Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh vừa lên tiếng kêu gọi đầu tư 200 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước.
Theo Bộ trưởng Zanganeh, Tehran không có đủ nguồn lực trong nước để phát triển ngành dầu mỏ, do đó đầu tư nước ngoài là cần thiết.
Nhà lãnh đạo này cũng cho biết thêm các dự án đầu ra cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran cần số vốn đầu tư lên đến 130 tỷ USD, trong khi các dự án đầu vào cần 70 tỷ USD để có thể phát triển.
Ông cũng nói thêm rằng một số nước trong khu vực đã có biện pháp ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Iran.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Tehran đã mời 137 công ty đến từ 45 quốc gia tham dự một hội nghị kéo dài hai ngày, trong đó giới thiệu chung về tính pháp lý của mô hình IPC.
IPC là khung đưa ra cấu trúc cơ bản và một số chi tiết liên quan đến tất cả các hợp đồng dầu khí trong tương lai của Iran. Đây là mô hình mới đối với các hợp đồng dầu mỏ, cũng là nhằm mục tiêu của nước Cộng hòa Hồi giáo này thu hút đầu tư nước ngoài.
Vào thời điểm đó, Tehran thông báo rằng chi tiết về các hợp đồng sẽ được công bố trong một cuộc họp dự kiến tổ chức tại London vào tháng 2/2016.
Tuy nhiên, đến ngày 30/1, Tehran lại thông báo nước này đã quyết định hủy bỏ hội nghị London do "các vấn đề liên quan đến việc cấp thị thực vào Vương quốc Anh."
Trước khi diễn ra hội nghị tại London như dự kiến, một nhóm bảo thủ Iran đã phản đối IPC vì cho rằng mô hình mới của các hợp đồng dầu mỏ là đi ngược lại hiến pháp Iran.
Theo thông báo trước đó, nước này có kế hoạch tăng sản lượng dầu mỏ lên 5,7 triệu thùng/ngày và sản lượng khí đốt là 1,4 tỷ m3/ngày vào năm 2021. Sản lượng dầu hiện nay của Iran ước đạt khoảng 2,8 triệu thùng/ngày, trong đó khoảng 1 triệu thùng được xuất khẩu.
Với trữ lượng 157,8 tỷ thùng dầu thô có thể phục hồi, Iran sở hữu trữ lượng lớn thứ tư trên thế giới về dầu thô.
Iran cũng có 34.000 tỷ m3 trữ lượng khí đốt đã được kiểm chứng, chiếm 18,2% tổng trữ lượng khí đốt toàn cầu./.
Theo Bộ trưởng Zanganeh, Tehran không có đủ nguồn lực trong nước để phát triển ngành dầu mỏ, do đó đầu tư nước ngoài là cần thiết.
Nhà lãnh đạo này cũng cho biết thêm các dự án đầu ra cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran cần số vốn đầu tư lên đến 130 tỷ USD, trong khi các dự án đầu vào cần 70 tỷ USD để có thể phát triển.
Ông cũng nói thêm rằng một số nước trong khu vực đã có biện pháp ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Iran.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Tehran đã mời 137 công ty đến từ 45 quốc gia tham dự một hội nghị kéo dài hai ngày, trong đó giới thiệu chung về tính pháp lý của mô hình IPC.
IPC là khung đưa ra cấu trúc cơ bản và một số chi tiết liên quan đến tất cả các hợp đồng dầu khí trong tương lai của Iran. Đây là mô hình mới đối với các hợp đồng dầu mỏ, cũng là nhằm mục tiêu của nước Cộng hòa Hồi giáo này thu hút đầu tư nước ngoài.
Vào thời điểm đó, Tehran thông báo rằng chi tiết về các hợp đồng sẽ được công bố trong một cuộc họp dự kiến tổ chức tại London vào tháng 2/2016.
Tuy nhiên, đến ngày 30/1, Tehran lại thông báo nước này đã quyết định hủy bỏ hội nghị London do "các vấn đề liên quan đến việc cấp thị thực vào Vương quốc Anh."
Trước khi diễn ra hội nghị tại London như dự kiến, một nhóm bảo thủ Iran đã phản đối IPC vì cho rằng mô hình mới của các hợp đồng dầu mỏ là đi ngược lại hiến pháp Iran.
Theo thông báo trước đó, nước này có kế hoạch tăng sản lượng dầu mỏ lên 5,7 triệu thùng/ngày và sản lượng khí đốt là 1,4 tỷ m3/ngày vào năm 2021. Sản lượng dầu hiện nay của Iran ước đạt khoảng 2,8 triệu thùng/ngày, trong đó khoảng 1 triệu thùng được xuất khẩu.
Với trữ lượng 157,8 tỷ thùng dầu thô có thể phục hồi, Iran sở hữu trữ lượng lớn thứ tư trên thế giới về dầu thô.
Iran cũng có 34.000 tỷ m3 trữ lượng khí đốt đã được kiểm chứng, chiếm 18,2% tổng trữ lượng khí đốt toàn cầu./.
Theo: Vietnam+
Relate Threads