Hãng Interfax dẫn phát biểu của người đứng đầu Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine - Andrew Kobolev trong hội nghị tại Brussels (Bỉ) cho hay, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (hợp tác giữa Nga-Đức) là “con ngựa thành Troy” của Nga dành cho châu Âu.
“Dòng chảy phương Bắc 2 là một hộp quà được đóng gói giống như “con ngựa thành Troia”. Nó được tạo ra với mục đích làm suy yếu liên minh châu Âu” – ông Kobolev nhận định, nhưng không nói rõ thêm EU sẽ bị suy yếu như thế nào.
Trước đó các đại diện của Ukraine đã nhiều lần tuyên bố, “Dòng chảy phương Bắc 2” là một dự án chính trị và yêu cầu quốc tế ngăn chặn nó. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố “Dòng chảy phương Bắc 2” làm thiệt hại của Kiev 2,2 tỷ USD lợi nhuận từ việc trung chuyển khí đốt mỗi năm.
Tờ Quan điểm (Nga) từng viết, tuyên bố của ông Yatsenyuk là sai lầm cơ bản. Ông này yêu cầu vận chuyển khí đốt qua Ukraine nhưng điều đó là không đúng. Hiện Tập đoàn Gazprom tiếp nhận khí đốt ở biên giới của Ukraine với châu Âu và tự bán khí đốt của mình cho các khách hàng châu Âu. Ukraine chỉ tham gia vào các giao dịch này với vai trò trung chuyển khí đốt từ biên giới với Nga tới biên giới với EU
Thực chất “Dòng chảy phương Bắc” là tuyến đường ống dẫn khí nối thẳng từ biên giới Nga tới biên giới châu Âu. Thêm vào đó, Thủ tướng Ukraine đã đánh giá quá cao tổn thất của Ukraine liên quan tới việc xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2”.
Các nước EU cũng cùng có quan điểm như vậy về việc xây dựng các đường ống dẫn khí ‘Dòng chảy phương Bắc 2”. Như vậy số phận tương lai dự án của Nga sẽ không phụ thuộc nhiều vào kinh tế mà chủ yếu là tình hình địa chính trị (của quốc gia này).
Giữa tháng 3/2016 Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã nhận được một bức thư không đồng ý với việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 có chữ ký của đại diện 8 quốc gia khác nhau, gồm Thủ tướng Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Romania và Tổng thống Lithuania. Theo thông tin từ truyền thông, lá thư còn có chữ ký của chính phủ Croatia nhưng Zagreb không thừa nhận sự việc này.
Nhận định về tuyên bố của các chính trị gia châu Âu liên quan tới nguy cơ xuất hiện sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga, Tổng thống Séc Milos Zeman nói: “Na Uy cũng sản xuất khí đốt nhưng tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa nào từ khí đốt của Na Uy. Vậy tại sao lại xuất hiện mối nguy hại nào đó liên quan tới khí đốt của Nga?”.
Giữa tháng 2 năm nay, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo rằng, Moscow hy vọng dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” sẽ được thực hiện bất chấp những nỗ lực của một số quốc gia phương Tây nhằm chính trị hóa nó một cách giả tạo.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhận định, Gói năng lượng thứ 3 của EU trong một số trường hợp sẽ gây cản trở cho quốc gia này nhưng lại trợ giúp cho quốc gia khác.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Interfax, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
“Dòng chảy phương Bắc 2 là một hộp quà được đóng gói giống như “con ngựa thành Troia”. Nó được tạo ra với mục đích làm suy yếu liên minh châu Âu” – ông Kobolev nhận định, nhưng không nói rõ thêm EU sẽ bị suy yếu như thế nào.
Trước đó các đại diện của Ukraine đã nhiều lần tuyên bố, “Dòng chảy phương Bắc 2” là một dự án chính trị và yêu cầu quốc tế ngăn chặn nó. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố “Dòng chảy phương Bắc 2” làm thiệt hại của Kiev 2,2 tỷ USD lợi nhuận từ việc trung chuyển khí đốt mỗi năm.
Tờ Quan điểm (Nga) từng viết, tuyên bố của ông Yatsenyuk là sai lầm cơ bản. Ông này yêu cầu vận chuyển khí đốt qua Ukraine nhưng điều đó là không đúng. Hiện Tập đoàn Gazprom tiếp nhận khí đốt ở biên giới của Ukraine với châu Âu và tự bán khí đốt của mình cho các khách hàng châu Âu. Ukraine chỉ tham gia vào các giao dịch này với vai trò trung chuyển khí đốt từ biên giới với Nga tới biên giới với EU
Các nước EU cũng cùng có quan điểm như vậy về việc xây dựng các đường ống dẫn khí ‘Dòng chảy phương Bắc 2”. Như vậy số phận tương lai dự án của Nga sẽ không phụ thuộc nhiều vào kinh tế mà chủ yếu là tình hình địa chính trị (của quốc gia này).
Giữa tháng 3/2016 Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã nhận được một bức thư không đồng ý với việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 có chữ ký của đại diện 8 quốc gia khác nhau, gồm Thủ tướng Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Romania và Tổng thống Lithuania. Theo thông tin từ truyền thông, lá thư còn có chữ ký của chính phủ Croatia nhưng Zagreb không thừa nhận sự việc này.
Nhận định về tuyên bố của các chính trị gia châu Âu liên quan tới nguy cơ xuất hiện sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga, Tổng thống Séc Milos Zeman nói: “Na Uy cũng sản xuất khí đốt nhưng tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa nào từ khí đốt của Na Uy. Vậy tại sao lại xuất hiện mối nguy hại nào đó liên quan tới khí đốt của Nga?”.
Giữa tháng 2 năm nay, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo rằng, Moscow hy vọng dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” sẽ được thực hiện bất chấp những nỗ lực của một số quốc gia phương Tây nhằm chính trị hóa nó một cách giả tạo.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhận định, Gói năng lượng thứ 3 của EU trong một số trường hợp sẽ gây cản trở cho quốc gia này nhưng lại trợ giúp cho quốc gia khác.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Interfax, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Đức Dũng (lược dịch) - Infonet.vn
Relate Threads