Động thái đóng băng sản lượng của các nước sản xuất dầu, nếu có, cũng tác động không đáng kể lên nguồn cung toàn cầu
Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh hôm 18-4 trước viễn cảnh nguồn cung tiếp tục thừa mứa trong những tháng tới. Lý do là đại diện 18 nước sản xuất dầu, trong đó có một số thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga, không tìm được tiếng nói chung về vấn đề duy trì sản lượng khai thác ở mức tháng 1 cho đến tháng 10-2016 tại cuộc họp ở Doha - Qatar 1 ngày trước đó.
Kỳ vọng về một thỏa thuận như thế là yếu tố chính đẩy giá dầu lên mức trên 40 USD/thùng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, kết quả thất vọng lại đẩy dầu thô ở Mỹ có lúc xuống còn 38,39 USD/thùng hôm 18-4. Chịu chung số phận, giá dầu thô Brent ở Anh giảm 4,52%, xuống mức 41,15 USD/thùng. “Đây là kịch bản cực kỳ xấu. Giá dầu có thể chạm mức 30 USD/thùng trong vài ngày nữa” - ông Abhishek Deshpande, nhà phân tích tại Ngân hàng Đầu tư Natixis (Pháp), dự báo.
Thêm vào đó, theo hãng tin AP, ông Robert Yawger, chuyên gia Công ty Mizuho Securities USA (Mỹ), lưu ý một loạt yếu tố khác đang ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu, như lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đang ở mức cao chưa từng có, Iran đẩy mạnh khai thác và Libya cũng dự định tăng sản lượng. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng quốc tế cho rằng ngay cả khi các nước trên đồng ý đóng băng sản lượng thì bước đi này tác động không đáng kể lên nguồn cung toàn cầu và thị trường thế giới ít khả năng tái cân bằng trước năm 2017.
Đáp lại, Tehran nhấn mạnh sẽ chỉ chấp nhận biện pháp đóng băng sản lượng một khi lấy lại được thị phần đã mất. “Những gì Iran đang làm là giành lại và bảo đảm thị phần của mình. Điều Ả Rập Saudi yêu cầu Iran làm không phải là đề nghị công bằng và hợp lý... Lời đề nghị này xuất phát từ những nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng thừa mứa dầu trên thị trường bởi họ đã sản xuất vượt quá hạn ngạch. Tôi nghĩ điều này cũng không công bằng” - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) Valiollah Seif nói với kênh CNBC.
Iran đã tích cực quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới kể từ khi được dỡ bỏ trừng phạt hôm 16-1. OPEC gần đây cho biết sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 3 là 3,3 triệu thùng dầu/ngày, so với mức 2,9 triệu của 2 tháng trước đó. Không hài lòng với kết quả này, Iran đang nhắm đến mục tiêu 4 triệu thùng/ngày trong năm mới theo lịch của nước này (bắt đầu từ ngày 20-3).
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh vào tuần rồi thẳng thắn nói OPEC và các nước ngoài OPEC cần phải chấp nhận thực tế Iran đã trở lại. “Nếu Iran không tăng sản lượng thì chúng tôi đâu được hưởng lợi gì từ sự kiện lệnh trừng phạt được dỡ bỏ” - ông này tuyên bố.
Hãng tin AP nhận định tranh cãi giữa Iran và Ả Rập Saudi một lần nữa nêu bật tình trạng chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ OPEC bất chấp tổ chức này đối mặt thách thức lớn nhất kể từ thập niên 1980: Nguồn cung thừa thãi khiến giá dầu xuống mức thấp, đe dọa nền kinh tế của các nước phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ “vàng đen”.
Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh hôm 18-4 trước viễn cảnh nguồn cung tiếp tục thừa mứa trong những tháng tới. Lý do là đại diện 18 nước sản xuất dầu, trong đó có một số thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga, không tìm được tiếng nói chung về vấn đề duy trì sản lượng khai thác ở mức tháng 1 cho đến tháng 10-2016 tại cuộc họp ở Doha - Qatar 1 ngày trước đó.
Kỳ vọng về một thỏa thuận như thế là yếu tố chính đẩy giá dầu lên mức trên 40 USD/thùng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, kết quả thất vọng lại đẩy dầu thô ở Mỹ có lúc xuống còn 38,39 USD/thùng hôm 18-4. Chịu chung số phận, giá dầu thô Brent ở Anh giảm 4,52%, xuống mức 41,15 USD/thùng. “Đây là kịch bản cực kỳ xấu. Giá dầu có thể chạm mức 30 USD/thùng trong vài ngày nữa” - ông Abhishek Deshpande, nhà phân tích tại Ngân hàng Đầu tư Natixis (Pháp), dự báo.
Thêm vào đó, theo hãng tin AP, ông Robert Yawger, chuyên gia Công ty Mizuho Securities USA (Mỹ), lưu ý một loạt yếu tố khác đang ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu, như lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đang ở mức cao chưa từng có, Iran đẩy mạnh khai thác và Libya cũng dự định tăng sản lượng. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng quốc tế cho rằng ngay cả khi các nước trên đồng ý đóng băng sản lượng thì bước đi này tác động không đáng kể lên nguồn cung toàn cầu và thị trường thế giới ít khả năng tái cân bằng trước năm 2017.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cáo buộc Ả Rập Saudi và các đồng minh phải chịu trách nhiệm về thất bại của cuộc họp. Chuyên gia Ed Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Tập đoàn Citigroup (Mỹ), cho rằng cuộc đàm phán vừa qua cho thấy chính phủ Ả Rập Saudi không muốn để mất thị phần, như Phó Thái tử Mohammed bin Salman tuyên bố rõ trước đó. Thực tế là Ả Rập Saudi đang có lập trường cứng rắn đối với Iran, nước không tham gia cuộc họp nói trên. Phó Thái tử bin Salman quả quyết nước ông sẽ chỉ giảm sản lượng nếu Iran cũng chịu làm thế.
Đáp lại, Tehran nhấn mạnh sẽ chỉ chấp nhận biện pháp đóng băng sản lượng một khi lấy lại được thị phần đã mất. “Những gì Iran đang làm là giành lại và bảo đảm thị phần của mình. Điều Ả Rập Saudi yêu cầu Iran làm không phải là đề nghị công bằng và hợp lý... Lời đề nghị này xuất phát từ những nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng thừa mứa dầu trên thị trường bởi họ đã sản xuất vượt quá hạn ngạch. Tôi nghĩ điều này cũng không công bằng” - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) Valiollah Seif nói với kênh CNBC.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh vào tuần rồi thẳng thắn nói OPEC và các nước ngoài OPEC cần phải chấp nhận thực tế Iran đã trở lại. “Nếu Iran không tăng sản lượng thì chúng tôi đâu được hưởng lợi gì từ sự kiện lệnh trừng phạt được dỡ bỏ” - ông này tuyên bố.
Hãng tin AP nhận định tranh cãi giữa Iran và Ả Rập Saudi một lần nữa nêu bật tình trạng chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ OPEC bất chấp tổ chức này đối mặt thách thức lớn nhất kể từ thập niên 1980: Nguồn cung thừa thãi khiến giá dầu xuống mức thấp, đe dọa nền kinh tế của các nước phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ “vàng đen”.
LỤC SAN - Người Lao Động
Relate Threads