Chỉ ra hàng loạt vấn đề trong bản Kết luận thanh tra, Bộ Tài chính cũng khẳng định, qua rà soát thấy rằng các trường hợp mà Thanh tra Chính phủ nêu chưa phải thực hiện xem xét xử lý trách nhiệm về mặt hành chính hoặc các hình thức kỷ luật khác đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đề nghị bỏ nội dung kết luận về giá cơ sở xăng dầu
Theo nội dung nêu tại bản Kết luận thanh tra đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã kiến nghị “Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu”.
Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại nêu trong Kết luận và kiến nghị của TTCP. Tuy nhiên, qua rà soát lại vụ việc, Bộ Tài chính cho hay, các trường hợp mà TTCP nêu chưa phải thực hiện xem xét xử lý trách nhiệm về mặt hành chính hoặc các hình thức kỷ luật khác đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chẳng hạn như việc TTCP cho rằng việc Bộ Tài chính có văn bản cá biệt cho phép Petrolimex áp dụng tỷ giá ngoại tệ theo tỷ giá bán ra của Vietcombank trong hạch toán xăng dầu là chưa phù hợp với Chế độ kế toán doanh nghiệp, song Bộ Tài chính khẳng định, không có vi phạm nào trong các áp dụng tỷ giá nói trên và cũng không có nội dung nào trái với quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Theo khẳng định của Bộ Tài chính, “việc áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế hay tỷ giá bình quân liên ngân hàng đều không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo tài chính cũng như thu nhập chịu thuế của đơn vị, không hề ảnh hưởng đến thực trạng tài chính cũng như nghĩa vụ với ngân sách nhà nước”.
Và thậm chí, theo Bộ Tài chính thì việc TTCP không cho phép DN lựa chọn mà bắt buộc áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng vừa không phù hợp với chế độ quy định, vừa gây khó khăn cho DN.
Một ý kiến khác của TTCP cũng không nhận được sự đồng tình của Bộ Tài chính đó là: “Quá trình thực hiện Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013, khi xây dựng giá cơ sở để quyết định giá bán lẻ xăng dầu, Petrolimex và liên Bộ đã đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo mức cố định, thiếu cơ sở, cao hơn chi phí thực tế”.
Bộ Tài chính tiếp tục bảo lưu quan điểm của mình và đề nghị TTCP bỏ nội dung kết luận nói trên do chưa tính toán đầy đủ, toàn diện, có thể làm dự luận hiểu sai về công tác điều hành giá xăng dầu của Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính, những kết luận của TTCP đối với nội dung giá cơ sở xăng dầu là chưa thuyết phục, chưa dựa trên điều kiện thực tế quản lý điều hành giá xăng dầu của liên Bộ trong thời gian vừa qua và kỳ thanh tra.
Nội dung kết luận thanh tra có điểm “chưa phù hợp”
Tại Kết luận thanh tra cũng nêu đánh giá: “Các công ty xăng dầu đang thực hiện bán hàng cho các tổng đại lý, đại lý theo hình thức bao tiêu, chi phí thù lao đại lý trừ trong giá bán, chưa được theo dõi, hạch toán trên sổ sách kế toán, gây khó khăn cho công tác quản lý giá bán và chi phí thù lao”.
Bộ Tài chính đã có công văn ngày 7/6 gửi Petrolimex đề nghị soát lại chế độ kế toán đối với việc bán xăng dầu theo hình thức hợp đồng bao tiêu. Tuy nhiên, phía Petrolimex khẳng định việc theo dõi, hạch toán bán hàng cho các tổng đại lý, đại lý của tập đoàn không gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và hoàn toàn phù hợp với quy định chung của Luật Thương mại, Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Theo Petrolimex, việc TTCP yêu cầu theo dõi, hạch toán giá bán, chi phí thù lao đối với hình thức tổng đại lý, đại lý bao tiêu cũng giống như hình thức tổng đại lý, đại lý hưởng hoa hồng bán đúng giá là “chưa phù hợp” và “không đúng với tính chất tổng đại lý, đại lý bao tiêu theo quy định hiện hành”.
Với nội dung TTCP kiến nghị Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu diezen do Công ty Xăng dầu Khu vực III bán tái xuất cho các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Nomuara – Hải Phòng không đúng đối tượng trị giá 31.812 USD, Bộ Tài chính cho biết đã giao Tổng cục Hải quan rà soát và truy thu thuế.
Thế nhưng, báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, hiện nay phát sinh một số vướng mắc nên chưa thực hiện được việc ra quyết định truy thu, như: Kết luận của Thanh tra không nêu rõ số tờ khai, số lượng xăng dầu thực tế tái xuất, danh sách các DN phải thu hồi.
Hơn nữa, qua rà soát trên hệ thống dữ liệu xuất nhập khẩu của hải quan thì kể từ khi Thông tư 126 của Bộ Tài chính có hiệu lực (21/10/2011) đến hết tháng 11/2012, Công ty Xăng dầu Khu vực III đã thực hiện tái xuất cho 28 tờ khai với tổng số lượng dầu diezen là 290,12 tấn, lệch 29,38 tấn so với Kết luận của TTCP.
Đề nghị bỏ nội dung kết luận về giá cơ sở xăng dầu
Theo nội dung nêu tại bản Kết luận thanh tra đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã kiến nghị “Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu”.
Chẳng hạn như việc TTCP cho rằng việc Bộ Tài chính có văn bản cá biệt cho phép Petrolimex áp dụng tỷ giá ngoại tệ theo tỷ giá bán ra của Vietcombank trong hạch toán xăng dầu là chưa phù hợp với Chế độ kế toán doanh nghiệp, song Bộ Tài chính khẳng định, không có vi phạm nào trong các áp dụng tỷ giá nói trên và cũng không có nội dung nào trái với quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Theo khẳng định của Bộ Tài chính, “việc áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế hay tỷ giá bình quân liên ngân hàng đều không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo tài chính cũng như thu nhập chịu thuế của đơn vị, không hề ảnh hưởng đến thực trạng tài chính cũng như nghĩa vụ với ngân sách nhà nước”.
Và thậm chí, theo Bộ Tài chính thì việc TTCP không cho phép DN lựa chọn mà bắt buộc áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng vừa không phù hợp với chế độ quy định, vừa gây khó khăn cho DN.
Một ý kiến khác của TTCP cũng không nhận được sự đồng tình của Bộ Tài chính đó là: “Quá trình thực hiện Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013, khi xây dựng giá cơ sở để quyết định giá bán lẻ xăng dầu, Petrolimex và liên Bộ đã đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo mức cố định, thiếu cơ sở, cao hơn chi phí thực tế”.
Bộ Tài chính tiếp tục bảo lưu quan điểm của mình và đề nghị TTCP bỏ nội dung kết luận nói trên do chưa tính toán đầy đủ, toàn diện, có thể làm dự luận hiểu sai về công tác điều hành giá xăng dầu của Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính, những kết luận của TTCP đối với nội dung giá cơ sở xăng dầu là chưa thuyết phục, chưa dựa trên điều kiện thực tế quản lý điều hành giá xăng dầu của liên Bộ trong thời gian vừa qua và kỳ thanh tra.
Nội dung kết luận thanh tra có điểm “chưa phù hợp”
Tại Kết luận thanh tra cũng nêu đánh giá: “Các công ty xăng dầu đang thực hiện bán hàng cho các tổng đại lý, đại lý theo hình thức bao tiêu, chi phí thù lao đại lý trừ trong giá bán, chưa được theo dõi, hạch toán trên sổ sách kế toán, gây khó khăn cho công tác quản lý giá bán và chi phí thù lao”.
Bộ Tài chính đã có công văn ngày 7/6 gửi Petrolimex đề nghị soát lại chế độ kế toán đối với việc bán xăng dầu theo hình thức hợp đồng bao tiêu. Tuy nhiên, phía Petrolimex khẳng định việc theo dõi, hạch toán bán hàng cho các tổng đại lý, đại lý của tập đoàn không gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và hoàn toàn phù hợp với quy định chung của Luật Thương mại, Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Theo Petrolimex, việc TTCP yêu cầu theo dõi, hạch toán giá bán, chi phí thù lao đối với hình thức tổng đại lý, đại lý bao tiêu cũng giống như hình thức tổng đại lý, đại lý hưởng hoa hồng bán đúng giá là “chưa phù hợp” và “không đúng với tính chất tổng đại lý, đại lý bao tiêu theo quy định hiện hành”.
Với nội dung TTCP kiến nghị Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu diezen do Công ty Xăng dầu Khu vực III bán tái xuất cho các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Nomuara – Hải Phòng không đúng đối tượng trị giá 31.812 USD, Bộ Tài chính cho biết đã giao Tổng cục Hải quan rà soát và truy thu thuế.
Thế nhưng, báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, hiện nay phát sinh một số vướng mắc nên chưa thực hiện được việc ra quyết định truy thu, như: Kết luận của Thanh tra không nêu rõ số tờ khai, số lượng xăng dầu thực tế tái xuất, danh sách các DN phải thu hồi.
Hơn nữa, qua rà soát trên hệ thống dữ liệu xuất nhập khẩu của hải quan thì kể từ khi Thông tư 126 của Bộ Tài chính có hiệu lực (21/10/2011) đến hết tháng 11/2012, Công ty Xăng dầu Khu vực III đã thực hiện tái xuất cho 28 tờ khai với tổng số lượng dầu diezen là 290,12 tấn, lệch 29,38 tấn so với Kết luận của TTCP.
Bích Diệp - Báo Dân Trí
Relate Threads