Chiều 19/10, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các đơn vị liên quan để bàn giải pháp triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác Cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Theo chủ đầu tư dự án (Công ty Cổ phần Dầu khí đầu tư Khai thác Cảng Phước An (PAP), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Dự án Cảng Phước An có tổng vốn đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng, nằm phía thượng lưu sông Thị Vải – Cái Mép; diện tích 183 ha, chiều dài bến 3 km, gồm 6 bến container và 4 bến tổng hợp.
Cảng có thể đón tàu trọng tải 60 ngàn tấn, tiếp nhận mỗi năm khoảng 6,5 triệu tấn hàng.
Trong Dự án Cảng Phước An còn có khu dịch vụ hậu cần cảng (logistic) với diện tích 550 ha.
Khu dịch vụ này dự kiến sẽ đáp ứng lượng hàng hóa thông qua 2,2 triệu TEU/năm đối với hàng container và 4 triệu tấn hàng tổng hợp/năm.
Hiện PAP đã hoàn thành toàn bộ việc chuẩn bị đầu tư Dự án Cảng Phước An, được tất cả cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương chấp thận, phê duyệt.
Công ty cũng đã hoàn thành cơ bản việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, đồng thời hoàn tất việc nâng vốn điều lệ lên 900 tỷ đồng – đảm bảo đủ vốn đối ứng để triển khai phân kỳ 1 của dự án.
Để dự án sớm triển khai, PAP mong muốn cơ quan chức năng của Đồng Nai phối hợp với chủ đầu tư để hoàn tất một số vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
PAP kiến nghị tỉnh Đồng Nai hỗ trợ một phần ngân sách giúp doanh nghiệp làm hệ thống giao thông.
Tại cuộc họp, ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, Dự án Cảng Phước An nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; khoảng cách từ Cảng Phước An đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là gần 40km.
Cảng này có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Đồng Nai cũng như cả nước.
Ông Thái đề nghị các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng hỗ trợ PAP giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng.
Riêng tuyến đường dẫn vào Cảng Phước An, Đồng Nai đồng ý hỗ trợ chủ đầu tư một phần kinh phí (nguồn kinh phí trích từ ngân sách của tỉnh).
Cảng Phước An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vào năm 2009, thuộc nhóm cảng biển số 5. Đây là cảng tổng hợp quốc gia và đầu mối trong khu vực./.
Cảng có thể đón tàu trọng tải 60 ngàn tấn, tiếp nhận mỗi năm khoảng 6,5 triệu tấn hàng.
Trong Dự án Cảng Phước An còn có khu dịch vụ hậu cần cảng (logistic) với diện tích 550 ha.
Khu dịch vụ này dự kiến sẽ đáp ứng lượng hàng hóa thông qua 2,2 triệu TEU/năm đối với hàng container và 4 triệu tấn hàng tổng hợp/năm.
Hiện PAP đã hoàn thành toàn bộ việc chuẩn bị đầu tư Dự án Cảng Phước An, được tất cả cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương chấp thận, phê duyệt.
Công ty cũng đã hoàn thành cơ bản việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, đồng thời hoàn tất việc nâng vốn điều lệ lên 900 tỷ đồng – đảm bảo đủ vốn đối ứng để triển khai phân kỳ 1 của dự án.
Để dự án sớm triển khai, PAP mong muốn cơ quan chức năng của Đồng Nai phối hợp với chủ đầu tư để hoàn tất một số vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
PAP kiến nghị tỉnh Đồng Nai hỗ trợ một phần ngân sách giúp doanh nghiệp làm hệ thống giao thông.
Tại cuộc họp, ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, Dự án Cảng Phước An nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; khoảng cách từ Cảng Phước An đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là gần 40km.
Cảng này có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Đồng Nai cũng như cả nước.
Ông Thái đề nghị các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng hỗ trợ PAP giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng.
Riêng tuyến đường dẫn vào Cảng Phước An, Đồng Nai đồng ý hỗ trợ chủ đầu tư một phần kinh phí (nguồn kinh phí trích từ ngân sách của tỉnh).
Cảng Phước An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vào năm 2009, thuộc nhóm cảng biển số 5. Đây là cảng tổng hợp quốc gia và đầu mối trong khu vực./.
Công Phong/TTXVN
Relate Threads