PVN đã có nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể và rất quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ.
Đầu tháng 6 mới đây, trong cuộc họp với các tập đoàn kinh tế lớn để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các ngành công nghiệp trước tình hình GDP quý I và quý 2 đạt thấp kỷ lục (5,1%) do ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, Phó TT Chính phủ Trình Đình Dũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải có giải pháp để khai thác tăng thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỉ m3 khí so với kế hoạch đặt ra cho năm 2017. Tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) cũng phải có kế hoạch khai thác than nội địa, đủ nguồn cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện.
Theo TS Ngô Thường San – Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam thì tại thời điểm này, nếu Chính phủ giao cho PVN khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và 1tỉ m3 khí so với kế hoạch đặt ra năm 2017 để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đưa mức tăng trưởng GDP lên 6,7% là không dễ cho PVN.
Thứ nhất, kế hoạch bổ sung 1 triệu tấn dầu và 1 tỉ m3 khí ở thời điểm này là khá muộn bởi PVN chỉ còn 6 tháng để thực hiện. Nếu như kế hoạch có từ đầu năm thì PVN sẽ có những kịch bản phù hợp trong công tác khai thác dầu, khí. Chỉ còn 6 tháng, thời gian quá gấp, trong khi từ tháng 6 trở đi miền Nam đã vào mùa biển động có gió mùa Đông Bắc nên việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên các công trình biển rất khó và việc sớm đưa các mỏ mới vào khai thác cũng không dễ.
Thứ hai, những mỏ lớn như mỏ Bạch Hổ, cụm mỏ Sư Tử, cụm mỏ Tê Giác đã qua giai đoạn đỉnh sản lượng và đang trong tình trang suy giảm,do đó để tăng sản lượng thì phải cân nhắc rất kỹ các giải pháp về kinh tế, giải pháp kỹ thuật... Còn các mỏ nhỏ cận biên thì sản lượng không đáng kể.Mặc khác, trong giai đoạn giá dầu thấp, các công ty liên doanh không tha thiết gia tăng sản lượng, bởi càng gia tăng sản lượng thì càng lỗ.
Ngoài các nguyên nhân khách quan trên, nguyên nhân chủ quan được ông Ngô Thường San phân tích thêm, ngành Dầu khí đang trong giai đoạn tái cấu trúc cùng với nhiều khó khăn về tài chính do tác động của giá dầu giảm sâu kéo dài. Nên việc đảm bảo dòng tiền đầu tư nhanh để sớm đưa mỏ mới vào khai thác cũng gặp khó khăn.
Cùng quan điểm trên, TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: Ngoài vấn đề giá dầu thì còn một yếu tố khác đó là chi phí khai thác. Nếu khai thác lỗ thì cần xem xét kế hoạch khai thác chứ không thể nỗ lực khai thác để tăng trưởng được. Câu chuyện khai thác than cũng thế, ngoài chuyện giá than thì việc khai thác than đang ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi đầu tư cao hơn với chi phí lớn hơn, không hiệu quả...
Theo số liệu của PVN, trên thế giới, từ năm 2015 đến nay đã có nhiều công ty dầu khí lâm vào khủng hoảng, có nguy cơ phá sản. Hầu hết các công ty dầu khí trên thế giới đều phải cắt giảm đầu tư 15-30% so với những năm trước. Còn đối với Việt Nam, việc thu hút đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, công tác tìm kiếm thăm dò vùng nước sâu xa bờ còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi chi phí cao hơn so với trước, nguồn vốn và kinh nghiệm tìm kiếm thăm dò tại vùng nước sâu còn hạn chế, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông đã ảnh hưởng tới tiến độ các dự án.
Mặc dù vậy, với vai trò Tập đoàn kinh tế đầu tàu cả nước, với nhiệm vụ chính trị được giao, PVN đã có nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể và rất quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ. PVN đã cử chuyên gia giỏi đến từng đơn vị khai thác dầu, khí kiểm tra và đánh giá các giếng dầu đang khai thác để có kế hoạch khai thác cho phù hợp. Trên một bình diện khác, PVN đã đưa ra hàng loạt phương án để đạt được mục tiêu đề ra như tiết giảm chi phí khai thác, giảm giá thành dịch vụ, tăng cường các giải pháp kỹ thuật... Phấn đấu đưa các công trình khai thác mới đi đúng và sớm hơn tiến độ, cùng với việc tiếp tục khoan phát triển, đan dày tại các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng, Hải Thạch - Mộc Tinh, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Tê Giác Trắng...Vietsovpetro cùng các đơn vị thành viên của PVEP đã tăng cường khai thác trong đó đã tối ưu tăng chế độ cho dòng của giếng cho cả tầng Móng và các tầng trầm tích của mỏ…
Với công trình RC-9 mỏ Rồng đã được đưa vào khai thác sớm hơn kế hoạch. Dự kiến các công trình khai thác mỏ Thiên Ưng, Dự án Sư Tử Trắng pha 1 sẽ được đưa vào khai thác theo kế hoạch. Đây là kỳ vọng lớn để góp phần hoàn thành khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỉ m3 khi trong năm 2017.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia trong ngành năng lượng cho rằng: Nhà nước và các bộ, ngành phải tạo cơ chế đặc thù về nguồn vốn cho PVN. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn lực và các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến… Phải xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì PVN.
Theo ước tính, với giá dầu 50USD/thùng thì 1 triệu tấn dầu ở thời điểm hiện tại trị giá 350 triệu USD, đóng góp đến 0,3% GDP đất nước, cộng thêm 1 tỉ m3 khí đóng góp khoảng 0,2% GDP. Như vậy, nếu đạt được yêu cầu khai thác thêm dầu và khí của Chính phủ thì trong vòng 5 tháng cuối năm 2017 PVN sẽ góp 0,5% GDP. Dầu khí tăng trưởng cũng kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề khác. Điều đó chứng tỏ ngành Dầu khí vẫn là trụ cột của nền kinh tế đất nước và Tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô.
Đầu tháng 6 mới đây, trong cuộc họp với các tập đoàn kinh tế lớn để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các ngành công nghiệp trước tình hình GDP quý I và quý 2 đạt thấp kỷ lục (5,1%) do ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, Phó TT Chính phủ Trình Đình Dũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải có giải pháp để khai thác tăng thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỉ m3 khí so với kế hoạch đặt ra cho năm 2017. Tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) cũng phải có kế hoạch khai thác than nội địa, đủ nguồn cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện.
Thứ nhất, kế hoạch bổ sung 1 triệu tấn dầu và 1 tỉ m3 khí ở thời điểm này là khá muộn bởi PVN chỉ còn 6 tháng để thực hiện. Nếu như kế hoạch có từ đầu năm thì PVN sẽ có những kịch bản phù hợp trong công tác khai thác dầu, khí. Chỉ còn 6 tháng, thời gian quá gấp, trong khi từ tháng 6 trở đi miền Nam đã vào mùa biển động có gió mùa Đông Bắc nên việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên các công trình biển rất khó và việc sớm đưa các mỏ mới vào khai thác cũng không dễ.
Thứ hai, những mỏ lớn như mỏ Bạch Hổ, cụm mỏ Sư Tử, cụm mỏ Tê Giác đã qua giai đoạn đỉnh sản lượng và đang trong tình trang suy giảm,do đó để tăng sản lượng thì phải cân nhắc rất kỹ các giải pháp về kinh tế, giải pháp kỹ thuật... Còn các mỏ nhỏ cận biên thì sản lượng không đáng kể.Mặc khác, trong giai đoạn giá dầu thấp, các công ty liên doanh không tha thiết gia tăng sản lượng, bởi càng gia tăng sản lượng thì càng lỗ.
Ngoài các nguyên nhân khách quan trên, nguyên nhân chủ quan được ông Ngô Thường San phân tích thêm, ngành Dầu khí đang trong giai đoạn tái cấu trúc cùng với nhiều khó khăn về tài chính do tác động của giá dầu giảm sâu kéo dài. Nên việc đảm bảo dòng tiền đầu tư nhanh để sớm đưa mỏ mới vào khai thác cũng gặp khó khăn.
Cùng quan điểm trên, TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: Ngoài vấn đề giá dầu thì còn một yếu tố khác đó là chi phí khai thác. Nếu khai thác lỗ thì cần xem xét kế hoạch khai thác chứ không thể nỗ lực khai thác để tăng trưởng được. Câu chuyện khai thác than cũng thế, ngoài chuyện giá than thì việc khai thác than đang ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi đầu tư cao hơn với chi phí lớn hơn, không hiệu quả...
Theo số liệu của PVN, trên thế giới, từ năm 2015 đến nay đã có nhiều công ty dầu khí lâm vào khủng hoảng, có nguy cơ phá sản. Hầu hết các công ty dầu khí trên thế giới đều phải cắt giảm đầu tư 15-30% so với những năm trước. Còn đối với Việt Nam, việc thu hút đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, công tác tìm kiếm thăm dò vùng nước sâu xa bờ còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi chi phí cao hơn so với trước, nguồn vốn và kinh nghiệm tìm kiếm thăm dò tại vùng nước sâu còn hạn chế, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông đã ảnh hưởng tới tiến độ các dự án.
Mặc dù vậy, với vai trò Tập đoàn kinh tế đầu tàu cả nước, với nhiệm vụ chính trị được giao, PVN đã có nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể và rất quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ. PVN đã cử chuyên gia giỏi đến từng đơn vị khai thác dầu, khí kiểm tra và đánh giá các giếng dầu đang khai thác để có kế hoạch khai thác cho phù hợp. Trên một bình diện khác, PVN đã đưa ra hàng loạt phương án để đạt được mục tiêu đề ra như tiết giảm chi phí khai thác, giảm giá thành dịch vụ, tăng cường các giải pháp kỹ thuật... Phấn đấu đưa các công trình khai thác mới đi đúng và sớm hơn tiến độ, cùng với việc tiếp tục khoan phát triển, đan dày tại các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng, Hải Thạch - Mộc Tinh, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Tê Giác Trắng...Vietsovpetro cùng các đơn vị thành viên của PVEP đã tăng cường khai thác trong đó đã tối ưu tăng chế độ cho dòng của giếng cho cả tầng Móng và các tầng trầm tích của mỏ…
Với công trình RC-9 mỏ Rồng đã được đưa vào khai thác sớm hơn kế hoạch. Dự kiến các công trình khai thác mỏ Thiên Ưng, Dự án Sư Tử Trắng pha 1 sẽ được đưa vào khai thác theo kế hoạch. Đây là kỳ vọng lớn để góp phần hoàn thành khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỉ m3 khi trong năm 2017.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia trong ngành năng lượng cho rằng: Nhà nước và các bộ, ngành phải tạo cơ chế đặc thù về nguồn vốn cho PVN. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn lực và các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến… Phải xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì PVN.
Theo ước tính, với giá dầu 50USD/thùng thì 1 triệu tấn dầu ở thời điểm hiện tại trị giá 350 triệu USD, đóng góp đến 0,3% GDP đất nước, cộng thêm 1 tỉ m3 khí đóng góp khoảng 0,2% GDP. Như vậy, nếu đạt được yêu cầu khai thác thêm dầu và khí của Chính phủ thì trong vòng 5 tháng cuối năm 2017 PVN sẽ góp 0,5% GDP. Dầu khí tăng trưởng cũng kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề khác. Điều đó chứng tỏ ngành Dầu khí vẫn là trụ cột của nền kinh tế đất nước và Tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô.
Trần Thị Sánh - Báo Đất Việt
Relate Threads