Dòng dầu thô Iran sang châu Âu bắt đầu phục hồi từ một khởi đầu chậm chạp sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong tháng 1, nhưng hiện nay việc thiếu tiếp cận tới kho chứa của các đối thủ vùng Vịnh Ả Rập là một trong số các yếu tố gây trở ngại.
Các nước châu Âu chiếm hơn 1/3 lượng xuất khẩu của Iran hay 800.000 thùng/ngày, trước khi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt trong năm 2012 về chương trình hạt nhân của nước này.
Kể từ tháng 1, Tehran đã bán 11 triệu thùng cho Total của Pháp, 2 triệu thùng sang Cepsa của Tây Ban Nha và 1 triệu thùng sang Litasco của Nga, theo số liệu chính thức của châu Âu, thương gia và xu hướng xuất khẩu. Một số chuyến hàng sẽ không tới châu Âu trước 15/4.
Với hầu hết các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn tiến hành, không có sự thanh toán bù trừ bằng đồng đô la, không thiết lập cơ chế cho doanh thu phi đô la và các ngân hàng không muốn cung cấp thư tín dụng để tạo thuận lợi cho giao dịch.
Một sáng kiến mới của công ty bảo hiểm tàu quốc tế đã hỗ trợ, nhưng các thương nhân cho biết xuất khẩu đã bị cản trở bởi sự thiếu thiện chí của Iran với những khách hàng tiềm năng châu Âu.
Các quan chức và thương gia quốc tế của Iran ngày càng tăng lo ngại về việc chậm trễ đạt được quyền truy cập vào các kho chứa tại cảng Sidi Kerir của Ai Cập, từ đó dầu sẽ được cung cấp lên tới 200.000 thùng/ngày sang châu Âu.
Bốn thương gia với các công ty dầu lớn phương tây và các nhà kinh doanh lớn cho biết các quan chức Iran đã lưu ý họ rằng hiện nay Iran không thể truy cập tới kho cảng do công ty SUMED làm chủ sở hữu và vì thế không thể cung cấp dầu thô từ đó.
Sidi Kerir, nối với Biển Đỏ qua các đường ống cũng thuộc chủ sở hữu của SUMED, cho phép Iran phân phối dầu nhanh hơn nhiều nếu vận chuyển bằng tàu từ kho cảng Kharg Island của Iran, đường vận chuyển này mất gần một tháng.
Do sản lượng dầu toàn cầu vượt nhu cầu, không gian lưu trữ trở thành ngày càng có giá, trái ngược với năm 2011, khi Iran có thể thuê bể chứa tại Sidi Kerir và thế giới đã vật lộn để sản xuất đủ dầu để đáp ứng nhu cầu.
SUMED được sở hữu một nửa bởi công ty dầu nhà nước Egyptian General Petroleum. Một nửa sở hữu khác là Kuwait, UAE, Qatar và đối thủ Saudi Arabia, đang cạnh tranh giành ảnh hưởng trên khắp Trung Đông.
Các thành viên vùng vịnh OPEC dẫn đầu bởi Saudi Arabia đã nhiều lần cho biết họ đang tìm cách bảo vệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường dàu quan trọng châu Á, châu Âu và Mỹ, nơi họ đã bị mất thị phần trong vài năm qua bởi sự bùng nổ của nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC.
Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, cho biết họ hy vọng khắc phục được hầu hết các trở ngại tài chính, pháp lý và logistic đã phải đối mặt trong tháng này, nhưng số liệu xuất khẩu cho thấy con đường này còn khó khăn.
Khoảng 45-50 triệu thùng dầu của Iran được ước tính giữ trong các bể chứa ở biển, hầu như không thay đổi số lượng trong kho chứa trước khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ vào đầu năm nay.
Một tàu trở dầu 1 triệu thùng dầu thô Iran, Distya Akula, đã được neo giữ tại Suez kể từ 24/2 do Iran không thể tìm được người mua.
Các nước châu Âu chiếm hơn 1/3 lượng xuất khẩu của Iran hay 800.000 thùng/ngày, trước khi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt trong năm 2012 về chương trình hạt nhân của nước này.
Kể từ tháng 1, Tehran đã bán 11 triệu thùng cho Total của Pháp, 2 triệu thùng sang Cepsa của Tây Ban Nha và 1 triệu thùng sang Litasco của Nga, theo số liệu chính thức của châu Âu, thương gia và xu hướng xuất khẩu. Một số chuyến hàng sẽ không tới châu Âu trước 15/4.
Với hầu hết các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn tiến hành, không có sự thanh toán bù trừ bằng đồng đô la, không thiết lập cơ chế cho doanh thu phi đô la và các ngân hàng không muốn cung cấp thư tín dụng để tạo thuận lợi cho giao dịch.
Một sáng kiến mới của công ty bảo hiểm tàu quốc tế đã hỗ trợ, nhưng các thương nhân cho biết xuất khẩu đã bị cản trở bởi sự thiếu thiện chí của Iran với những khách hàng tiềm năng châu Âu.
Các quan chức và thương gia quốc tế của Iran ngày càng tăng lo ngại về việc chậm trễ đạt được quyền truy cập vào các kho chứa tại cảng Sidi Kerir của Ai Cập, từ đó dầu sẽ được cung cấp lên tới 200.000 thùng/ngày sang châu Âu.
Bốn thương gia với các công ty dầu lớn phương tây và các nhà kinh doanh lớn cho biết các quan chức Iran đã lưu ý họ rằng hiện nay Iran không thể truy cập tới kho cảng do công ty SUMED làm chủ sở hữu và vì thế không thể cung cấp dầu thô từ đó.
Sidi Kerir, nối với Biển Đỏ qua các đường ống cũng thuộc chủ sở hữu của SUMED, cho phép Iran phân phối dầu nhanh hơn nhiều nếu vận chuyển bằng tàu từ kho cảng Kharg Island của Iran, đường vận chuyển này mất gần một tháng.
SUMED được sở hữu một nửa bởi công ty dầu nhà nước Egyptian General Petroleum. Một nửa sở hữu khác là Kuwait, UAE, Qatar và đối thủ Saudi Arabia, đang cạnh tranh giành ảnh hưởng trên khắp Trung Đông.
Các thành viên vùng vịnh OPEC dẫn đầu bởi Saudi Arabia đã nhiều lần cho biết họ đang tìm cách bảo vệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường dàu quan trọng châu Á, châu Âu và Mỹ, nơi họ đã bị mất thị phần trong vài năm qua bởi sự bùng nổ của nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC.
Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, cho biết họ hy vọng khắc phục được hầu hết các trở ngại tài chính, pháp lý và logistic đã phải đối mặt trong tháng này, nhưng số liệu xuất khẩu cho thấy con đường này còn khó khăn.
Khoảng 45-50 triệu thùng dầu của Iran được ước tính giữ trong các bể chứa ở biển, hầu như không thay đổi số lượng trong kho chứa trước khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ vào đầu năm nay.
Một tàu trở dầu 1 triệu thùng dầu thô Iran, Distya Akula, đã được neo giữ tại Suez kể từ 24/2 do Iran không thể tìm được người mua.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters
Relate Threads