Giá dầu bất ngờ tăng mạnh vào phiên cuối tuần 22/1 nhưng quá nhiều yếu tố khiến đà tăng của vàng đen khó được duy trì.
Trong phiên giao dịch chiều 22/1, giá dầu trên thị trường châu Á phục hồi về trên mốc 30 USD/thùng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đánh đi tín hiệu có thể tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế mới vào tháng Ba tới.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tâm lý lo ngại về tình trạng dư cung trên quy mô toàn cầu sẽ hạn chế đà tăng của giá dầu.
Chiều 22/1, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 3/2016 tăng 1,31 USD (4,44%) lên 30,84 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tăng 1,52 USD (5,2%) lên 30,77 USD/thùng.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này chỉ tăng 4 triệu thùng trong tuần trước, mức tăng thấp hơn so với con số ước tính 4,6 triệu thùng được Viện Dầu khí Mỹ thông báo trước đó.
Giá dầu thô đã giảm khoảng 75% trong vòng 18 tháng qua do nguồn cung dư thừa, nhu cầu yếu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm chạp. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trên thị trường năng lượng, giá dầu sẽ khó duy trì được đà tăng.
Hiện nguồn cung dầu vẫn thừa quá nhiều, ngoài ra các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn của thế giới cũng chưa phát đi bất kỳ tín hiệu nào về việc sẽ giảm sản lượng.
Hiện tại, yếu tố kinh tế Trung Quốc đang tác động tiêu cực đến giá dầu. Trong năm 2015 cũng như từ đầu năm 2016 đến nay, đã rất nhiều phiên giá dầu giảm bởi những thông tin kinh tế xấu từ Trung Quốc.
Đáng lưu ý, Iran đang chuẩn bị khởi động lại các hoạt động xuất khẩu dầu thô sang EU vào đầu tháng tới dù vẫn còn những rào cản.
Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran dự kiến sẽ vận chuyển ít nhất 1 triệu thùng dầu thô loại nhẹ đến một cảng tại khu vực Địa Trung Hải thuộc EU vào khoảng giữa tháng Hai.
Chuyến hàng này là chuyến đầu tiên xuất khẩu sang thị trường EU kể từ khi lệnh cấm vận dầu đối với Iran được dỡ bỏ, đánh dấu bước ngoặt trong việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.
Với việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vào cuối tuần qua, Iran đã cam kết sẽ xuất khẩu 500.000 thùng mỗi ngày trong vài tháng tới và sẽ tăng lên mức 1 triệu thùng/ngày trong vòng một năm.
Việc Iran quay trở lại thị trường sẽ đẩy giá dầu tiếp tục đi xuống vì thế giới hiện đã dư nguồn cung, với sản lượng vượt xa nhu cầu từ một triệu thùng hoặc hơn mỗi ngày. Dự trữ dầu cũng đang tiệm cận đến khả năng tối đa trên toàn thế giới.
Trong phiên giao dịch chiều 22/1, giá dầu trên thị trường châu Á phục hồi về trên mốc 30 USD/thùng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đánh đi tín hiệu có thể tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế mới vào tháng Ba tới.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tâm lý lo ngại về tình trạng dư cung trên quy mô toàn cầu sẽ hạn chế đà tăng của giá dầu.
Chiều 22/1, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 3/2016 tăng 1,31 USD (4,44%) lên 30,84 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tăng 1,52 USD (5,2%) lên 30,77 USD/thùng.
Giá dầu thô đã giảm khoảng 75% trong vòng 18 tháng qua do nguồn cung dư thừa, nhu cầu yếu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm chạp. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trên thị trường năng lượng, giá dầu sẽ khó duy trì được đà tăng.
Hiện nguồn cung dầu vẫn thừa quá nhiều, ngoài ra các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn của thế giới cũng chưa phát đi bất kỳ tín hiệu nào về việc sẽ giảm sản lượng.
Hiện tại, yếu tố kinh tế Trung Quốc đang tác động tiêu cực đến giá dầu. Trong năm 2015 cũng như từ đầu năm 2016 đến nay, đã rất nhiều phiên giá dầu giảm bởi những thông tin kinh tế xấu từ Trung Quốc.
Đáng lưu ý, Iran đang chuẩn bị khởi động lại các hoạt động xuất khẩu dầu thô sang EU vào đầu tháng tới dù vẫn còn những rào cản.
Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran dự kiến sẽ vận chuyển ít nhất 1 triệu thùng dầu thô loại nhẹ đến một cảng tại khu vực Địa Trung Hải thuộc EU vào khoảng giữa tháng Hai.
Chuyến hàng này là chuyến đầu tiên xuất khẩu sang thị trường EU kể từ khi lệnh cấm vận dầu đối với Iran được dỡ bỏ, đánh dấu bước ngoặt trong việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.
Với việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vào cuối tuần qua, Iran đã cam kết sẽ xuất khẩu 500.000 thùng mỗi ngày trong vài tháng tới và sẽ tăng lên mức 1 triệu thùng/ngày trong vòng một năm.
Việc Iran quay trở lại thị trường sẽ đẩy giá dầu tiếp tục đi xuống vì thế giới hiện đã dư nguồn cung, với sản lượng vượt xa nhu cầu từ một triệu thùng hoặc hơn mỗi ngày. Dự trữ dầu cũng đang tiệm cận đến khả năng tối đa trên toàn thế giới.
Theo: An Nhiên/Báo Đất Việt
Relate Threads