Kinh doanh xăng dầu: "Kẻ ăn không hết, người lần không ra"

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Cùng là đơn vị Tập đoàn Nhà nước kinh doanh xăng dầu nhưng Nhà máy lọc dầu Dung Quất thông báo sẽ lỗ 1 tỷ USD nếu không được ưu đãi còn Petrolimex công bố lãi khủng ngàn tỷ.

Đây là một nghịch lý hiện hữu ở các đơn vị kinh doanh xăng dầu hiện nay.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2015 với kết quả bất ngờ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Petrolimex đạt cao nhất từ trước tới nay.Cụ thể, báo cáo hợp nhất cho thấy lợi nhuận sau thuế quý 4/2015 đạt 1.003 tỷ đồng, lũy kế cả năm đạt 3.138,5 tỷ đồng. Trong khi đó, các chỉ số này trong năm 2014 lần lượt là lỗ 1.159 tỷ đồng và 9,088 tỷ đồng.

Riêng với công ty mẹ, báo cáo tài chính (chưa soát xét) ghi nhận con số 1.806,7 tỉ đồng lãi ròng trong quí 4/2015 và lũy kế 2.141,9 tỉ đồng cho cả năm 2015. Số lãi của Petrolimex đã vượt xa so với cùng kỳ năm 2014.

A1.jpg

Trong báo cáo, ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex giải trình giải thích rằng sở dĩ lợi nhuận sau thuế của Petrolimex chênh lệch lớn với cùng kỳ như vậy là do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất là trong năm 2015, kết quả kinh doanh của một số công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực như hóa dầu, bảo hiểm, nhiên liệu bay, vân tải, dịch vụ ... có tăng trưởng so với năm 2014.

Theo báo cáo, hiện Petrolimex có 27 công ty con mà đơn vị này nắm quyền chi phối, trong đó có một công ty liên doanh với đối tác nước ngoài, một công ty 100% vốn tại Singaporre và một tại Lào.

Thứ hai, giá xăng dầu thế giới quý 4/2015 tuy vẫn cùng xu hướng giảm như quí 4/2014 nhưng mức giảm giữa các tháng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên việc phải đảm bảo dự trữ tồn kho theo quy định của kinh doanh xăng dầu không tác động trầm trọng như quí 4.

Thứ ba, sản lượng xuất bán xăng dầu tại thị trường trong nước của tập đoàn tăng trưởng 8% so với cùng kỳ.

“Quý 4/2015 do giá xăng dầu giảm mạnh làm hoạt động của công ty Petrolimex Singapore phát sinh lỗ cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hợp nhất Quý 4 của Tập đoàn”, ông Trần Ngọc Năm nêu trong báo cáo.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, ông Trần Ngọc Năm cho rằng lợi nhuận công ty mẹ tăng nhiều so với cùng kỳ 2014 do lợi nhuận từ các công ty cổ phần, liên kết có vốn góp của Petrolimex tăng trưởng tốt vì vậy nguồn cổ tức và lợi nhuận được chia hạch toán trong Quý 4/2015 tại Công ty mẹ tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các khoản trích lập dự phòng do tác động của sự biến động giá xăng giảm.

Petrolimex có báo cáo rất đẹp với khoản lãi khủng, được cho là lãi lớn nhất trong lịch sử kinh doanh xăng dầu. Đáng chú ý, Petrolimex là khách hàng lớn nhất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trong khi khách hàng thắng lợi lớn thì chủ hàng đứng trước nguy cơ thua lỗ hơn tỷ USD.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất (PetroVietnam) đang kêu gặp khó và đứng trước nguy cơ tạm đóng cửa bởi không cạnh tranh được với xăng dầu nhập khẩu.

Đầu năm 2016, theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu với diesel, nhiên liệu bay Jet A1 về 0% trong khi của Dung Quất là 10%. Doanh nghiệp cho rằng mình thua thiệt, không thể cạnh tranh được với hàng nhập do thuế cao hơn.

Trong một báo cáo gửi lên Chính phủ giữa năm 2015, PetroVietnam đã tiết lộ mức lỗ "khủng" của nhà máy này từ khi đi vào vận hành. Năm 2010, công ty lỗ gần 3.200 tỷ đồng, năm 2011 lỗ gần 4.800 tỷ đồng. Năm 2012, năm 2013 lần lượt lỗ trên 6.400 và 6.000 tỷ đồng. Năm 2014 Lọc hóa dầu Bình Sơn lỗ 7.136 tỷ đồng. Lũy kế từ khi đi vào vận hành thương mại, đơn vị này lỗ khoảng 27.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD).

Bất cập về năng lực sản xuất, hiệu quả của Dung Quất càng lộ rõ nếu so sánh với các cơ sở trong khu vực như tạiSingapore, khi các nhà máy này phải nhập dầu thô, sản xuất và mất thuế tại nước sở tại, cộng với chi phí vận chuyển, thuế chênh lệch… Do vậy, việc sản phẩm của nhà máy này tồn kho do không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, dẫn đến nguy cơ đóng cửa có thể "cấp bách".

Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ nằm ở chính sách ưu đãi mà còn là câu chuyện quản lý, vận hành hoạt động. Xăng dầu bán với giá đắt, bị chê không bán được,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên tục kêu cứu.

Nhiều chuyên gia cho rằng chi phí vận hành quá lớn là một trong những nguyên nhân khiến nhà máy lọc dầu Dung Quất gặp khó.

Theo: Người Đồng Hành - ndh.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top