Ngày 23/1/2016, trong chuyến thăm Iran, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã nhất trí nâng cao quan hệ lên tầm “chiến lược”.
Một trong 17 thỏa thuận hợp tác mà 2 bên đã ký kết là thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng.
Theo đó Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở miền nam Iran và Iran sẽ cung cấp dầu dài hạn cho Trung Quốc.
Tehran Times cho biết, thỏa thuận có thời hạn 10 năm sẽ làm tăng tổng giá trị thương mại giữa hai nước lên 600 tỷ USD.
Tổng thống Iran Rouhani đã gọi cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo 2 nước là "bình minh của một kỷ nguyên mới" trong quan hệ Trung Quốc-Iran.
Sự trở lại của Iran đã gây nên một “cuộc chiến” mới giữa các nhà cung cấp dầu tại thị trường châu Á, nơi mà Nga đang chiếm thị phần chính.
"Ngay từ đầu có thể thấy rõ ràng là, việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt Iran sẽ cho phép nước này cung cấp hơn một triệu thùng dầu/ngày cho thị trường Trung Quốc", Georgy Vashchenko, người đứng đầu các hoạt động thị trường chứng khoán Nga tại Công ty đầu tư Freedom Finance cho biết.
"Tuy nhiên, điều này hiện chưa ảnh hưởng gì đến tập đoàn dầu khí Rosneft".
Theo ông Ivan Andriyevsky, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kỹ thuật 2K, Thỏa thuận Iran-Trung Quốc về dầu mỏ sẽ không có tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại Nga-Trung Quốc.
Bởi lẽ, thứ nhất, dầu của Nga cung cấp có chất lượng tốt hơn dầu ở các nước vùng Vịnh.
Thứ hai, dịch vụ hậu cần cung cấp dầu khí của Nga và Iran không chồng chéo lên nhau, ông Andriyevsky nhấn mạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong chuyến thăm Iran của ông Tập (Ảnh AP).
Đây là lý do tại sao dầu Iran sẽ không cạnh tranh với dầu mỏ của Nga, nhưng dầu mỏ của nước này sẽ cạnh tranh với các nguồn cung cấp từ Saudi Arabia, Kuwait và các nhà sản xuất khác trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Do giá dầu thấp, Iran rất có thể sẽ giành được phần nào đó tại thị trường Trung Quốc.
Nhưng các nhà tiêu dùng châu Á sẽ không dại gì mà để ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp dầu khác chỉ vì lợi ích của Iran.
Họ biết rất rõ là việc giảm giá dầu hiện nay của Iran chỉ là một hiện tượng tạm thời, nhưng đồng thời, nếu không chấp nhận một đề nghị hấp dẫn như vậy ở thời điểm này thì thật “ngu ngốc” về mặt kinh tế.
Đến năm 2020 tổng sản lượng dầu mỏ của Nga xuất sang Trung Quốc sẽ vượt hơn 50 triệu tấn, so với mức 30 triệu tấn năm 2014.
Mức dự báo này do Sushant Gupta, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, đưa ra, trong một bài báo đăng trên The Wall Street Journal năm 2015.
Một trong 17 thỏa thuận hợp tác mà 2 bên đã ký kết là thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng.
Theo đó Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở miền nam Iran và Iran sẽ cung cấp dầu dài hạn cho Trung Quốc.
Tehran Times cho biết, thỏa thuận có thời hạn 10 năm sẽ làm tăng tổng giá trị thương mại giữa hai nước lên 600 tỷ USD.
Tổng thống Iran Rouhani đã gọi cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo 2 nước là "bình minh của một kỷ nguyên mới" trong quan hệ Trung Quốc-Iran.
Sự trở lại của Iran đã gây nên một “cuộc chiến” mới giữa các nhà cung cấp dầu tại thị trường châu Á, nơi mà Nga đang chiếm thị phần chính.
"Ngay từ đầu có thể thấy rõ ràng là, việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt Iran sẽ cho phép nước này cung cấp hơn một triệu thùng dầu/ngày cho thị trường Trung Quốc", Georgy Vashchenko, người đứng đầu các hoạt động thị trường chứng khoán Nga tại Công ty đầu tư Freedom Finance cho biết.
"Tuy nhiên, điều này hiện chưa ảnh hưởng gì đến tập đoàn dầu khí Rosneft".
Theo ông Ivan Andriyevsky, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kỹ thuật 2K, Thỏa thuận Iran-Trung Quốc về dầu mỏ sẽ không có tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại Nga-Trung Quốc.
Bởi lẽ, thứ nhất, dầu của Nga cung cấp có chất lượng tốt hơn dầu ở các nước vùng Vịnh.
Thứ hai, dịch vụ hậu cần cung cấp dầu khí của Nga và Iran không chồng chéo lên nhau, ông Andriyevsky nhấn mạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong chuyến thăm Iran của ông Tập (Ảnh AP).
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Do giá dầu thấp, Iran rất có thể sẽ giành được phần nào đó tại thị trường Trung Quốc.
Nhưng các nhà tiêu dùng châu Á sẽ không dại gì mà để ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp dầu khác chỉ vì lợi ích của Iran.
Họ biết rất rõ là việc giảm giá dầu hiện nay của Iran chỉ là một hiện tượng tạm thời, nhưng đồng thời, nếu không chấp nhận một đề nghị hấp dẫn như vậy ở thời điểm này thì thật “ngu ngốc” về mặt kinh tế.
Đến năm 2020 tổng sản lượng dầu mỏ của Nga xuất sang Trung Quốc sẽ vượt hơn 50 triệu tấn, so với mức 30 triệu tấn năm 2014.
Mức dự báo này do Sushant Gupta, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, đưa ra, trong một bài báo đăng trên The Wall Street Journal năm 2015.
oilgas.vn
Relate Threads