Tình hình kinh doanh vẫn chưa hé lộ điểm sáng do những khó khăn chồng chất chưa thể khắc phục một sớm một chiều, Công ty cổ phần Khí hóa lỏng miền Bắc (PV Gas N, mã PVG, sàn HNX) buộc phải nhẫn nại chờ thời.
Gánh nặng nợ khó đòi
Một trong những gánh nặng đeo trên vai đại gia số một ngành khí hóa lỏng khu vực miền Bắc này là khoản phải thu khó đòi lên tới 47 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Đình Vũ (PVTex).
Ngoài con nợ lớn nhất mang tên PVTex, thì PV Gas N còn bị đeo đẳng nhiều khoản nợ khó đòi khác, với tổng nợ xấu tính đến cuối năm 2016 lên tới 74 tỷ đồng. Chính những khoản nợ xấu trên là một trong những “thủ phạm” kéo tụt lợi nhuận của PV Gas N xuống thê thảm trong năm 2016. Bởi lẽ, riêng khoản trích lập dự phòng đã lên tới hơn 22,3 tỷ đồng. Theo đó, mặc dù doanh thu năm 2016 đạt xấp xỉ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt có 608 triệu đồng, chỉ bằng 1/40 lần so với lợi nhuận ròng 24 tỷ đồng của năm 2015.
Bối cảnh tương tự có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài qua năm 2017. Bởi lẽ, khi nói về khoản nợ của PVTex, ông Trần Trọng Hữu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV Gas N đánh giá, với tình hình thực tế hiện nay của PVTex, khả năng thu hồi công nợ rất khó khăn. Do đó, nếu trong năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn chưa có biện pháp xử lý tại PVTex, thì khoản nợ của PV Gas N tại PVTex có thể sẽ vẫn chưa thể đòi được và Công ty còn tiếp tục trích lập dự phòng đối với khoản nợ này trong năm tới.
Đại gia trong thời khó
Ngoài các mặt hàng truyền thống, thời gian qua, PV Gas N cũng đã mở rộng sản phẩm mới là mặt hàng khí CNG. Tuy nhiên, mặt hàng này khi đưa vào kinh doanh đã không đạt được hiệu quả do đúng giai đoạn “vùng trũng” của giá dầu. Theo ông Hữu, nguồn khí CNG mà Công ty mua từ mỏ Thái Bình có giá đầu vào rất cao, trong khi Công ty phải bán cho khách hàng với giá thấp khiến mặt hàng này bị lỗ. “Tuy nhiên, vì đây là sản phẩm mới ra nên PV Gas N vẫn phải phát triển thị trường để giữ mối khách hàng”, ông Hữu nói. Theo tính toán của lãnh đạo PV Gas N, chỉ khi giá dầu thế giới vượt lên trên mốc 60 USD/thùng thì mặt hàng khí CNG mới có thể lãi.
Thực chất, nếu xét về vị thế trong ngành thì PV Gas N là doanh nghiệp đứng đầu thị trường khí đốt khu vực miền Bắc, xếp trên nhiều thương hiệu lớn khác như Gas Petrolimex, Giadinh Gas, Total Gas… Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của PV Gas N lại tỏ ra lép vế hơn các đối thủ khác. Chẳng hạn, cũng chịu chung giai đoạn giá xăng dầu thấp như thời gian qua, nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2016 của Gas Petrolimex vẫn đạt tới 1.708 đồng/cổ phiếu, tăng gần 11% so với năm 2015. Trong khi chỉ số này của PV Gas N lại rất khiêm tốn, với chỉ 22 đồng/cổ phiếu.
Theo ông Hữu, nếu so sánh chi phí, thì Gas Petrolimex có lợi thế nhờ tận dụng hệ thống phân phối qua các cửa hàng xăng dầu, khả năng giữ vỏ bình gas dễ dàng hơn. Trong khi kinh doanh gas, chi phí bảo vệ vỏ bình là rất lớn, do các thương hiệu lớn luôn phải đối mặt với tình trạng gian lận thương mại từ hành động chiếm dụng vỏ bình của các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của PV Gas N phần lớn mới được đầu tư nên vẫn trong giai đoạn phải trích khấu hao lớn. Riêng năm 2016, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư của Công ty lên tới 33,6 tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến lợi nhuận của doanh nghiệp đạt thấp.
Gánh nặng nợ khó đòi
Một trong những gánh nặng đeo trên vai đại gia số một ngành khí hóa lỏng khu vực miền Bắc này là khoản phải thu khó đòi lên tới 47 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Đình Vũ (PVTex).
Bối cảnh tương tự có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài qua năm 2017. Bởi lẽ, khi nói về khoản nợ của PVTex, ông Trần Trọng Hữu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV Gas N đánh giá, với tình hình thực tế hiện nay của PVTex, khả năng thu hồi công nợ rất khó khăn. Do đó, nếu trong năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn chưa có biện pháp xử lý tại PVTex, thì khoản nợ của PV Gas N tại PVTex có thể sẽ vẫn chưa thể đòi được và Công ty còn tiếp tục trích lập dự phòng đối với khoản nợ này trong năm tới.
Đại gia trong thời khó
Ngoài các mặt hàng truyền thống, thời gian qua, PV Gas N cũng đã mở rộng sản phẩm mới là mặt hàng khí CNG. Tuy nhiên, mặt hàng này khi đưa vào kinh doanh đã không đạt được hiệu quả do đúng giai đoạn “vùng trũng” của giá dầu. Theo ông Hữu, nguồn khí CNG mà Công ty mua từ mỏ Thái Bình có giá đầu vào rất cao, trong khi Công ty phải bán cho khách hàng với giá thấp khiến mặt hàng này bị lỗ. “Tuy nhiên, vì đây là sản phẩm mới ra nên PV Gas N vẫn phải phát triển thị trường để giữ mối khách hàng”, ông Hữu nói. Theo tính toán của lãnh đạo PV Gas N, chỉ khi giá dầu thế giới vượt lên trên mốc 60 USD/thùng thì mặt hàng khí CNG mới có thể lãi.
Thực chất, nếu xét về vị thế trong ngành thì PV Gas N là doanh nghiệp đứng đầu thị trường khí đốt khu vực miền Bắc, xếp trên nhiều thương hiệu lớn khác như Gas Petrolimex, Giadinh Gas, Total Gas… Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của PV Gas N lại tỏ ra lép vế hơn các đối thủ khác. Chẳng hạn, cũng chịu chung giai đoạn giá xăng dầu thấp như thời gian qua, nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2016 của Gas Petrolimex vẫn đạt tới 1.708 đồng/cổ phiếu, tăng gần 11% so với năm 2015. Trong khi chỉ số này của PV Gas N lại rất khiêm tốn, với chỉ 22 đồng/cổ phiếu.
Theo ông Hữu, nếu so sánh chi phí, thì Gas Petrolimex có lợi thế nhờ tận dụng hệ thống phân phối qua các cửa hàng xăng dầu, khả năng giữ vỏ bình gas dễ dàng hơn. Trong khi kinh doanh gas, chi phí bảo vệ vỏ bình là rất lớn, do các thương hiệu lớn luôn phải đối mặt với tình trạng gian lận thương mại từ hành động chiếm dụng vỏ bình của các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của PV Gas N phần lớn mới được đầu tư nên vẫn trong giai đoạn phải trích khấu hao lớn. Riêng năm 2016, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư của Công ty lên tới 33,6 tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến lợi nhuận của doanh nghiệp đạt thấp.
Chí Tín - Báo Đầu tư
Relate Threads