Iran dự kiến xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) sang thị trường châu Âu trong vòng 2 năm tới. Song theo giới chuyên gia, đây dường như là "nhiệm vụ bất khả thi" với Tehran.
Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất khẩu khí đốt quốc gia của Iran, ông Alireza Kameli, quốc gia này đang đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất LNG để kịp tiến độ cung cấp cho thị trường châu Âu trong vòng 2 năm tới.
Mặc dù được đánh giá là quốc gia sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới với khoảng 33 ngàn tỷ m3, song Iran lại dường như không thể cạnh tranh thị trường xuất khẩu với các nước như Nga và Qatar.
Đây là lý do Cộng hòa Hồi giáo hiện đang đắn đo lựa chọn phương án tham gia “câu lạc bộ LNG quốc tế”. Khởi đầu cho tiến trình cạnh tranh thị trường xuất khẩu khí đốt, Iran sẽ thực hiện dự án đầy tham vọng mang tên Iran LNG, vốn bị trì hoãn từ năm 2012 do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong đó, dự án này còn liên quan tới chương trình xây dựng đường ống dẫn dưới vịnh Péc-xích tới Oman. RT dẫn lời ông Kameli cho hay phía Oman đã đồng ý triển khai xây dựng đường ống này trong vòng 2 năm. Ngoài ra, Tehran hiện đang đàm phán với một số công ty châu Âu để tiến hành xây dựng các nhà máy nổi sản xuất LNG.
Hiện tại, Iran hy vọng các quốc gia láng giềng tại vịnh Péc-xích như Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất sẽ trở thành khách hàng mua khí đốt của nước này. Trong khi đó, Iran hiện bán gần 9 tỷ m3 khí đốt/năm cho Azerbaijan, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, mục tiêu trong 2 năm tới cung cấp LNG cho thị trường châu Âu đối với Iran là “nhiệm vụ bất khả thi”. Bởi thị trường năng lượng thế giới đang ở trong tình trạng cung vượt cầu và giá bán liên tiếp sụt giảm. Do đó, Iran sẽ gặp không ít trở ngại trong tiến trình triển khai các dự án LNG mới có chi phí lên tới hàng tỷ USD và mất nhiều năm để xây dựng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất khẩu khí đốt quốc gia của Iran, ông Alireza Kameli, quốc gia này đang đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất LNG để kịp tiến độ cung cấp cho thị trường châu Âu trong vòng 2 năm tới.
Mặc dù được đánh giá là quốc gia sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới với khoảng 33 ngàn tỷ m3, song Iran lại dường như không thể cạnh tranh thị trường xuất khẩu với các nước như Nga và Qatar.
Trong đó, dự án này còn liên quan tới chương trình xây dựng đường ống dẫn dưới vịnh Péc-xích tới Oman. RT dẫn lời ông Kameli cho hay phía Oman đã đồng ý triển khai xây dựng đường ống này trong vòng 2 năm. Ngoài ra, Tehran hiện đang đàm phán với một số công ty châu Âu để tiến hành xây dựng các nhà máy nổi sản xuất LNG.
Hiện tại, Iran hy vọng các quốc gia láng giềng tại vịnh Péc-xích như Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất sẽ trở thành khách hàng mua khí đốt của nước này. Trong khi đó, Iran hiện bán gần 9 tỷ m3 khí đốt/năm cho Azerbaijan, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, mục tiêu trong 2 năm tới cung cấp LNG cho thị trường châu Âu đối với Iran là “nhiệm vụ bất khả thi”. Bởi thị trường năng lượng thế giới đang ở trong tình trạng cung vượt cầu và giá bán liên tiếp sụt giảm. Do đó, Iran sẽ gặp không ít trở ngại trong tiến trình triển khai các dự án LNG mới có chi phí lên tới hàng tỷ USD và mất nhiều năm để xây dựng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Theo: Infonet.vn
Relate Threads