arbil theo đề nghị của chính quyền Baghdad.
Tuy nhiên, theo thông báo ngày 29/9 của Giám đốc sân bay Arbil, "các chuyến bay hỗ trợ nhân đạo, quân sự và ngoại giao" không thuộc phạm vi điều chỉnh của lệnh cấm trên.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, KRG đã bác yêu cầu của của Chính phủ Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ về việc từ bỏ quyền kiểm soát cửa khẩu biên giới của Iraq với các nước nói trên tại khu vực tự trị người Kurd ở phía Bắc Iraq.
Đến nay, được sự ủng hộ của Ankara và Tehran, Baghdad đã yêu cầu KRG hủy bỏ kết quả cuộc trưng cầu ý dân vừa qua hoặc đối mặt với các biện pháp trừng phạt, bị quốc tế cô lập cũng như nguy cơ can thiệp quân sự tại khu vực này.
Theo hãng tin bán chính thức Tasnim của Iran ngày 29/9, Tổ chức Đường bộ và vận tải Iran đã công bố văn bản hướng dẫn, tạm thời cấm mọi hoạt động vận chuyển các sản phẩm dầu từ Iran tới khu vực người Kurd ở Iraq và ngược lại. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ã tuyên bố hủy các giao dịch dầu mỏ với chính quyền tự trị người Kurd (KRG) và chỉ phối hợp với chính quyền Baghdad trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq.
Iraq đã ban bố lệnh cấm mọi chuyến bay quốc tế đến và đi từ thủ phủ Arbil của khu tự trị người Kurd cho đến khi chính quyền Kurd trao lại các sân bay Arbil và Sulaimanya cho chính quyền trung ương Baghdad quản lý. Đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên của Baghdad đối với KRG kể từ khi chính quyền khu vực tự trị này tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trái phép. Biện pháp này được cho là cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ đối với người Kurd, bởi Arbil là điểm trung chuyển tại khu vực và có một cộng đồng đông đảo người nước ngoài sinh sống. Các hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các hãng hàng không quốc gia của Ai Cập và Liban đã thông báo ngừng các chuyến bay tới Arbil theo đề nghị của chính quyền Baghdad.
Tuy nhiên, theo thông báo ngày 29/9 của Giám đốc sân bay Arbil, "các chuyến bay hỗ trợ nhân đạo, quân sự và ngoại giao" không thuộc phạm vi điều chỉnh của lệnh cấm trên.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, KRG đã bác yêu cầu của của Chính phủ Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ về việc từ bỏ quyền kiểm soát cửa khẩu biên giới của Iraq với các nước nói trên tại khu vực tự trị người Kurd ở phía Bắc Iraq.
Đến nay, được sự ủng hộ của Ankara và Tehran, Baghdad đã yêu cầu KRG hủy bỏ kết quả cuộc trưng cầu ý dân vừa qua hoặc đối mặt với các biện pháp trừng phạt, bị quốc tế cô lập cũng như nguy cơ can thiệp quân sự tại khu vực này.
TTXVN/Báo Tin Tức
Relate Threads