Mới đây, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có báo cáo kết quả kiểm điểm theo Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 3/10/2016 về việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ. Tìm hiểu báo cáo này, chúng tôi nhận thấy khá… lạ lùng.
Điều “lạ” này nằm trong kiểm điểm trách nhiệm của 2 nhân sự đứng đầu Vinatex là ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Vinatex và ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn. Cả hai ông đều được nhắc đích danh trong kết luận thanh tra với tư cách đại diện phần vốn Nhà nước, đã kinh qua nhiều vị trí và nay là hai người đứng đầu Vinatex. Trong báo cáo kiểm điểm trách nhiệm của Vinatex, ông Nghị là Chủ tịch Hội đồng Kiểm điểm (gồm 10 người), ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc tập đoàn là Phó Chủ tịch Hội đồng Kiểm điểm.
Chủ tịch cần rút kinh nghiệm
Như Báo Thanh tra đã phản ánh: Năm 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận và kiến nghị nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu TTCP xác định rõ phạm vi trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong từng dự án và theo từng giai đoạn, từ giai đoạn đầu tư xây dựng nhà máy đến giai đoạn đưa nhà máy vào hoạt động.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn. Ảnh: Đan Quế
Tại kết luận thanh tra, Tổng TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đánh giá toàn diện thực trạng dự án, đề xuất phương án xử lý phù hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Về xử lý trách nhiệm hành chính, TTCP đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo và thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân tại Bộ Công thương, PVN, Vinatex thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm được phát hiện qua thanh tra như đã nêu trên.
Đối với PVN, Vinatex, các đơn vị góp vốn và PVTex, cần chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định đối với người đại diện vốn tại PVTex và các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra.
Đặc biệt, kết quả thanh tra cho thấy quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ đã có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư.
Vì vậy, TTCP kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Báo cáo kiểm điểm nêu rõ, ông Trần Quang Nghị là trưởng nhóm đại diện vốn Vinatex giai đoạn từ 27/02/2008 - 24/11/2008. Kết luận thanh tra nêu: “Trong giai đoạn là trưởng nhóm người đại diện vốn của Vinatex, cùng với đ/c Lê Tiến Trường thực hiện nhiệm vụ của người dại diện vốn của Vinatex phải có trách nhiệm báo cáo mọi vấn đề liên quan trong quá trình triển khai dự án với HĐQT Vinatex”.
Ông Lê Tiến Trường, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn. Ảnh: Đan Quế
Sau khi họp, Hội đồng Kiểm điểm do ông Nghị là Chủ tịch nêu: Trong gần 9 tháng được Vinatex cử tham gia trưởng nhóm đại diện vốn của Vinatex tại PVTEX, đ/c Trần Quang Nghị đã chủ trì cùng với đ/c Lê Tiến Trường báo cáo xin ý kiến HĐQT Vinatex thống nhất phê duyệt, là một cơ sở để đ/c Lê Tiến Trường ký Quyết định 51/QĐ-PVTEX ngày21/10/2008 phê duyệt và Quyết định 55/QĐ-PVTEX ngày 26/11/2008 phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Đ/c Trần Quang Nghị tham gia thành viên HĐQT PVTex dự cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông ngày 20/10/2008 về việc thông qua dự án đầu tư và tham gia biểu quyết thông qua với tư cách là cổ đông đại diện cho Vinatex theo đúng chỉ đạo của Vinatex tại Biên bản họp HĐQT bất thường của Vinatex ngày 19/10/2008.
Hội đồng Kiểm điểm xác định, với vai trò là trưởng nhóm đại diện vốn của Vinatex tại PVTEX, ông Trần Quang Nghị đã thực hiện nghiêm túc việc xin ý kiến HĐQT Vinatex, tham gia họp HĐQT và Đại hội Cổ đông bất thường, bỏ phiếu đúng tinh thần được HĐQT Vinatex phê duyệt và nội dung đã uỷ quyền cho PVN. Như vậy đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐQT mà Vinatex giao cho người đại diện; tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, các pháp luật liên quan, Điều lệ công ty và Quy chế hoạt động HĐQT công ty PVTEX; tuân thủ đầy đủ quy chế quản lý người đại diện vốn của Vinatex.
Về phần cần rút kinh nghiệm, Hội đồng này chỉ ra: “Với trách nhiệm trưởng nhóm đại diện vốn, đ/c Trần Quang Nghị cũng có khuyết điểm là chưa sát sao kiểm tra các phần việc chi tiết mà thành viên trong nhóm đại diện vốn Vinatex thực hiện”.
Tổng Giám đốc PVTex cũng cần “rút kinh nghiệm”
Nhân sự VIP thứ hai được đưa ra kiểm điểm tại Vinatex là ông Lê Tiến Trường.
Báo cáo kiểm điểm nêu các nội dung cần kiểm điểm theo Kết luận thanh tra “trong vai trò là thành viên nhóm người đại diện vốn (từ 1/3/2008 - 28/7/2013); Tổng Giám đốc tại PVTEX từ 1/3/2008 - 3/7/2008. Trong giai đoạn là Chủ tịch HĐQT PVTEX, đ/c Lê Tiến Trường đã ký quyết định phê duyệt dự án (Quyết định 51/QĐ-PVTEX) không tổ chức thẩm định; không tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu, phân chia dự án thành các gói thầu (tại Quyết định 55/QĐ-PVTEX); không thẩm định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu hai giai đoạn gói thầu EPC (tại Quyết định 56/QĐ- PVTEX). Thực hiện sơ tuyển nhà thầu trước khi dự án được phê duyệt và trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu; hồ sơ mời thầu không yêu cầu các tiêu chuẩn cơ bản về năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy xơ sợi”.
Hội đồng Kiểm điểm xác định, quá trình được cử tham gia dự án PVTEX, ông Lê Tiến Trường được cử là thành viên nhóm người đại diện vốn từ 1/3/2008 - 28/7/2013 và có thời gian được cử giữ chức danh Tổng Giám đốc tại PVTEX trong 4 tháng (từ 1/3/2008 - 3/7/2008); Chủ tịch HĐQT trong 5 tháng (từ 4/7/2008 - 2/12/2008); ủy viên HĐQT từ 3/12/2008 - 28/7/2009. Đồng thời xác định rõ, trong giai đoạn giữ chức vụ Tổng Giám đốc PVTEX, đ/c Lê Tiến Trường luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Chỉ tổ chức tuyển dụng văn phòng dự án ban đầu với tổng số lao động dưới 30 người và chưa thực hiện ký kết bất cứ hợp đồng nào. Trong giai đoạn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PVTEX, đ/c Trường đã ký 3 quyết định: Quyết định 51/QĐ-PVTEX ngày 21/10/2008 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình DFS - dự án xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Quyết định 55/QĐ-PVTEX ngàv 26/11/2008 phê duyệt kế hoạch đấu thầu đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Quyết định 56/QĐ-PVTEX ngày 26/11/2008 phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1 - gói thầu EPC.
Hội đồng Kiểm điểm đã liệt kê hàng loạt căn cứ pháp lý của việc ông Trường ký 3 quyết định trên rồi xác định: Ông Trường đã làm đúng khi sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại PVTEX theo sự phân công, điều động của HĐQT Vinatex khi được PVN đề nghị. Với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVTEX đã tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của Cty PVTEX, tuân thủ các nguyên tắc làm việc của HĐQT PVTEX là quyết định theo đa số nên phê duyệt các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT PVTEX khi được đa số các thành viên thông qua.
Báo cáo cũng nêu, trước khi ký 3 quyết định nêu trên, ông Trường đã “báo cáo xin ý kiến HĐQT Vinatex với tư cách là người đại diện vốn Vinatex và làm tròn trách nhiệm của người đại diện phần vốn. Việc ký các quyết định nêu trên đều trên cơ sở thận trọng và có cơ sở. Các quyết định này đều chỉ là bước đầu tiên của dự án, không làm ảnh hưởng đến kết quả vận hành sau này của dự án”.
Hội đồng Kiểm điểm xác định, ông Trường cần rút kinh nghiệm trong “quản lý, điều hành chưa đảm bảo đầy đủ các bước về thủ tục hành chính trong công tác thẩm định mà đã kế thừa kết quả thẩm định của PVN”; “cần rút kinh nghiệm khi tham gia quản lý, điều hành các dự án lớn sau này”.
Có lẽ, không cần bình luận gì thì câu chuyện kiểm điểm trách nhiệm với người đại diện phần vốn Nhà nước và giữ chức danh quan trọng tại PVTEX là ông Trần Quang Nghị và Lê Tiến Trường đã khá rõ.
Với một kết luận thanh tra cho thấy nhiều dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm, gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư, TTCP kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật thì báo cáo kiểm điểm trách nhiệm nói trên của Vinatex được hiểu là nghiêm túc hay làm cho… xong chuyện?
Chủ tịch cần rút kinh nghiệm
Như Báo Thanh tra đã phản ánh: Năm 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận và kiến nghị nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu TTCP xác định rõ phạm vi trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong từng dự án và theo từng giai đoạn, từ giai đoạn đầu tư xây dựng nhà máy đến giai đoạn đưa nhà máy vào hoạt động.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn. Ảnh: Đan Quế
Về xử lý trách nhiệm hành chính, TTCP đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo và thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân tại Bộ Công thương, PVN, Vinatex thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm được phát hiện qua thanh tra như đã nêu trên.
Đối với PVN, Vinatex, các đơn vị góp vốn và PVTex, cần chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định đối với người đại diện vốn tại PVTex và các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra.
Đặc biệt, kết quả thanh tra cho thấy quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ đã có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư.
Vì vậy, TTCP kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Báo cáo kiểm điểm nêu rõ, ông Trần Quang Nghị là trưởng nhóm đại diện vốn Vinatex giai đoạn từ 27/02/2008 - 24/11/2008. Kết luận thanh tra nêu: “Trong giai đoạn là trưởng nhóm người đại diện vốn của Vinatex, cùng với đ/c Lê Tiến Trường thực hiện nhiệm vụ của người dại diện vốn của Vinatex phải có trách nhiệm báo cáo mọi vấn đề liên quan trong quá trình triển khai dự án với HĐQT Vinatex”.
Ông Lê Tiến Trường, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn. Ảnh: Đan Quế
Hội đồng Kiểm điểm xác định, với vai trò là trưởng nhóm đại diện vốn của Vinatex tại PVTEX, ông Trần Quang Nghị đã thực hiện nghiêm túc việc xin ý kiến HĐQT Vinatex, tham gia họp HĐQT và Đại hội Cổ đông bất thường, bỏ phiếu đúng tinh thần được HĐQT Vinatex phê duyệt và nội dung đã uỷ quyền cho PVN. Như vậy đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐQT mà Vinatex giao cho người đại diện; tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, các pháp luật liên quan, Điều lệ công ty và Quy chế hoạt động HĐQT công ty PVTEX; tuân thủ đầy đủ quy chế quản lý người đại diện vốn của Vinatex.
Về phần cần rút kinh nghiệm, Hội đồng này chỉ ra: “Với trách nhiệm trưởng nhóm đại diện vốn, đ/c Trần Quang Nghị cũng có khuyết điểm là chưa sát sao kiểm tra các phần việc chi tiết mà thành viên trong nhóm đại diện vốn Vinatex thực hiện”.
Tổng Giám đốc PVTex cũng cần “rút kinh nghiệm”
Nhân sự VIP thứ hai được đưa ra kiểm điểm tại Vinatex là ông Lê Tiến Trường.
Báo cáo kiểm điểm nêu các nội dung cần kiểm điểm theo Kết luận thanh tra “trong vai trò là thành viên nhóm người đại diện vốn (từ 1/3/2008 - 28/7/2013); Tổng Giám đốc tại PVTEX từ 1/3/2008 - 3/7/2008. Trong giai đoạn là Chủ tịch HĐQT PVTEX, đ/c Lê Tiến Trường đã ký quyết định phê duyệt dự án (Quyết định 51/QĐ-PVTEX) không tổ chức thẩm định; không tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu, phân chia dự án thành các gói thầu (tại Quyết định 55/QĐ-PVTEX); không thẩm định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu hai giai đoạn gói thầu EPC (tại Quyết định 56/QĐ- PVTEX). Thực hiện sơ tuyển nhà thầu trước khi dự án được phê duyệt và trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu; hồ sơ mời thầu không yêu cầu các tiêu chuẩn cơ bản về năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy xơ sợi”.
Hội đồng Kiểm điểm xác định, quá trình được cử tham gia dự án PVTEX, ông Lê Tiến Trường được cử là thành viên nhóm người đại diện vốn từ 1/3/2008 - 28/7/2013 và có thời gian được cử giữ chức danh Tổng Giám đốc tại PVTEX trong 4 tháng (từ 1/3/2008 - 3/7/2008); Chủ tịch HĐQT trong 5 tháng (từ 4/7/2008 - 2/12/2008); ủy viên HĐQT từ 3/12/2008 - 28/7/2009. Đồng thời xác định rõ, trong giai đoạn giữ chức vụ Tổng Giám đốc PVTEX, đ/c Lê Tiến Trường luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Chỉ tổ chức tuyển dụng văn phòng dự án ban đầu với tổng số lao động dưới 30 người và chưa thực hiện ký kết bất cứ hợp đồng nào. Trong giai đoạn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PVTEX, đ/c Trường đã ký 3 quyết định: Quyết định 51/QĐ-PVTEX ngày 21/10/2008 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình DFS - dự án xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Quyết định 55/QĐ-PVTEX ngàv 26/11/2008 phê duyệt kế hoạch đấu thầu đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Quyết định 56/QĐ-PVTEX ngày 26/11/2008 phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1 - gói thầu EPC.
Hội đồng Kiểm điểm đã liệt kê hàng loạt căn cứ pháp lý của việc ông Trường ký 3 quyết định trên rồi xác định: Ông Trường đã làm đúng khi sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại PVTEX theo sự phân công, điều động của HĐQT Vinatex khi được PVN đề nghị. Với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVTEX đã tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của Cty PVTEX, tuân thủ các nguyên tắc làm việc của HĐQT PVTEX là quyết định theo đa số nên phê duyệt các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT PVTEX khi được đa số các thành viên thông qua.
Báo cáo cũng nêu, trước khi ký 3 quyết định nêu trên, ông Trường đã “báo cáo xin ý kiến HĐQT Vinatex với tư cách là người đại diện vốn Vinatex và làm tròn trách nhiệm của người đại diện phần vốn. Việc ký các quyết định nêu trên đều trên cơ sở thận trọng và có cơ sở. Các quyết định này đều chỉ là bước đầu tiên của dự án, không làm ảnh hưởng đến kết quả vận hành sau này của dự án”.
Hội đồng Kiểm điểm xác định, ông Trường cần rút kinh nghiệm trong “quản lý, điều hành chưa đảm bảo đầy đủ các bước về thủ tục hành chính trong công tác thẩm định mà đã kế thừa kết quả thẩm định của PVN”; “cần rút kinh nghiệm khi tham gia quản lý, điều hành các dự án lớn sau này”.
Có lẽ, không cần bình luận gì thì câu chuyện kiểm điểm trách nhiệm với người đại diện phần vốn Nhà nước và giữ chức danh quan trọng tại PVTEX là ông Trần Quang Nghị và Lê Tiến Trường đã khá rõ.
Với một kết luận thanh tra cho thấy nhiều dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm, gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư, TTCP kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật thì báo cáo kiểm điểm trách nhiệm nói trên của Vinatex được hiểu là nghiêm túc hay làm cho… xong chuyện?
Đan Quế - thanhtra.com.vn
Relate Threads