Động thái trên là nhằm bù đắp mất mát xuất khẩu từ thành phố giàu dầu mỏ Kirkuk mà các lực lượng Iraq đã giành lại quyền kiểm soát từ các tay súng Peshmerga của người Kurd.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaybi cho biết Iraq đã tăng sản lượng khai thác dầu tại miền Nam nước này thêm 200.000 thùng/ngày nhằm bù đắp lượng xuất khẩu thiếu hụt tại thành phố Kirkuk, liên quan đến mâu thuẫn giữa chính phủ nước này và chính quyền khu tự trị của người Kurd.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaybi cho biết Công ty Dầu Basra (BOC) đã bắt đầu bơm thêm 200.000 thùng dầu/ngày để bổ sung vào lượng 2,2 triệu thùng dầu xuất khẩu hằng ngày.
Bộ trưởng al-Luaybi cho biết động thái trên là nhằm bù đắp mất mát xuất khẩu từ thành phố giàu dầu mỏ Kirkuk mà các lực lượng Iraq đã giành lại quyền kiểm soát từ các tay súng Peshmerga của người Kurd.
Ông cho biết việc làm này không đi ngược lại các cam kết của Iraq với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu, và sẽ được duy trì “cho tới khi tình hình xuất khẩu từ miền Nam bình thường trở lại”.
Trước khi xung đột xảy ra, khu vực người Kurd xuất khẩu trung bình 550.000 thùng dầu/ngày thông qua một đường ống đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, một nửa trong số này được bơm từ các mỏ dầu tại thành phố Kirkuk.
Mâu thuẫn giữa Chính phủ Iraq và chính quyền khu tự trị của người Kurd kéo dài nhiều năm qua. Căng thẳng leo thang sau khi chính quyền khu tự trị người Kurd ngày 25/9 tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu vực này bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương và các nước trong khu vực.
Chính quyền trung ương Iraq tuyên bố cuộc trưng cầu ý dân là vi hiến, đồng thời áp đặt một số biện pháp trừng phạt, bao gồm cấm mọi chuyến bay quốc tế đến các sân bay của người Kurd kể từ ngày 30/9 và hối thúc các quốc gia có biên giới với vùng lãnh thổ này như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới và ngừng giao thương với vùng tự trị này.
Quân đội Iraq đã mở chiến dịch giành lại kiểm soát các khu vực tranh chấp giữa chính quyền trung ương với vùng tự trị người Kurd và đã kiểm soát hầu hết các khu vực này. Việc mất quyền kiểm soát đối với các khu vực này đã giáng đòn nghiêm trọng vào nguồn tài chính của vùng tự trị này, vốn chủ yếu dựa vào thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ ở Kirkuk.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaybi cho biết Iraq đã tăng sản lượng khai thác dầu tại miền Nam nước này thêm 200.000 thùng/ngày nhằm bù đắp lượng xuất khẩu thiếu hụt tại thành phố Kirkuk, liên quan đến mâu thuẫn giữa chính phủ nước này và chính quyền khu tự trị của người Kurd.
Bộ trưởng al-Luaybi cho biết động thái trên là nhằm bù đắp mất mát xuất khẩu từ thành phố giàu dầu mỏ Kirkuk mà các lực lượng Iraq đã giành lại quyền kiểm soát từ các tay súng Peshmerga của người Kurd.
Ông cho biết việc làm này không đi ngược lại các cam kết của Iraq với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu, và sẽ được duy trì “cho tới khi tình hình xuất khẩu từ miền Nam bình thường trở lại”.
Trước khi xung đột xảy ra, khu vực người Kurd xuất khẩu trung bình 550.000 thùng dầu/ngày thông qua một đường ống đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, một nửa trong số này được bơm từ các mỏ dầu tại thành phố Kirkuk.
Mâu thuẫn giữa Chính phủ Iraq và chính quyền khu tự trị của người Kurd kéo dài nhiều năm qua. Căng thẳng leo thang sau khi chính quyền khu tự trị người Kurd ngày 25/9 tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu vực này bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương và các nước trong khu vực.
Chính quyền trung ương Iraq tuyên bố cuộc trưng cầu ý dân là vi hiến, đồng thời áp đặt một số biện pháp trừng phạt, bao gồm cấm mọi chuyến bay quốc tế đến các sân bay của người Kurd kể từ ngày 30/9 và hối thúc các quốc gia có biên giới với vùng lãnh thổ này như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới và ngừng giao thương với vùng tự trị này.
Quân đội Iraq đã mở chiến dịch giành lại kiểm soát các khu vực tranh chấp giữa chính quyền trung ương với vùng tự trị người Kurd và đã kiểm soát hầu hết các khu vực này. Việc mất quyền kiểm soát đối với các khu vực này đã giáng đòn nghiêm trọng vào nguồn tài chính của vùng tự trị này, vốn chủ yếu dựa vào thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ ở Kirkuk.
Kd (Tổng hợp)
TTXVN
TTXVN
Relate Threads