Giới chức Iran cho biết nước này muốn xuất khẩu tối thiểu 700.000 thùng dầu/ngày và lý tưởng là 1,5 triệu thùng/ngày, nếu phương Tây muốn đàm phán với Tehran để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) đã ký năm 2015.
Cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Iran cho biết: "Trong một cử chỉ thiện chí và một bước hướng tới việc tạo không gian cho đối thoại, chúng tôi đã hồi đáp đề xuất của Pháp. Chúng tôi muốn xuất khẩu 700.000 thùng dầu (mỗi ngày) và nhận lại tiền mặt... và đó chỉ là bước khởi đầu. Con số này sẽ phải đạt tới 1,5 triệu thùng/ngày".
Một quan chức khác cho biết "chương trình tên lửa đạn đạo của Iran không thể và sẽ không được đưa ra thương lượng. Chúng tôi đã nhấn mạnh điều này rõ ràng và công khai".
Trong khi đó, một nhà ngoại giao Iran cho biết nước này cũng sẽ không đàm phán "quyền làm giàu urani, chu kỳ nhiên liệu hạt nhân tự chế... nhưng đổi lại, chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ cam kết trong JCPOA".
Các quan chức trên không cho biết chi tiết đề xuất của Pháp liên quan đến nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân trên. Tuy nhiên, trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Iran Javad Zarif và đưa ra một số gợi ý trong khi Iran cũng trình bày một số đề xuất về cách thức triển khai thỏa thuận hạt nhân cũng như các bước đi mà cả hai bên cần phải thực hiện.
Ngoại trưởng Zarif cũng khẳng định không thể đàm phán lại về thỏa thuận hạt nhân này. Ngày 25/8, ông Zarif đã có chuyến thăm khiến nhiều người bất ngờ đến Biarritz, nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7, và hội đàm với giới chức Pháp, cũng như có cuộc gặp ngắn với đại diện của Anh và Đức.
Pháp hiện là nước đi đầu trong các nỗ lực nhằm giảm căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh các lãnh đạo châu Âu đang nỗ lực "hạ nhiệt" căng thẳng giữa Mỹ và Iran kể từ sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt trừng phạt ảnh hưởng tới nền kinh tế của Iran.
Cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Iran cho biết: "Trong một cử chỉ thiện chí và một bước hướng tới việc tạo không gian cho đối thoại, chúng tôi đã hồi đáp đề xuất của Pháp. Chúng tôi muốn xuất khẩu 700.000 thùng dầu (mỗi ngày) và nhận lại tiền mặt... và đó chỉ là bước khởi đầu. Con số này sẽ phải đạt tới 1,5 triệu thùng/ngày".
Một quan chức khác cho biết "chương trình tên lửa đạn đạo của Iran không thể và sẽ không được đưa ra thương lượng. Chúng tôi đã nhấn mạnh điều này rõ ràng và công khai".
Trong khi đó, một nhà ngoại giao Iran cho biết nước này cũng sẽ không đàm phán "quyền làm giàu urani, chu kỳ nhiên liệu hạt nhân tự chế... nhưng đổi lại, chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ cam kết trong JCPOA".
Các quan chức trên không cho biết chi tiết đề xuất của Pháp liên quan đến nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân trên. Tuy nhiên, trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Iran Javad Zarif và đưa ra một số gợi ý trong khi Iran cũng trình bày một số đề xuất về cách thức triển khai thỏa thuận hạt nhân cũng như các bước đi mà cả hai bên cần phải thực hiện.
Ngoại trưởng Zarif cũng khẳng định không thể đàm phán lại về thỏa thuận hạt nhân này. Ngày 25/8, ông Zarif đã có chuyến thăm khiến nhiều người bất ngờ đến Biarritz, nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7, và hội đàm với giới chức Pháp, cũng như có cuộc gặp ngắn với đại diện của Anh và Đức.
Pháp hiện là nước đi đầu trong các nỗ lực nhằm giảm căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh các lãnh đạo châu Âu đang nỗ lực "hạ nhiệt" căng thẳng giữa Mỹ và Iran kể từ sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt trừng phạt ảnh hưởng tới nền kinh tế của Iran.
Theo TTXVN
Relate Threads