Ngày 9-6-2016, Bộ Công Thương đã có công văn hồi đáp đề nghị của Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về việc cho phép xuất khẩu sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Lý lẽ của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương đã bác bỏ đề nghị cho phép xuất khẩu xăng, dầu nói trên với lý do: sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào cân đối cung cầu xăng dầu hàng năm và về nguyên tắc cần được ưu tiên cho thị trường nội địa nhằm góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần kiềm chế nhập siêu.
Tuy nhiên, hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang có công suất khoảng 150.000 thùng/ngày và chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, xăng dầu và các chế phẩm chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu và có xu hướng ngày càng giảm, bình quân cả giai đoạn 2010-2015 chỉ chiếm 7,6%/năm.
Như vậy, thực tế việc nhập khẩu xăng dầu không ảnh hưởng quá mạnh đến cán cân thương mại và mục tiêu tiết kiệm ngoại tệ hay hạn chế nhập siêu thông qua hạn chế nhập khẩu xăng dầu là không khả thi.
Nên cho phép xuất khẩu
Trong thời đại toàn cầu hóa, an ninh năng lượng không nằm ở chỗ giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài mà nằm ở việc thiết lập và đa dạng hóa các đối tác thương mại. Khi đó, miễn là chúng ta vẫn tuân thủ luật chơi chung của nền thương mại tự do toàn cầu thì chúng ta sẽ có an ninh năng lượng.
Quay trở lại trường hợp của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hiện nay sản xuất và tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn đang thua lỗ vì nhiều lý do mặc dù nhà máy này đã nhận được khá nhiều ưu đãi. Và để “giữ chân” Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương dự định sẽ tiếp tục đề xuất thêm các cơ chế ưu đãi để các sản phẩm xăng dầu của Dung Quất tiếp tục cạnh tranh được trên thị trường nội địa.
Đây là điểm khá bất hợp lý vì việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất liên tục nhận được những khoản hỗ trợ đang khiến cho cạnh tranh trên thị trường nội địa trở nên kém lành mạnh. Mặt khác, trong trường hợp nhà máy này đã có hướng đi cho sản phẩm của mình và tìm được thị trường xuất khẩu thì việc tiếp tục “giữ chân” vì những lý do thiếu thuyết phục như đảm bảo an ninh năng lượng hay hạn chế thâm hụt thương mại là không cần thiết. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp có thể tìm được kênh xuất khẩu thì bộ nên khuyến khích, điều này sẽ giảm được thua lỗ đồng thời tạo ra môi trường bình đẳng kinh doanh ở trong nước.
Về phía người tiêu dùng, việc giảm tỷ trọng xăng dầu của Dung Quất trong tổng lượng xăng dầu tiêu thụ sẽ mang lại khá nhiều lợi ích. Thứ nhất, nhập khẩu xăng dầu từ các nước đang rẻ hơn so với sử dụng sản phẩm do nhà máy trong nước sản xuất. Thứ hai, việc Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi để xăng dầu từ Nhà máy Dung Quất có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ gây những thiệt hại nhất định cho ngân sách nhà nước. Điều này có nghĩa là người dân được sử dụng sản phẩm xăng dầu ở mức giá thấp là do họ đã đóng thuế để bù đắp cho phần lỗ chênh lệch mà nhà sản xuất phải chịu khi cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Như vậy, thiệt hại cuối cùng vẫn thuộc về người tiêu dùng.
Lý lẽ của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương đã bác bỏ đề nghị cho phép xuất khẩu xăng, dầu nói trên với lý do: sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào cân đối cung cầu xăng dầu hàng năm và về nguyên tắc cần được ưu tiên cho thị trường nội địa nhằm góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần kiềm chế nhập siêu.
Tuy nhiên, hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang có công suất khoảng 150.000 thùng/ngày và chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, xăng dầu và các chế phẩm chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu và có xu hướng ngày càng giảm, bình quân cả giai đoạn 2010-2015 chỉ chiếm 7,6%/năm.
Nên cho phép xuất khẩu
Trong thời đại toàn cầu hóa, an ninh năng lượng không nằm ở chỗ giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài mà nằm ở việc thiết lập và đa dạng hóa các đối tác thương mại. Khi đó, miễn là chúng ta vẫn tuân thủ luật chơi chung của nền thương mại tự do toàn cầu thì chúng ta sẽ có an ninh năng lượng.
Quay trở lại trường hợp của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hiện nay sản xuất và tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn đang thua lỗ vì nhiều lý do mặc dù nhà máy này đã nhận được khá nhiều ưu đãi. Và để “giữ chân” Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương dự định sẽ tiếp tục đề xuất thêm các cơ chế ưu đãi để các sản phẩm xăng dầu của Dung Quất tiếp tục cạnh tranh được trên thị trường nội địa.
Đây là điểm khá bất hợp lý vì việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất liên tục nhận được những khoản hỗ trợ đang khiến cho cạnh tranh trên thị trường nội địa trở nên kém lành mạnh. Mặt khác, trong trường hợp nhà máy này đã có hướng đi cho sản phẩm của mình và tìm được thị trường xuất khẩu thì việc tiếp tục “giữ chân” vì những lý do thiếu thuyết phục như đảm bảo an ninh năng lượng hay hạn chế thâm hụt thương mại là không cần thiết. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp có thể tìm được kênh xuất khẩu thì bộ nên khuyến khích, điều này sẽ giảm được thua lỗ đồng thời tạo ra môi trường bình đẳng kinh doanh ở trong nước.
Về phía người tiêu dùng, việc giảm tỷ trọng xăng dầu của Dung Quất trong tổng lượng xăng dầu tiêu thụ sẽ mang lại khá nhiều lợi ích. Thứ nhất, nhập khẩu xăng dầu từ các nước đang rẻ hơn so với sử dụng sản phẩm do nhà máy trong nước sản xuất. Thứ hai, việc Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi để xăng dầu từ Nhà máy Dung Quất có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ gây những thiệt hại nhất định cho ngân sách nhà nước. Điều này có nghĩa là người dân được sử dụng sản phẩm xăng dầu ở mức giá thấp là do họ đã đóng thuế để bù đắp cho phần lỗ chênh lệch mà nhà sản xuất phải chịu khi cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Như vậy, thiệt hại cuối cùng vẫn thuộc về người tiêu dùng.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads