Hy vọng về một thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ đã tan biến, khi các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới không thể dẹp bỏ bất đồng tại cuộc gặp ở Doha/Qatar cuối tuần qua.
Từ kỳ vọng đổ vỡ...
Trước thời điểm cuộc gặp diễn ra sáng 17/4, không ít nhà đầu tư và chuyên gia vẫn còn tin rằng thỏa thuận đã ở “trong tầm tay”. Đó là bởi thông tin rò rỉ 24 giờ trước đó cho thấy, các bên nhất trí duy trì mức sản lượng trung bình của tháng 1/2016 cho đến hết tháng 10/2016. Thậm chí, một nguồn tin giấu tên còn tiết lộ với tờ Wall Street Journal (Mỹ) rằng một Ủy ban Giám sát sẽ được lập ra để theo dõi sự tuân thủ của các nước tham gia thỏa thuận, kèm theo đó là chế tài xử phạt.
Tuy nhiên, cuối cùng đàm phán đã thất bại sau phiên thảo luận kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Nỗ lực trong suốt hai tháng qua nhằm tạo lập một tầm nhìn và hành động thống nhất lần đầu tiên trong suốt 15 năm qua giữa các nhà sản xuất dầu mỏ trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã gần như thất bại hoàn toàn, ngoại trừ thành quả duy nhất là các bên đồng ý gặp nhau vào ngày 2/6 tới, song rõ ràng là cuộc “tái ngộ” này có rất ít động lực và triển vọng không rõ ràng.
Việc Iran từ chối cử phái đoàn tham dự ngay sát ngày khai mạc là chỉ dấu báo hiệu “Hội nghị Doha” lần này gặp trở ngại. Nguyên nhân khiến đàm phán thất bại sau đó cũng được làm rõ: Những quốc gia giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh mà đứng đầu là Saudi Arabia kiên quyết bảo lưu quan điểm bất kì một thỏa thuận đóng băng sản lượng nào đều phải có sự tham gia của Iran. “Một vài nước thành viên OPEC quyết định thay đổi điều khoản vào phút cuối, cố tìm cách buộc những nước khác không có mặt tại đây phải nhượng bộ”, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak chia sẻ với báo giới về diễn biến tại cuộc gặp.
Nhìn rộng ra, thỏa thuận đổ vỡ là bởi chính trị hóa dầu mỏ đã trở thành nhân tố chi phối tại bàn đàm phán. Ở đó người ta thấy rạn nứt chia rẽ trong nội bộ OPEC về địa chính trị, kinh tế, giáo phái gắn với những tính toán của “đầu tàu” Saudi Arabia. Nổi bật là sự cạnh tranh địa chính trị - kinh tế giữa Saudi Arabia với Iran - hai quyền lực tại khu vực lần lượt đại diện cho dòng Hồi giáo Sunni và Shiite.
Sự cạnh tranh này được thể hiện qua hình thái đối đầu giữa Saudi Arabia và Iran tại các điểm nóng như Syria, Yemen. Về lĩnh vực kinh tế, Ryiadh luôn tìm cách hạn chế vai trò của Tehran trên thị trường dầu mỏ, nhất là sau khi các lệnh cấm vận quốc tế chống Iran được dỡ bỏ. Nó giải thích tại sao chỉ 3 ngày trước khi diễn ra Hội nghị Doha, Phó vương Saudi Arabia Mohammed bin Salman tuyên bố không chấp nhận đóng băng sản lượng nếu không có sự tham gia của Iran - điều mà Tehran trước đó kịch liệt phản đối.
Hãng tin Bloomberg nhận định, duy trì thị phần và hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của Iran hiện là ưu tiên hàng đầu Saudi Arabia, hơn cả yêu cầu về giá dầu mỏ. Trong hình thái đó, Riyadh có thể sẵn sàng gia tăng nguồn cung để làm “lụt” thị trường, y như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1986 với “nạn nhân” lúc đó không ai khác là Iran.
Đến sự nổi lên của một chính khách trẻ
Sự nổi lên của Phó vương Salman (30 tuổi) cũng là nhân tố không thể bỏ qua. Giới phân tích gần đây đã bắt đầu đề cập đến cái gọi là “Học thuyết Salman”, với điểm nhấn là xác lập vị thế của Saudi Arabia tại khu vực, độc lập trong các chính sách đối ngoại thông qua các bước cải cách mang tính đột phá. Quan điểm cứng rắn của Riyardh bộc lộ ở phút cuối tại Doha hôm 17/4 cho thấy một thực tế: bin Salman đã chính thức vượt qua Bộ trưởng dầu mỏ Al Naimi - người đã nắm quyền trong suốt 20 năm qua, để trở thành người có tiếng nói quyết định trong ngành kinh tế then chốt của nước này.
Trở lại với diễn biến ở Qatar, câu hỏi tại sao biết trước thất bại (với điểm nghẽn Iran) mà các bên vẫn đồng ý gặp nhau ở Doha? Giới phân tích cho rằng, đó là cách để Saudi Arabia phô diễn quyền lực và buộc thế giới lại phải tiếp tục theo dõi các “show diễn” tiếp theo.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia Jason Tuvey tại Quỹ Capital Economics, giá dầu “lùng nhùng” ở ngưỡng nào đó sẽ buộc các nhà sản xuất dầu có chi phí cao (nhất là dầu đá phiến) phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa hay phá sản. Nó cũng là nhân tố tạo sức ép để Riyadh nhanh chóng triển khai các chính sách cải cách kinh tế trong nước mà ông Salman là người khởi xướng thông qua Chương trình Cải cách quốc gia (NTP) đầy tham vọng (tiêu tốn 1,1 tỉ USD chỉ cho việc nhờ tư vấn nước ngoài) và vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Điều đó cùng lúc làm “tổn hại” Iran thì quả thực đó sẽ là một mũi tên “trúng nhiều đích”.
Và sự hồi phục bất ngờ của giá dầu
Thỏa thuận đóng băng sản lượng đổ vỡ, giá dầu thế giới ngày 17/4 lập tức giảm hơn 6%, nhưng rất nhanh sau đó đã hồi phục tới 8%, khiến nhiều nhà đầu tư “ngã ngửa”. Bất ngờ hơn nữa là “cứu tinh” của giá dầu không phải Saudi Arabia hay Nga, mà là Kuwait. Bị kích thích bởi chương trình giảm lương của chính phủ, từ ngày 17/4, hàng nghìn công nhân ngành dầu khí Kuwait đã tiến hành bãi công vô thời hạn. Động thái này lập tức khiến sản lượng dầu khai thác của Kuwait giảm 60%, tương đương 1,7 triệu thùng/ngày, nhiều hơn khoảng 200.000 thùng so với lượng cung dư thừa hàng ngày trên thị trường dầu mỏ từ đầu năm tới nay.
Trưởng bộ phân phân tích thị trường hàng hóa cơ bản thuộc ngân hàng Pháp BNP Paribas, ông Harry Tchilinguirian cho rằng nếu như tình trạng giảm sút sản lượng của ngành dầu mỏ Kuwait kéo dài, nỗi lo dư cung trong 6 tháng cuối năm dường như sẽ không còn. Vấn đề là người ta không biết cuộc bãi công của công nhân ngành dầu khí Kuwait kéo dài bao lâu. Nói cách khác, giá dầu vẫn phải phụ thuộc vào quy luật cung - cầu. Trong khi đó, mấu chốt của cuộc chiến dầu mỏ hiện nay là không nước nào muốn thị phần của mình giảm xuống.
Theo chuyên gia Dmitry Marinchenko, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tại London, nếu cuộc họp ở Doha đạt được kết quả tích cực thì điều đó sẽ đẩy giá dầu tăng lên. Tuy nhiên, trong tương lai gần, mức giá dầu có thể giảm xuống còn 30 - 35USD/thùng. Ông Marinchenko nhận định mức giá này không ổn định, bởi với mức giá như vậy không thể đảm bảo khối lượng đầu tư cần thiết để thăm dò và phát triển các mỏ dầu mới. Như vậy, trong trường hợp Nga và các thành viên OPEC không thực hiện bước đi nào, thị trường dầu mỏ sẽ trở nên cân bằng hơn trong nửa cuối năm 2017. Ông cho rằng trong năm 2018 - 2019, giá dầu sẽ dao động trong khoảng 55 - 65USD/thùng.
Từ kỳ vọng đổ vỡ...
Trước thời điểm cuộc gặp diễn ra sáng 17/4, không ít nhà đầu tư và chuyên gia vẫn còn tin rằng thỏa thuận đã ở “trong tầm tay”. Đó là bởi thông tin rò rỉ 24 giờ trước đó cho thấy, các bên nhất trí duy trì mức sản lượng trung bình của tháng 1/2016 cho đến hết tháng 10/2016. Thậm chí, một nguồn tin giấu tên còn tiết lộ với tờ Wall Street Journal (Mỹ) rằng một Ủy ban Giám sát sẽ được lập ra để theo dõi sự tuân thủ của các nước tham gia thỏa thuận, kèm theo đó là chế tài xử phạt.
Việc Iran từ chối cử phái đoàn tham dự ngay sát ngày khai mạc là chỉ dấu báo hiệu “Hội nghị Doha” lần này gặp trở ngại. Nguyên nhân khiến đàm phán thất bại sau đó cũng được làm rõ: Những quốc gia giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh mà đứng đầu là Saudi Arabia kiên quyết bảo lưu quan điểm bất kì một thỏa thuận đóng băng sản lượng nào đều phải có sự tham gia của Iran. “Một vài nước thành viên OPEC quyết định thay đổi điều khoản vào phút cuối, cố tìm cách buộc những nước khác không có mặt tại đây phải nhượng bộ”, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak chia sẻ với báo giới về diễn biến tại cuộc gặp.
Nhìn rộng ra, thỏa thuận đổ vỡ là bởi chính trị hóa dầu mỏ đã trở thành nhân tố chi phối tại bàn đàm phán. Ở đó người ta thấy rạn nứt chia rẽ trong nội bộ OPEC về địa chính trị, kinh tế, giáo phái gắn với những tính toán của “đầu tàu” Saudi Arabia. Nổi bật là sự cạnh tranh địa chính trị - kinh tế giữa Saudi Arabia với Iran - hai quyền lực tại khu vực lần lượt đại diện cho dòng Hồi giáo Sunni và Shiite.
Sự cạnh tranh này được thể hiện qua hình thái đối đầu giữa Saudi Arabia và Iran tại các điểm nóng như Syria, Yemen. Về lĩnh vực kinh tế, Ryiadh luôn tìm cách hạn chế vai trò của Tehran trên thị trường dầu mỏ, nhất là sau khi các lệnh cấm vận quốc tế chống Iran được dỡ bỏ. Nó giải thích tại sao chỉ 3 ngày trước khi diễn ra Hội nghị Doha, Phó vương Saudi Arabia Mohammed bin Salman tuyên bố không chấp nhận đóng băng sản lượng nếu không có sự tham gia của Iran - điều mà Tehran trước đó kịch liệt phản đối.
Hãng tin Bloomberg nhận định, duy trì thị phần và hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của Iran hiện là ưu tiên hàng đầu Saudi Arabia, hơn cả yêu cầu về giá dầu mỏ. Trong hình thái đó, Riyadh có thể sẵn sàng gia tăng nguồn cung để làm “lụt” thị trường, y như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1986 với “nạn nhân” lúc đó không ai khác là Iran.
Đến sự nổi lên của một chính khách trẻ
Sự nổi lên của Phó vương Salman (30 tuổi) cũng là nhân tố không thể bỏ qua. Giới phân tích gần đây đã bắt đầu đề cập đến cái gọi là “Học thuyết Salman”, với điểm nhấn là xác lập vị thế của Saudi Arabia tại khu vực, độc lập trong các chính sách đối ngoại thông qua các bước cải cách mang tính đột phá. Quan điểm cứng rắn của Riyardh bộc lộ ở phút cuối tại Doha hôm 17/4 cho thấy một thực tế: bin Salman đã chính thức vượt qua Bộ trưởng dầu mỏ Al Naimi - người đã nắm quyền trong suốt 20 năm qua, để trở thành người có tiếng nói quyết định trong ngành kinh tế then chốt của nước này.
Trở lại với diễn biến ở Qatar, câu hỏi tại sao biết trước thất bại (với điểm nghẽn Iran) mà các bên vẫn đồng ý gặp nhau ở Doha? Giới phân tích cho rằng, đó là cách để Saudi Arabia phô diễn quyền lực và buộc thế giới lại phải tiếp tục theo dõi các “show diễn” tiếp theo.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia Jason Tuvey tại Quỹ Capital Economics, giá dầu “lùng nhùng” ở ngưỡng nào đó sẽ buộc các nhà sản xuất dầu có chi phí cao (nhất là dầu đá phiến) phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa hay phá sản. Nó cũng là nhân tố tạo sức ép để Riyadh nhanh chóng triển khai các chính sách cải cách kinh tế trong nước mà ông Salman là người khởi xướng thông qua Chương trình Cải cách quốc gia (NTP) đầy tham vọng (tiêu tốn 1,1 tỉ USD chỉ cho việc nhờ tư vấn nước ngoài) và vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Điều đó cùng lúc làm “tổn hại” Iran thì quả thực đó sẽ là một mũi tên “trúng nhiều đích”.
Và sự hồi phục bất ngờ của giá dầu
Thỏa thuận đóng băng sản lượng đổ vỡ, giá dầu thế giới ngày 17/4 lập tức giảm hơn 6%, nhưng rất nhanh sau đó đã hồi phục tới 8%, khiến nhiều nhà đầu tư “ngã ngửa”. Bất ngờ hơn nữa là “cứu tinh” của giá dầu không phải Saudi Arabia hay Nga, mà là Kuwait. Bị kích thích bởi chương trình giảm lương của chính phủ, từ ngày 17/4, hàng nghìn công nhân ngành dầu khí Kuwait đã tiến hành bãi công vô thời hạn. Động thái này lập tức khiến sản lượng dầu khai thác của Kuwait giảm 60%, tương đương 1,7 triệu thùng/ngày, nhiều hơn khoảng 200.000 thùng so với lượng cung dư thừa hàng ngày trên thị trường dầu mỏ từ đầu năm tới nay.
Trưởng bộ phân phân tích thị trường hàng hóa cơ bản thuộc ngân hàng Pháp BNP Paribas, ông Harry Tchilinguirian cho rằng nếu như tình trạng giảm sút sản lượng của ngành dầu mỏ Kuwait kéo dài, nỗi lo dư cung trong 6 tháng cuối năm dường như sẽ không còn. Vấn đề là người ta không biết cuộc bãi công của công nhân ngành dầu khí Kuwait kéo dài bao lâu. Nói cách khác, giá dầu vẫn phải phụ thuộc vào quy luật cung - cầu. Trong khi đó, mấu chốt của cuộc chiến dầu mỏ hiện nay là không nước nào muốn thị phần của mình giảm xuống.
Theo chuyên gia Dmitry Marinchenko, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tại London, nếu cuộc họp ở Doha đạt được kết quả tích cực thì điều đó sẽ đẩy giá dầu tăng lên. Tuy nhiên, trong tương lai gần, mức giá dầu có thể giảm xuống còn 30 - 35USD/thùng. Ông Marinchenko nhận định mức giá này không ổn định, bởi với mức giá như vậy không thể đảm bảo khối lượng đầu tư cần thiết để thăm dò và phát triển các mỏ dầu mới. Như vậy, trong trường hợp Nga và các thành viên OPEC không thực hiện bước đi nào, thị trường dầu mỏ sẽ trở nên cân bằng hơn trong nửa cuối năm 2017. Ông cho rằng trong năm 2018 - 2019, giá dầu sẽ dao động trong khoảng 55 - 65USD/thùng.
Hoài Thanh - baotintuc.vn
Relate Threads