Iran chưa thể "hành động ngay lập tức" cùng với các nhà sản xuất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) “đóng băng” sản lượng nhằm thúc đẩy giá dầu trên thị trường thế giới.
Giới phân tích nhận định: sự thành công của Iran trong nỗ lực tăng sản lượng dầu thô lên gần mức của cuối năm 2011, chỉ vài tháng sau khi Tehran thoát khỏi các lệnh trừng phạt quốc tế, sẽ khiến quốc gia Trung Đông này chưa thể "hành động ngay lập tức" cùng với các nhà sản xuất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) “đóng băng” sản lượng nhằm thúc đẩy giá dầu trên thị trường thế giới.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2015 trong phiên ngày 16/5, trong bối cảnh tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Nigeria, Libya và Venezuela đã cân bằng mức tăng xuất khẩu của Iran trong tháng 4/2016.
Thống kê do hãng tin Bloomberg tổng hợp cho thấy Iran đã tăng sản lượng thêm 700.000 thùng/ngày trong năm 2016. Nhà phân tích Richard Mallinson, thuộc hãng nghiên cứu năng lượng Energy Aspects Ltd có trụ sở tại London (Anh), cho rằng điều này sẽ làm giảm "sự cấp thiết" đối với các nước thành viên OPEC trong nỗ lực cắt giảm hoặc “đóng băng” sản lượng khi họ tiến hành cuộc họp vào ngày 2/6 tới.
Hiện Iran đang nỗ lực tái thiết ngành năng lượng và khôi phục sản lượng dầu thô sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào quốc gia Trung Đông này được bãi bỏ hồi giữa tháng 1/2016.
Với kế hoạch thúc đẩy sản lượng và xuất khẩu dầu thô lên các mức trước thời điểm bị cấm vận, Iran đã từ chối tham gia “đóng băng” sản lượng cùng với các nhà sản xuất khác trong OPEC tại cuộc họp hồi tháng 4/2016 tại Doha.
Các cuộc đàm phán tại Doha, nơi Iran không tham dự, đã kết thúc mà các thành viên không đạt được tiếng nói chung sau khi Saudi Arabia không đồng ý "đóng băng" sản lượng nếu không có sự tham gia tất cả các nước thành viên OPEC.
Một chuyên gia của hãng tư vấn FGE cho rằng các nhà sản xuất sẽ không cần “đóng băng” sản lượng vì trạng thái cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường đang diễn ra. Tại cuộc họp sắp tới của OPEC, Iran có thể nói rằng họ sẵn sàng hạn chế sản xuất.
Tuy nhiên, với sản lượng của OPEC đã đạt gần mức kỷ lục, điều này sẽ không có ý nghĩa gì đối với thị trường. Trong báo cáo hàng tháng công bố tuần trước, IEA cho biết: với sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 4/2016 tăng lên mức trước thời điểm nước này bị cấm vận cách đây hơn bốn năm, tổng sản lượng của OPEC đã đạt mức cao nhất trong gần tám năm qua.
Iran đã bơm 3,56 triệu thùng/ngày trong tháng trước, tương đương mức của tháng 11/2011.
IEA khuyến nghị: thay vì chờ đợi Iran, các thị trường nên tập trung vào vấn đề liệu Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, có thúc đẩy tăng sản lượng nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất khác hay không (chủ yếu là Iran), để gia tăng thị phần.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tháng 4/2016, Phó Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman khẳng định nước này có thể ngay lập tăng sản lượng thêm một triệu thùng/ngày nếu điều này là cần thiết.
Trong khi đó, tân Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Al-Falih cũng tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách dầu mỏ của người tiền nhiệm Ali al-Naimi, tức là tiếp tục bảo vệ thị phần trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Ông Adam Sieminski, người đứng đầu Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IAEA), nhận xét: "Saudi Arabia đã tuyên bố họ không muốn từ bỏ thị phần vào tay các nhà sản xuất chủ chốt khác trong OPEC. Điều này cho thấy sản lượng của OPEC có thể sẽ nhích lên trong ngắn hạn".
Tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Nigeria, Venezuela và Libya, cũng như sự sụt giảm sản lượng ở Mỹ và Brazil đang tạo thuận lợi để Iran thực hiện kế hoạch gia tăng sản lượng và xuất khẩu dầu thô.
Theo chuyên gia Mallinson, đây là những nhân tố "thuận lợi" để cân bằng sự phục hồi sản lượng của Iran. Iran hiện đang tìm cách thu hút hơn 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài để thực hiện kế hoạch năng lượng trong dài hạn, theo đó nước này sẽ phát triển hơn 70 mỏ dầu thô và khí đốt tự nhiên. Chính phủ Iran sẽ chính thức mời thầu quốc tế dự án năng lượng đầu tiên vào cuối tháng Sáu tới.
Giới phân tích nhận định: sự thành công của Iran trong nỗ lực tăng sản lượng dầu thô lên gần mức của cuối năm 2011, chỉ vài tháng sau khi Tehran thoát khỏi các lệnh trừng phạt quốc tế, sẽ khiến quốc gia Trung Đông này chưa thể "hành động ngay lập tức" cùng với các nhà sản xuất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) “đóng băng” sản lượng nhằm thúc đẩy giá dầu trên thị trường thế giới.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2015 trong phiên ngày 16/5, trong bối cảnh tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Nigeria, Libya và Venezuela đã cân bằng mức tăng xuất khẩu của Iran trong tháng 4/2016.
Hiện Iran đang nỗ lực tái thiết ngành năng lượng và khôi phục sản lượng dầu thô sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào quốc gia Trung Đông này được bãi bỏ hồi giữa tháng 1/2016.
Với kế hoạch thúc đẩy sản lượng và xuất khẩu dầu thô lên các mức trước thời điểm bị cấm vận, Iran đã từ chối tham gia “đóng băng” sản lượng cùng với các nhà sản xuất khác trong OPEC tại cuộc họp hồi tháng 4/2016 tại Doha.
Các cuộc đàm phán tại Doha, nơi Iran không tham dự, đã kết thúc mà các thành viên không đạt được tiếng nói chung sau khi Saudi Arabia không đồng ý "đóng băng" sản lượng nếu không có sự tham gia tất cả các nước thành viên OPEC.
Một chuyên gia của hãng tư vấn FGE cho rằng các nhà sản xuất sẽ không cần “đóng băng” sản lượng vì trạng thái cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường đang diễn ra. Tại cuộc họp sắp tới của OPEC, Iran có thể nói rằng họ sẵn sàng hạn chế sản xuất.
Tuy nhiên, với sản lượng của OPEC đã đạt gần mức kỷ lục, điều này sẽ không có ý nghĩa gì đối với thị trường. Trong báo cáo hàng tháng công bố tuần trước, IEA cho biết: với sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 4/2016 tăng lên mức trước thời điểm nước này bị cấm vận cách đây hơn bốn năm, tổng sản lượng của OPEC đã đạt mức cao nhất trong gần tám năm qua.
Iran đã bơm 3,56 triệu thùng/ngày trong tháng trước, tương đương mức của tháng 11/2011.
IEA khuyến nghị: thay vì chờ đợi Iran, các thị trường nên tập trung vào vấn đề liệu Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, có thúc đẩy tăng sản lượng nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất khác hay không (chủ yếu là Iran), để gia tăng thị phần.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tháng 4/2016, Phó Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman khẳng định nước này có thể ngay lập tăng sản lượng thêm một triệu thùng/ngày nếu điều này là cần thiết.
Trong khi đó, tân Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Al-Falih cũng tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách dầu mỏ của người tiền nhiệm Ali al-Naimi, tức là tiếp tục bảo vệ thị phần trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Ông Adam Sieminski, người đứng đầu Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IAEA), nhận xét: "Saudi Arabia đã tuyên bố họ không muốn từ bỏ thị phần vào tay các nhà sản xuất chủ chốt khác trong OPEC. Điều này cho thấy sản lượng của OPEC có thể sẽ nhích lên trong ngắn hạn".
Tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Nigeria, Venezuela và Libya, cũng như sự sụt giảm sản lượng ở Mỹ và Brazil đang tạo thuận lợi để Iran thực hiện kế hoạch gia tăng sản lượng và xuất khẩu dầu thô.
Theo chuyên gia Mallinson, đây là những nhân tố "thuận lợi" để cân bằng sự phục hồi sản lượng của Iran. Iran hiện đang tìm cách thu hút hơn 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài để thực hiện kế hoạch năng lượng trong dài hạn, theo đó nước này sẽ phát triển hơn 70 mỏ dầu thô và khí đốt tự nhiên. Chính phủ Iran sẽ chính thức mời thầu quốc tế dự án năng lượng đầu tiên vào cuối tháng Sáu tới.
Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)
Relate Threads