Ngành dầu mỏ của Iran sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và Tehran sẽ thấy hiệp định vẫn hoạt động miễn là họ có thể bán dầu mỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran bằng cách không gia hạn thỏa thuận khi hết hạn vào ngày 12/5 trừ khi những nước ký kết hiệp định này sửa chữa những gì ông gọi là sai sót.
Hãng SHANA trích lời Gholamreza Manouchehri, phó giám đốc của công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran “họ không thể ngăn chặn Iran. Sự phát triển ngành dầu mỏ của chúng tôi sẽ tiếp tục ngay cả khi các lệnh trừng phạt mới được áp đặt với Iran”.
Các lệnh trừng phạt đã áp đặt với Iran của Mỹ và Liên minh châu Âu trong đầu năm 2012 về chương trình hạt nhân đã cắt giảm xuất khẩu dầu thô của Iran từ mức cao 2,5 triệu thùng/ngày xuống chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày.
Nhưng Iran tái xuất hiện như một nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt trong tháng 1/2016 khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Manouchehri cho biết Iran đã lên kế hoạch hoàn thành 7 hợp đồng thăm dò khai thác trị giá khoảng 40 tỷ USD với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông bổ sung “các hợp đồng này sẽ được hoàn thành trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay vào giữa năm của Iran (tháng 10)... Các kế hoạch này được thực hiện với giả thiết về sự hiện diện chậm trễ của các công ty phương Tây”.
Các công ty lớn châu Âu, một phần lo ngại các lệnh trừng phạt khắc nghiệt vì các lệnh trừng phạt còn lại của Mỹ với Iran, đã không muốn kinh doanh với Tehran vốn cần thu hút đầu tư nước ngoài hơn 100 tỷ USD để tăng sản lượng dầu thô của họ.
Công ty Total của Pháp trở thành công ty năng lượng phương Tây đầu tiên ký thỏa thuận với Iran sau khi được nới lỏng các lệnh trừng phạt trong năm 2016, đồng ý phát triển Phase 11 của mỏ khí đốt ngoài khơi South Pars với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD.
Thứ trưởng Dầu mỏ Amirhossein Zamaninia cũng cho biết rằng Iran coi như thỏa thuận này vẫn hoạt động “nếu chúng tôi có thể tiếp tục bán dầu và sản phẩm của chúng tôi” ngay cả khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.
Iran cho biết họ có mục tiêu nâng công suất sản lượng dầu thô lên 4,7 triệu thùng/ngày trong 4 năm tới, mặc dù xuất khẩu có thể bị gián đoạn nếu Trump từ chối gia hạn các lệnh trừng phạt.
OPEC, Nga và vài nhà sản xuất khác bắt đầu giảm sản lượng từ tháng 1/2017 trong một nỗ lực xóa nguồn cung dư thừa và hỗ trợ giá. Họ đã gia hạn hiệp ước này đến tháng 12/2018 và nhóm họp trong tháng 6 để xem xét chính sách này.
Trong khi đó Saudi Arabia đối thủ của Iran trong khu vực thể hiện sự sẵn lòng tiếp tục thắt chặt các thị trường dầu thô. Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã liên tục phản đối thỏa thuận hạt nhân của Iran, gây lo sợ điều đó sẽ củng cố kinh tế Iran và cho phép họ tăng nguồn tài trợ cho sự xung đột tại Lebanon, Syria, Iraq và Yemen.
Saleh Hendi, giám đốc của tổ chức thăm dò NIOC cho biết 14 khối thăm dò cũng được dự kiến tổ chức đấu thầu trong tháng 7.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran bằng cách không gia hạn thỏa thuận khi hết hạn vào ngày 12/5 trừ khi những nước ký kết hiệp định này sửa chữa những gì ông gọi là sai sót.
Hãng SHANA trích lời Gholamreza Manouchehri, phó giám đốc của công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran “họ không thể ngăn chặn Iran. Sự phát triển ngành dầu mỏ của chúng tôi sẽ tiếp tục ngay cả khi các lệnh trừng phạt mới được áp đặt với Iran”.
Các lệnh trừng phạt đã áp đặt với Iran của Mỹ và Liên minh châu Âu trong đầu năm 2012 về chương trình hạt nhân đã cắt giảm xuất khẩu dầu thô của Iran từ mức cao 2,5 triệu thùng/ngày xuống chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày.
Nhưng Iran tái xuất hiện như một nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt trong tháng 1/2016 khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Manouchehri cho biết Iran đã lên kế hoạch hoàn thành 7 hợp đồng thăm dò khai thác trị giá khoảng 40 tỷ USD với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông bổ sung “các hợp đồng này sẽ được hoàn thành trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay vào giữa năm của Iran (tháng 10)... Các kế hoạch này được thực hiện với giả thiết về sự hiện diện chậm trễ của các công ty phương Tây”.
Công ty Total của Pháp trở thành công ty năng lượng phương Tây đầu tiên ký thỏa thuận với Iran sau khi được nới lỏng các lệnh trừng phạt trong năm 2016, đồng ý phát triển Phase 11 của mỏ khí đốt ngoài khơi South Pars với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD.
Thứ trưởng Dầu mỏ Amirhossein Zamaninia cũng cho biết rằng Iran coi như thỏa thuận này vẫn hoạt động “nếu chúng tôi có thể tiếp tục bán dầu và sản phẩm của chúng tôi” ngay cả khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.
Iran cho biết họ có mục tiêu nâng công suất sản lượng dầu thô lên 4,7 triệu thùng/ngày trong 4 năm tới, mặc dù xuất khẩu có thể bị gián đoạn nếu Trump từ chối gia hạn các lệnh trừng phạt.
OPEC, Nga và vài nhà sản xuất khác bắt đầu giảm sản lượng từ tháng 1/2017 trong một nỗ lực xóa nguồn cung dư thừa và hỗ trợ giá. Họ đã gia hạn hiệp ước này đến tháng 12/2018 và nhóm họp trong tháng 6 để xem xét chính sách này.
Trong khi đó Saudi Arabia đối thủ của Iran trong khu vực thể hiện sự sẵn lòng tiếp tục thắt chặt các thị trường dầu thô. Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã liên tục phản đối thỏa thuận hạt nhân của Iran, gây lo sợ điều đó sẽ củng cố kinh tế Iran và cho phép họ tăng nguồn tài trợ cho sự xung đột tại Lebanon, Syria, Iraq và Yemen.
Saleh Hendi, giám đốc của tổ chức thăm dò NIOC cho biết 14 khối thăm dò cũng được dự kiến tổ chức đấu thầu trong tháng 7.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads