Vừa tạm bỏ qua được những bất đồng với Iran để thống nhất trong việc tiến hành cắt giảm sản lượng, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lại gặp trở ngại mới tới từ nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai trong nhóm Iraq.
Tại hội nghị diễn ra tại Baghdad hôm 23/10, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabber Al-Luaibi cho biết, Iraq nên được loại trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm cứu giá dầu của OPEC, bởi quốc gia này đang ở trong cuộc chiến với các chiến binh Hồi giáo.
Quốc gia này đang sản xuất hơn 4,7 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 9 và sản lượng tại Iraq có thể tăng lên khi chính phủ nước này thúc giục các công ty nước ngoài nâng cao năng lực sản xuất tại các giếng dầu.
Theo phát biểu của ông Jabber Al-Luaibi, Iraq và OPEC đang tranh luận về việc đặt mức giới hạn sản lượng cho quốc gia này là ít hơn 4,2 triệu thùng dầu/ngày nếu thỏa thuận cắt giảm sản lượng được tiến hành.
“OPEC là một tổ chức thống nhất, với chính sách đồng nhất. Tuy nhiên điều này không thể được thực hiện với cái giá do chúng tôi chịu”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết.
Thực tế, Iraq là quốc gia thành viên OPEC thứ tư, sau Iran, Nigeria và Libya, mong muốn được loại trừ khỏi thỏa thuận giới hạn và cắt giảm sản lượng sản xuất dầu mỏ. OPEC dự định sẽ quyết định mức trần sản lượng riêng cho mỗi thành viên vào cuộc gặp gỡ tại Vienna ngày 31/10.
Hiện tại, OPEC đang cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất khác tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm qua của tổ chức này. Đây là chính sách đã được các thành viên OPEC nhất trí sơ bộ vào tháng trước tại Algiers.
Tuy nhiên, một lần nữa, Nga, một trong những đối thủ nặng ký của OPEC, đã từ chối tham gia thỏa thuận vào ngày Chủ nhật (23/10). Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, sau khi bàn bạc với các đồng sự thuộc vịnh Ả Rập, nước Nga vẫn chưa thể trả lời việc có tham gia ngừng hoặc cắt giảm sản lượng dầu thô như một phần của thỏa thuận hay không và cần phải nghiên cứu “nhiều kịch bản” trước khi quyết định.
Cũng giống như Iraq, Nga đang tìm cách nâng cao sản lượng đầu ra sản xuất dầu mỏ, thay vì kiềm chế như OPEC. Kể từ đầu năm tới nay, Nga sản xuất trung bình 10,9 triệu thùng dầu/ngày, theo số liệu từ Bộ Năng lượng Nga.
Theo thông tin mới nhất từ cơ quan này, chiến lược phát triển ngành năng lượng Nga đánh giá có nhiều khả năng để nâng sản lượng lên mức 11,1 triệu thùng/ngày từ nay tới năm 2020.
Tại hội nghị diễn ra tại Baghdad hôm 23/10, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabber Al-Luaibi cho biết, Iraq nên được loại trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm cứu giá dầu của OPEC, bởi quốc gia này đang ở trong cuộc chiến với các chiến binh Hồi giáo.
Theo phát biểu của ông Jabber Al-Luaibi, Iraq và OPEC đang tranh luận về việc đặt mức giới hạn sản lượng cho quốc gia này là ít hơn 4,2 triệu thùng dầu/ngày nếu thỏa thuận cắt giảm sản lượng được tiến hành.
“OPEC là một tổ chức thống nhất, với chính sách đồng nhất. Tuy nhiên điều này không thể được thực hiện với cái giá do chúng tôi chịu”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết.
Thực tế, Iraq là quốc gia thành viên OPEC thứ tư, sau Iran, Nigeria và Libya, mong muốn được loại trừ khỏi thỏa thuận giới hạn và cắt giảm sản lượng sản xuất dầu mỏ. OPEC dự định sẽ quyết định mức trần sản lượng riêng cho mỗi thành viên vào cuộc gặp gỡ tại Vienna ngày 31/10.
Hiện tại, OPEC đang cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất khác tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm qua của tổ chức này. Đây là chính sách đã được các thành viên OPEC nhất trí sơ bộ vào tháng trước tại Algiers.
Tuy nhiên, một lần nữa, Nga, một trong những đối thủ nặng ký của OPEC, đã từ chối tham gia thỏa thuận vào ngày Chủ nhật (23/10). Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, sau khi bàn bạc với các đồng sự thuộc vịnh Ả Rập, nước Nga vẫn chưa thể trả lời việc có tham gia ngừng hoặc cắt giảm sản lượng dầu thô như một phần của thỏa thuận hay không và cần phải nghiên cứu “nhiều kịch bản” trước khi quyết định.
Cũng giống như Iraq, Nga đang tìm cách nâng cao sản lượng đầu ra sản xuất dầu mỏ, thay vì kiềm chế như OPEC. Kể từ đầu năm tới nay, Nga sản xuất trung bình 10,9 triệu thùng dầu/ngày, theo số liệu từ Bộ Năng lượng Nga.
Theo thông tin mới nhất từ cơ quan này, chiến lược phát triển ngành năng lượng Nga đánh giá có nhiều khả năng để nâng sản lượng lên mức 11,1 triệu thùng/ngày từ nay tới năm 2020.
Lam Phong - Tinnhanhchungkhoan.vn (Theo Bloomberg)
Relate Threads