Venezuela, một trong những nước có trữ lượng dầu thô hàng đầu thế giới, từng là quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ, đã để người dân của mình lâm vào cảnh thiếu thốn đủ thứ từ nhiều năm nay. Giờ đây, khi khủng hoảng kinh tế và chính trị vẫn tiếp tục leo thang, thì ngay cả dầu và khí đốt để nấu ăn cũng trở nên vô cùng khan hiểm.
Vị thế bấp bênh
Chị y tá Tabata Soler, 37 tuổi ở Caracas đã quen với tình trạng thiếu thốn lương thực từ vài năm nay. Và chị cũng biết rõ cách tìm tới những cửa hàng chợ đen để mua những thực phẩm cơ bản như trứng và đường. Nhưng gần đây, có một sự thiếu hụt khiến Soler không tài nào khắc phục được. Đó là việc chị bỗng dưng không mua được khí đốt để nấu ăn.
Suốt mùa hè năm nay, Soler đã phải cố gắng xoay xở bằng cách nấu ăn trên bếp củi dựng tạm để nuôi sống gia đình 12 người. Chị Soler kiếm củi từ các thùng gỗ rồi dùng dầu hỏa để nhóm cho chúng bốc cháy.
“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”, Soler tâm sự với phóng viên The New York Times. “Chúng tôi như trở về thời xa xưa, dùng củi để nấu súp”, chị cho biết sau khi đã nỗ lực trong tuyệt vọng để đi mua khí đốt.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela trở nên trầm trọng hơn trong năm tháng gần đây, sau khi phe đối lập tăng cường các cuộc biểu tình chống chính phủ. Bạo lực đã khiến cho hơn 120 người thiệt mạng và 1.400 người bị thương...
Tuy nhiên, khi chính phủ đang cố gắng kiềm chế phe đối lập và giành vị thế vững chắc trên chính trường, thì sự suy yếu của nền kinh tế tiếp tục bước sang năm thứ tư và chưa có dấu hiệu chậm lại. Điều này khiến cho đương kim Tổng thống Nicolás Maduro và những người trung thành với ông đang ở trong tình thế ngày càng bấp bênh.
Chủ tịch Quốc hội lập hiến Venezuela Delcy Rodríguez đầu tuần này thừa nhận Caracas hiện phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, đồng nội tệ mất giá, khan hiếm lương thực và thuốc men, do nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ.
Trong khi đó, công ty dầu mỏ nhà nước Petróleos de Venezuela, nơi cung cấp nguồn thu chủ yếu của chính phủ, đã báo cáo trong tháng 8 rằng doanh thu của họ đã giảm hơn một phần ba so với năm ngoái do sản xuất giảm. Điều này là nguyên nhân chính khiến cho đất nước thiếu lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu thực phẩm và các hàng hóa khác.
Những giá hàng trống trơn trong siêu thị là cảnh thường thấy ở Venezuela.
Và trong khi sản lượng dầu giảm, giá cả các mặt hàng tiếp tục tăng lên cùng với lạm phát. Theo các tổ chức phi chính phủ theo dõi lạm phát ở Venezuela, giá thực phẩm tại nước này đã tăng hơn 17% vào tháng 7, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực vốn đã phá vỡ hình ảnh Venezuela. Quốc gia giàu dầu mỏ này, chỉ vài năm trước, vẫn khiến cho nhiều nước trong khu vực ghen tị vì sự giàu có và tiềm lực kinh tế.
“Tình trạng này chưa từng có tiền lệ”, ông Ricardo Hausmann, nhà kinh tế học tại Đại học Harvard và là cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela nhớ lại. Ông so sánh rằng, tình hình Venezuela hiện nay còn tồi tệ hơn so với Mexico thời kỳ bị suy thoái kinh tế năm 1990, hay Argentina năm 2000 và Cuba sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Tiền tan như băng
Trong một đợt suy giảm kéo dài chín ngày vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, đồng tiền quốc gia bolivar đã mất giá một nửa so với đô la Mỹ trên thị trường chợ đen. Điều này khiến cho thu nhập của nhiều người bị giảm trầm trọng, bởi mức lương cơ bản chỉ còn tương đương 5 đô la mỗi tháng.
Ông Hausmann cho biết mặc dù chính phủ không ngừng tăng lương tối thiểu, nhưng tốc độ này không thể nào theo kịp với lạm phát. Ông ước tính, trong vòng năm năm qua, những người lao động sống dựa vào lương đã bị giảm 88% thu nhập vì lạm phát và đồng tiền mất giá.
Ông Luis Palacios, 42 tuổi, một cựu nhân viên an ninh ở thủ đô Caracas, đã lâm vào tình trạng đói ăn vì thu nhập không đủ nuôi sống bản thân. Suốt hơn một năm, Palacios đã phải chứng kiến những người thân trong nhà gầy mòn dần, cho đến khi vợ ông quyết định đưa hai đứa con 1 và 5 tuổi đến Colombia sinh sống, để có thêm thức ăn.
“Con tôi rất gầy. Chúng không có thuốc điều trị mỗi khi bị ốm”, ông Palacios nói.
Vợ ông quyết định sẽ không quay trở lại quê hương nữa. Còn bản thân Palacios cũng không đủ tiền để đi mua vé xe buýt đi làm vì giờ đây lương của ông gần như không còn giá trị. Cách đây một tháng, Palacios đã bỏ việc. Khoản trợ cấp mất việc mà ông được hưởng phải hai tuần sau mới tới, và do đó nó cũng hao hụt giá trị đi khá nhiều.
“Đồng bolivar giờ giống như băng vậy. Nếu bạn lấy chúng từ tủ lạnh thì phải sử dụng ngay. Để lâu chúng tan chảy mất”, Daniel Lansberg-Rodriguez, chuyên gia tại công ty tư vấn kinh tế vĩ mô Greenmantle, so sánh rất hình thượng.
Tiền mặt không những giảm giá trị nhiều, mà chúng còn “biến mất” ở nhiều nơi. Tại khu vực đỗ taxi ở sân bay chính của đất nước, chị Mariel Bracho đứng thất thểu chờ khách. Chị chấp nhận thu tiền của khách từ thẻ ghi nợ hoặc chuyển khoản ngân hàng. Trong xe, tấm bảng giá cước không được cập nhật từ hơn một năm qua vì công ty không thể tìm thấy mực hoặc giấy in để in giá mới. “Ngay cả với giá cũ thì cũng không có nhiều khách bắt taxi từ sân bay nữa”, Bracho nói.
Ông Olympia Jiménez, một người bồi bàn 49 tuổi ở Caracas, rất sợ hãi khi nghĩ đến tiền lương và tiền boa của mình. “Chúng đang biến mất”, ông nói và giải thích rằng ngay cả với những người khá giả có tiền ăn trong nhà hàng thì họ cũng rất khó có thể trả một khoản típ nhỏ trên bàn bằng đồng bolivar. Mỗi đồng mệnh giá 100 gần như không có giá trị.
Ông Jiménez buộc phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ và số tài khoản ngân hàng của mình để hy vọng khách chuyển khoản nếu muốn boa.
“Họ đã cho tôi 40.000 bolivars theo cách đó” ông nói và quy đổi số tiền trên tương đương khoảng 2,5 đô la Mỹ theo tỷ giá hiện tại của thị trường chợ đen. Nếu trả tiền mặt thì khách sẽ phải dùng 4 sấp tờ 100.
Nhiều nhà kinh tế cho biết, những vấn đề tại công ty dầu khí quốc doanh là một trong những nguyên nhân gây lạm phát. Khi sản xuất của công ty giảm sút, họ ngày càng phụ thuộc vào thế giới bên ngoài, phụ thuộc các công ty nước ngoài bơm dầu, thậm chí phụ thuộc số lượng dầu thô mà Mỹ sử dụng để tinh chế. Giờ đây công ty đang không có tiền để trả cho các nhà thầu nước ngoài.
Chính phủ Venezuela giải quyết bằng cách trả bằng đồng bolivar mỗi khi có thể và in thêm tiền mặt. Cuối tháng 7 vừa qua, lượng tiền mặt tồn tại trong nước đã tăng 13%, mức tăng cao nhất mà nhiều nhà kinh tế cho biết họ từng chứng kiến. Việc in thêm tiền mặt để phục vụ công ty dầu mỏ trong ngắn hạn, đã làm giảm giá trị của đồng tiền Venezuela.
Các chủ doanh nghiệp ở Venezuela cho biết, một trong những khó khăn nhất đối với họ là chuyển đồng bolivar sang đô la. Một giám đốc công ty pháo hoa ở Caracas tiết lộ, năm ngoái, ông có thể tìm thấy những người bán đô la trên chợ đen, nhưng giờ đây việc này tốn kém hơn rất nhiều. Vị giám đốc 34 tuổi từ chối nói tên vì việc đổi tiền trên thị trường chợ đen là bất hợp pháp.
Hiện tại, đối với những người không bao giờ có đủ khả năng tiếp cận với đô la như chị Soler, họ bắt đầu phải làm quen với việc nấu ăn bằng củi.
Các thành viên trong gia đình chị Soler lúc nào cũng trong trạng thái rình mua khí đốt ngay khi có thể, bởi nếu không mua nhanh thì khí đốt cũng hết mà tiền cũng mất giá ngay. Nhưng nỗi lo sợ chính của nhà Soler là giá khí đốt chẳng bao lâu nữa sẽ vượt quá khả năng thanh toán.
“Trước đây nó rẻ, chỉ cần kiên nhẫn xếp hàng đợi sáu tiếng liền. Còn giờ đây vẫn có thể mua được, nhưng với giá đắt”, Soler nói.
Vị thế bấp bênh
Chị y tá Tabata Soler, 37 tuổi ở Caracas đã quen với tình trạng thiếu thốn lương thực từ vài năm nay. Và chị cũng biết rõ cách tìm tới những cửa hàng chợ đen để mua những thực phẩm cơ bản như trứng và đường. Nhưng gần đây, có một sự thiếu hụt khiến Soler không tài nào khắc phục được. Đó là việc chị bỗng dưng không mua được khí đốt để nấu ăn.
Suốt mùa hè năm nay, Soler đã phải cố gắng xoay xở bằng cách nấu ăn trên bếp củi dựng tạm để nuôi sống gia đình 12 người. Chị Soler kiếm củi từ các thùng gỗ rồi dùng dầu hỏa để nhóm cho chúng bốc cháy.
“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”, Soler tâm sự với phóng viên The New York Times. “Chúng tôi như trở về thời xa xưa, dùng củi để nấu súp”, chị cho biết sau khi đã nỗ lực trong tuyệt vọng để đi mua khí đốt.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela trở nên trầm trọng hơn trong năm tháng gần đây, sau khi phe đối lập tăng cường các cuộc biểu tình chống chính phủ. Bạo lực đã khiến cho hơn 120 người thiệt mạng và 1.400 người bị thương...
Tuy nhiên, khi chính phủ đang cố gắng kiềm chế phe đối lập và giành vị thế vững chắc trên chính trường, thì sự suy yếu của nền kinh tế tiếp tục bước sang năm thứ tư và chưa có dấu hiệu chậm lại. Điều này khiến cho đương kim Tổng thống Nicolás Maduro và những người trung thành với ông đang ở trong tình thế ngày càng bấp bênh.
Chủ tịch Quốc hội lập hiến Venezuela Delcy Rodríguez đầu tuần này thừa nhận Caracas hiện phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, đồng nội tệ mất giá, khan hiếm lương thực và thuốc men, do nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ.
Trong khi đó, công ty dầu mỏ nhà nước Petróleos de Venezuela, nơi cung cấp nguồn thu chủ yếu của chính phủ, đã báo cáo trong tháng 8 rằng doanh thu của họ đã giảm hơn một phần ba so với năm ngoái do sản xuất giảm. Điều này là nguyên nhân chính khiến cho đất nước thiếu lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu thực phẩm và các hàng hóa khác.
Những giá hàng trống trơn trong siêu thị là cảnh thường thấy ở Venezuela.
Và trong khi sản lượng dầu giảm, giá cả các mặt hàng tiếp tục tăng lên cùng với lạm phát. Theo các tổ chức phi chính phủ theo dõi lạm phát ở Venezuela, giá thực phẩm tại nước này đã tăng hơn 17% vào tháng 7, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực vốn đã phá vỡ hình ảnh Venezuela. Quốc gia giàu dầu mỏ này, chỉ vài năm trước, vẫn khiến cho nhiều nước trong khu vực ghen tị vì sự giàu có và tiềm lực kinh tế.
“Tình trạng này chưa từng có tiền lệ”, ông Ricardo Hausmann, nhà kinh tế học tại Đại học Harvard và là cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela nhớ lại. Ông so sánh rằng, tình hình Venezuela hiện nay còn tồi tệ hơn so với Mexico thời kỳ bị suy thoái kinh tế năm 1990, hay Argentina năm 2000 và Cuba sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Tiền tan như băng
Trong một đợt suy giảm kéo dài chín ngày vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, đồng tiền quốc gia bolivar đã mất giá một nửa so với đô la Mỹ trên thị trường chợ đen. Điều này khiến cho thu nhập của nhiều người bị giảm trầm trọng, bởi mức lương cơ bản chỉ còn tương đương 5 đô la mỗi tháng.
Ông Hausmann cho biết mặc dù chính phủ không ngừng tăng lương tối thiểu, nhưng tốc độ này không thể nào theo kịp với lạm phát. Ông ước tính, trong vòng năm năm qua, những người lao động sống dựa vào lương đã bị giảm 88% thu nhập vì lạm phát và đồng tiền mất giá.
Ông Luis Palacios, 42 tuổi, một cựu nhân viên an ninh ở thủ đô Caracas, đã lâm vào tình trạng đói ăn vì thu nhập không đủ nuôi sống bản thân. Suốt hơn một năm, Palacios đã phải chứng kiến những người thân trong nhà gầy mòn dần, cho đến khi vợ ông quyết định đưa hai đứa con 1 và 5 tuổi đến Colombia sinh sống, để có thêm thức ăn.
“Con tôi rất gầy. Chúng không có thuốc điều trị mỗi khi bị ốm”, ông Palacios nói.
Vợ ông quyết định sẽ không quay trở lại quê hương nữa. Còn bản thân Palacios cũng không đủ tiền để đi mua vé xe buýt đi làm vì giờ đây lương của ông gần như không còn giá trị. Cách đây một tháng, Palacios đã bỏ việc. Khoản trợ cấp mất việc mà ông được hưởng phải hai tuần sau mới tới, và do đó nó cũng hao hụt giá trị đi khá nhiều.
“Đồng bolivar giờ giống như băng vậy. Nếu bạn lấy chúng từ tủ lạnh thì phải sử dụng ngay. Để lâu chúng tan chảy mất”, Daniel Lansberg-Rodriguez, chuyên gia tại công ty tư vấn kinh tế vĩ mô Greenmantle, so sánh rất hình thượng.
Tiền mặt không những giảm giá trị nhiều, mà chúng còn “biến mất” ở nhiều nơi. Tại khu vực đỗ taxi ở sân bay chính của đất nước, chị Mariel Bracho đứng thất thểu chờ khách. Chị chấp nhận thu tiền của khách từ thẻ ghi nợ hoặc chuyển khoản ngân hàng. Trong xe, tấm bảng giá cước không được cập nhật từ hơn một năm qua vì công ty không thể tìm thấy mực hoặc giấy in để in giá mới. “Ngay cả với giá cũ thì cũng không có nhiều khách bắt taxi từ sân bay nữa”, Bracho nói.
Ông Olympia Jiménez, một người bồi bàn 49 tuổi ở Caracas, rất sợ hãi khi nghĩ đến tiền lương và tiền boa của mình. “Chúng đang biến mất”, ông nói và giải thích rằng ngay cả với những người khá giả có tiền ăn trong nhà hàng thì họ cũng rất khó có thể trả một khoản típ nhỏ trên bàn bằng đồng bolivar. Mỗi đồng mệnh giá 100 gần như không có giá trị.
Ông Jiménez buộc phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ và số tài khoản ngân hàng của mình để hy vọng khách chuyển khoản nếu muốn boa.
“Họ đã cho tôi 40.000 bolivars theo cách đó” ông nói và quy đổi số tiền trên tương đương khoảng 2,5 đô la Mỹ theo tỷ giá hiện tại của thị trường chợ đen. Nếu trả tiền mặt thì khách sẽ phải dùng 4 sấp tờ 100.
Nhiều nhà kinh tế cho biết, những vấn đề tại công ty dầu khí quốc doanh là một trong những nguyên nhân gây lạm phát. Khi sản xuất của công ty giảm sút, họ ngày càng phụ thuộc vào thế giới bên ngoài, phụ thuộc các công ty nước ngoài bơm dầu, thậm chí phụ thuộc số lượng dầu thô mà Mỹ sử dụng để tinh chế. Giờ đây công ty đang không có tiền để trả cho các nhà thầu nước ngoài.
Chính phủ Venezuela giải quyết bằng cách trả bằng đồng bolivar mỗi khi có thể và in thêm tiền mặt. Cuối tháng 7 vừa qua, lượng tiền mặt tồn tại trong nước đã tăng 13%, mức tăng cao nhất mà nhiều nhà kinh tế cho biết họ từng chứng kiến. Việc in thêm tiền mặt để phục vụ công ty dầu mỏ trong ngắn hạn, đã làm giảm giá trị của đồng tiền Venezuela.
Các chủ doanh nghiệp ở Venezuela cho biết, một trong những khó khăn nhất đối với họ là chuyển đồng bolivar sang đô la. Một giám đốc công ty pháo hoa ở Caracas tiết lộ, năm ngoái, ông có thể tìm thấy những người bán đô la trên chợ đen, nhưng giờ đây việc này tốn kém hơn rất nhiều. Vị giám đốc 34 tuổi từ chối nói tên vì việc đổi tiền trên thị trường chợ đen là bất hợp pháp.
Hiện tại, đối với những người không bao giờ có đủ khả năng tiếp cận với đô la như chị Soler, họ bắt đầu phải làm quen với việc nấu ăn bằng củi.
Các thành viên trong gia đình chị Soler lúc nào cũng trong trạng thái rình mua khí đốt ngay khi có thể, bởi nếu không mua nhanh thì khí đốt cũng hết mà tiền cũng mất giá ngay. Nhưng nỗi lo sợ chính của nhà Soler là giá khí đốt chẳng bao lâu nữa sẽ vượt quá khả năng thanh toán.
“Trước đây nó rẻ, chỉ cần kiên nhẫn xếp hàng đợi sáu tiếng liền. Còn giờ đây vẫn có thể mua được, nhưng với giá đắt”, Soler nói.
(Theo The New York Times)
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads