Dầu thô Mỹ mất giá vào ngày thứ 3 liên tiếp, chạm vùng giá thấp nhất trong vòng 1 tuần trở lại đây. Nguyên nhân là do giới đầu tư đổ xô tìm đến những tài sản an toàn, trong bối cảnh thị trường lo ngại về những tác động nghiêm trọng của Brexit đến nền kinh tế thế giới.
Thứ 4 (6/7), chứng khoán toàn cầu mất điểm. Đồng Bảng Anh tụt xuống mức đáy 31 năm, khi giới đầu tư lo sợ rằng những cố gắng vực dậy nền kinh tế của các ngân hàng trung ương không thể đủ sức kìm hãm tác động tiêu cực của việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đến thị trường tài chính toàn cầu.
Châu Âu hiện chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những bất ổn tại Italia – nền kinh tế lớn thứ 3 trong Liên minh này. Cụ thể, chỉ số Bank Sector Index của Italia rớt 30% sau quyết định ra đi của Anh, đẩy mức giảm của năm 2016 lên đến 57%. Cuộc khủng hoảng này có thể khiến nền kinh tế Italia rơi vào suy thoái, đồng thời có khả năng lây lan đến các quốc gia còn lại trong EU.
Theo chuyên gia phân tích thị trường hàng hóa Will Yun tại Hyundai Futures Corp., Seoul, những bất ổn sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh sẽ còn tiếp tục kéo dài. Thậm chí, nếu dự trữ dầu thô Mỹ giảm, giá dầu cũng khó mà tăng lên được, trừ khi lượng cung dầu giảm rất mạnh.
Tháng trước, sản xuất dầu tại Nigeria tăng vọt sau khi quá trình sửa chữa cơ sở hạ tầng được hoàn thiện. Quốc gia này đã bơm thêm xấp xỉ 1.53 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng 90,000 thùng/ngày so với tháng 5, khiến sản lượng dầu thô của OPEC tăng mạnh, đồng thời đe dọa đến triển vọng bình ổn thị trường dầu thế giới.
Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Dầu khí Nigeria cho biết, sản lượng dầu của quốc gia này có thể tăng trở lại và chạm 2.2 triệu thùng/ngày vào tháng 7, sau khi đạt 1.8-1.9 triệu thùng/ngày trong tháng 6.
Chỉ số Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, chạm ngưỡng 96.34, tăng 0.13% so với giá đóng cửa hôm qua. Đồng bạc xanh lên giá khiến nhu cầu dầu giảm do các hàng hóa phụ thuộc vào Đô-la Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện thị trường ngóng đợi biên bản cuộc họp của FOMC được công bố vào thứ 5 (7/7). Những đánh giá của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về tình hình kinh tế thế giới luôn ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định lãi suất trong tương lai.
Thứ 6 (8/6), các số liệu về bảng lương phi nông nghiệp Mỹ sẽ được công bố, được kì vọng tác động đến nhận định thị trường về nhu cầu năng lượng tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này.
Thứ 4 (6/7), chứng khoán toàn cầu mất điểm. Đồng Bảng Anh tụt xuống mức đáy 31 năm, khi giới đầu tư lo sợ rằng những cố gắng vực dậy nền kinh tế của các ngân hàng trung ương không thể đủ sức kìm hãm tác động tiêu cực của việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đến thị trường tài chính toàn cầu.
Theo chuyên gia phân tích thị trường hàng hóa Will Yun tại Hyundai Futures Corp., Seoul, những bất ổn sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh sẽ còn tiếp tục kéo dài. Thậm chí, nếu dự trữ dầu thô Mỹ giảm, giá dầu cũng khó mà tăng lên được, trừ khi lượng cung dầu giảm rất mạnh.
Tháng trước, sản xuất dầu tại Nigeria tăng vọt sau khi quá trình sửa chữa cơ sở hạ tầng được hoàn thiện. Quốc gia này đã bơm thêm xấp xỉ 1.53 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng 90,000 thùng/ngày so với tháng 5, khiến sản lượng dầu thô của OPEC tăng mạnh, đồng thời đe dọa đến triển vọng bình ổn thị trường dầu thế giới.
Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Dầu khí Nigeria cho biết, sản lượng dầu của quốc gia này có thể tăng trở lại và chạm 2.2 triệu thùng/ngày vào tháng 7, sau khi đạt 1.8-1.9 triệu thùng/ngày trong tháng 6.
Chỉ số Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, chạm ngưỡng 96.34, tăng 0.13% so với giá đóng cửa hôm qua. Đồng bạc xanh lên giá khiến nhu cầu dầu giảm do các hàng hóa phụ thuộc vào Đô-la Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện thị trường ngóng đợi biên bản cuộc họp của FOMC được công bố vào thứ 5 (7/7). Những đánh giá của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về tình hình kinh tế thế giới luôn ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định lãi suất trong tương lai.
Thứ 6 (8/6), các số liệu về bảng lương phi nông nghiệp Mỹ sẽ được công bố, được kì vọng tác động đến nhận định thị trường về nhu cầu năng lượng tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này.
Nguồn: Bài phân tích của If24h.com
Relate Threads