Mùa hè 2016, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) xuất xưởng lần đầu tiên trên thế giới thiết bị hóa lỏng khí đốt nổi (PFLNG Satu), vượt trước con tầu Prelude của Shell có công suất cao gấp 3 lần hơn một năm. PFLNG Satu sẽ xử lý 1,2 triệu tấn LNG/năm, phục vụ cho khai thác mỏ khí Kanowit vùng nước nông của Malaysia, tuy nhỏ hơn nhưng đóng vai trò tiên phong trong công nghệ mới này. Thiết bị nổi cùng loại thứ hai, công suất 1,5 triệu tấn/năm, đang được đóng, phục vụ cho mỏ khí vùng nước sâu Rotan, có thể sẽ xuất xưởng sau 2-3 năm nữa. Một khi sử dụng thành công ở hai mỏ nói trên, phương tiện hóa lỏng khí đốt nổi mang thương hiệu Malaysia sẽ phục vụ khai thác các mỏ khí biển ở các vùng xa xôi, hẻo lánh trong nước lẫn ở nước ngoài, tránh được việc phải xây dựng các đường ống dẫn khí ngầm dưới biển vừa tốn kém, vừa rất mất nhiều thời gian, làm cho giá thành khai thác khí cao, nhất là các mỏ không có trữ lượng lớn. Petronas tự hào gọi phương tiện hóa lỏng khí nổi của mình là “người thay đổi ván bài”.
Với thành tựu công nghệ mới này, Petronas được chọn xếp vào danh sách các tập đoàn dầu khí quốc gia (NOC) đứng đầu thế giới gồm: Saudi Aramco, StatOil (Nauy), Petrobras (Brazil) trong việc dám đầu tư phát triển công nghệ mới, cạnh tranh với các tập đoàn dầu khí tư nhân quốc tế lớn từ lâu được mệnh danh là “vua dầu mỏ”. Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh này cũng rất mạnh dạn đầu tư vào công nghệ vùng nước sâu ở Malaysia, với tư cách là đối tác của Exxon-Mobil trong liên doanh tăng cường thu hồi dầu (EOR) lớn nhất ở Đông Nam Á có vốn 2,5 tỷ USD tại đề án Tapis, thềm lục địa Terengganu. Petronas cũng là một trong những tổ chức sản xuất và kinh doanh LNG lớn nhất thế giới.
Theo quy mô hoạt động dầu khí trong nước và nước ngoài, Petronas được xếp vào loại tập đoàn quốc gia hạng trung bình. Hiện nay, Petronas thăm dò - khai thác dầu khí trên 20 nước, vốn đầu tư trong lĩnh vực này chiếm đến một nửa vốn đầu tư của toàn tập đoàn và có khá nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại LNG toàn cầu, cung cấp hơn 90 chuyến hàng (cargo) cho 20 nước. Các hoạt động hạ nguồn cũng được triển khai trên 40 nước.
Với sự phụ thuộc lớn vào hoạt động buôn bán dầu thô cũng như sản phẩm lọc dầu và các hoạt động hạ nguồn khác trên thị trường thế giới còn rất nhỏ so với các tập đoàn dầu khí quốc tế (IOC) nên Petronas bị chịu nhiều thiệt hại khi giá dầu thấp.
Về trữ lượng, hiện tại Petronas quản lý 23,2 tỷ thùng dầu quy đổi (boe) trong nước so với 10 tỷ boe ở nước ngoài. Điều đó cho thấy hoạt động khai thác của tập đoàn này dựa chủ yếu vào trữ lượng dầu khí nội địa. Sản lượng khí đốt trong nước tương đối dồi dào giúp Petronas đứng thứ ba trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu LNG thế giới, sau Qatar và Australia.
Tương tự như vậy, các hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn khác cũng chiếm vị trí chủ đạo trong nội địa. Các trách nhiệm tài chính của Petronas đối với cổ đông và nhà nước đến nay chưa có thể dự báo được nên vai trò của Petronas đối với xã hội còn chưa rõ ràng. Các tài sản dầu khí của Petronas tại những quốc gia chưa ổn định như Nam Sudan, Iraq chứa đựng nhiều rủi ro địa chính trị rất cao. Nhưng bù lại, sự ưu đãi của chính phủ đối với Petronas về quản lý tài nguyên nội địa được cho là hồng phúc của tập đoàn và là giấc mơ của các IOC.
Trong nước, Petronas đang là ông chủ cuả 198 mỏ đang khai thác, 155 giàn khoan trên thềm lục địa trong 101 hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) và 6 hợp đồng phân chia rủi ro. Công suất tổng hợp của 8 dây chuyền sản xuất tại các liên hợp MLNG của Malaysia lên đến 26 triệu tấn/năm. Dây chuyền thứ 9 đang xây dựng, công suất 3,6 triệu tấn/năm, sẽ đưa vào sản xuất trong quý I/2017, nâng tổng công suất sản xuất LNG của Petronas lên gần 30 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Petronas còn có 27,5% cổ phần trong các nhà máy LNG, công suất 7,8 triệu tấn/năm, sử dụng khí than làm nguyên liệu ở Australia. Petronas còn là một trong những nhà đại diện và là chi nhánh đầu tư thương mại cho các công ty nước ngoài và kết nối quan hệ giữa họ với các nhà nhập khẩu LNG ở các nước như Đài Loan, Nhật bản. Tài sản dầu khí của Petronas ở Australia và ở một số nước tương đối ổn định về kinh tế và chính trị cũng là một giải pháp giúp cắt giảm rủi ro địa chính trị cho các tài sản của tập đoàn ở nước ngoài. Ở Bắc Mỹ, OPEC có kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí do Công ty Progress Energy của họ khai thác tại đông bắc bang British Columbia và tây bắc bang Alberta về nhà máy hóa lỏng khí Pacific NorthWest LNG có giá trị 11 tỷ USD, công suất ban đầu khoảng 12 triệu tấn/năm, đặt trên đảo Lelu, gần Prince Rupert, bờ tây Canada. Nhà máy này dự kiến bắt đầu được xây dựng vào năm 2015 nhưng do chưa đầy đủ về phương diện pháp lý, nhất là đánh giá tác động môi trường chưa được chính phủ Canada phê duyệt nên phải dừng. OPEC đang xem xét lại các điều kiện thị trường trong hoàn cảnh mới để hoàn thiện quyết định đầu tư cuối cùng vào cuối năm nay. Nếu mọi việc đều trôi chảy thì Petronas có thể xuất khẩu LNG sản xuất tại đây vào năm 2020-2021.
Tài sản LNG chiếm gần 1/5 doanh thu năm 2015 của Petronas. Nếu khối tài sản này được phát triển ở nước ngoài theo đúng kế hoạch thì doanh thu từ LNG của tập đoàn càng tăng cao hơn nữa.
Tuy đã hạn chế được nhiều tác động tiêu cực của giá dầu thấp, nhưng là một nước xuất khẩu dầu khí nên thiệt hại của Petronas không hề nhỏ. Riêng quý II/2016, lợi nhuận của tập đoàn giảm 85% xuống còn 1,62 tỷ RM (Rigit Malaysia, tương đương 402 triệu USD) từ mức 11,07 tỷ RM của quý II/2015. Doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, còn 48,4 tỷ RM. Nộp các loại nghĩa vụ giảm mạnh, chỉ còn 7,16 tỷ RM. Lãi sau thuế các hoạt động thượng nguồn cả năm 2016 giảm còn 3,7 tỷ MR, từ mức 6,17 tỷ RM năm trước, còn lãi sau thuế của các hoạt động hạ nguồn đạt 2,26 tỷ RM, từ mức 3,29 tỷ RM của năm 2015. Tình hình sản xuất - kinh doanh của Petronas năm 2017 có thể cũng không khả quan hơn so với năm 2016 vì giá dầu thô và sản phẩm dầu được dự báo sẽ tăng rất ít và rất chậm.
Đứng trước bối cảnh ấy, Petronas tiếp tục cải tiến tổ chức, giảm biên chế, nhất là trong đội ngũ quản lý (năm 2016 lãnh đạo tập đoàn chỉ còn 1 tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc), giản tiến độ - hoãn - cắt bỏ các đề án ít hoặc không có khả năng mang lại lợi nhuận, tập trung vốn cho đầu tư phát triển công nghệ cao và các đề án được chọn lọc có lãi lớn, nhất là trong các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn. Giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ - kỹ thuật - quản lý - phát triển nhân lực và tiết kiệm được coi trọng hàng đầu, đồng thời chuẩn bị tất cả các điều kiện để cất cánh sau khi kinh tế thế giới ra khỏi khủng hoảng. Kế hoạch năm 2017 được lập trên cơ sở dự báo giá dầu thô ở mức chỉ 30 USD/thùng. Công ty tư vấn đầu tư Moody đánh giá cơ cấu chương trình tiền mặt của Petronas trong năm tới thuộc loại “excellent”. Với lợi thế có nguồn tài nguyên dầu khí nội địa khá dồi dào, cơ sở hạ tầng tốt, cộng với kinh nghiệm sản xuất, quản lý có kinh nghiệm, đất nước lại nằm trên một trong những con đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới, Petronas không chỉ nằm trong danh sách 500 công ty dầu khí hàng đầu mà còn có thể nhanh chóng trở thành một trung tâm lọc hóa dầu và phân phối dầu khí lớn trong khu vực, đủ sức cạnh tranh với vị trí của Singapore đang nắm giữ. Theo cách nhìn nhận của các cơ quan thông tin, Việt Nam đứng vị trí thứ ba về công nghiệp dầu khí trong ASEAN, ngay sau Malaysia, nhưng xét trên thực tế Petrovietnam còn có một khoảng cách khá xa so với Petronas. Một nghiên cứu nghiêm túc về Petronas sẽ giúp cho ngành dầu khí nước ta có một chiến lược phát triển nhanh, hiệu quả là một việc rất nên làm hiện nay.
Với thành tựu công nghệ mới này, Petronas được chọn xếp vào danh sách các tập đoàn dầu khí quốc gia (NOC) đứng đầu thế giới gồm: Saudi Aramco, StatOil (Nauy), Petrobras (Brazil) trong việc dám đầu tư phát triển công nghệ mới, cạnh tranh với các tập đoàn dầu khí tư nhân quốc tế lớn từ lâu được mệnh danh là “vua dầu mỏ”. Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh này cũng rất mạnh dạn đầu tư vào công nghệ vùng nước sâu ở Malaysia, với tư cách là đối tác của Exxon-Mobil trong liên doanh tăng cường thu hồi dầu (EOR) lớn nhất ở Đông Nam Á có vốn 2,5 tỷ USD tại đề án Tapis, thềm lục địa Terengganu. Petronas cũng là một trong những tổ chức sản xuất và kinh doanh LNG lớn nhất thế giới.
Với sự phụ thuộc lớn vào hoạt động buôn bán dầu thô cũng như sản phẩm lọc dầu và các hoạt động hạ nguồn khác trên thị trường thế giới còn rất nhỏ so với các tập đoàn dầu khí quốc tế (IOC) nên Petronas bị chịu nhiều thiệt hại khi giá dầu thấp.
Về trữ lượng, hiện tại Petronas quản lý 23,2 tỷ thùng dầu quy đổi (boe) trong nước so với 10 tỷ boe ở nước ngoài. Điều đó cho thấy hoạt động khai thác của tập đoàn này dựa chủ yếu vào trữ lượng dầu khí nội địa. Sản lượng khí đốt trong nước tương đối dồi dào giúp Petronas đứng thứ ba trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu LNG thế giới, sau Qatar và Australia.
Tương tự như vậy, các hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn khác cũng chiếm vị trí chủ đạo trong nội địa. Các trách nhiệm tài chính của Petronas đối với cổ đông và nhà nước đến nay chưa có thể dự báo được nên vai trò của Petronas đối với xã hội còn chưa rõ ràng. Các tài sản dầu khí của Petronas tại những quốc gia chưa ổn định như Nam Sudan, Iraq chứa đựng nhiều rủi ro địa chính trị rất cao. Nhưng bù lại, sự ưu đãi của chính phủ đối với Petronas về quản lý tài nguyên nội địa được cho là hồng phúc của tập đoàn và là giấc mơ của các IOC.
Trong nước, Petronas đang là ông chủ cuả 198 mỏ đang khai thác, 155 giàn khoan trên thềm lục địa trong 101 hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) và 6 hợp đồng phân chia rủi ro. Công suất tổng hợp của 8 dây chuyền sản xuất tại các liên hợp MLNG của Malaysia lên đến 26 triệu tấn/năm. Dây chuyền thứ 9 đang xây dựng, công suất 3,6 triệu tấn/năm, sẽ đưa vào sản xuất trong quý I/2017, nâng tổng công suất sản xuất LNG của Petronas lên gần 30 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Petronas còn có 27,5% cổ phần trong các nhà máy LNG, công suất 7,8 triệu tấn/năm, sử dụng khí than làm nguyên liệu ở Australia. Petronas còn là một trong những nhà đại diện và là chi nhánh đầu tư thương mại cho các công ty nước ngoài và kết nối quan hệ giữa họ với các nhà nhập khẩu LNG ở các nước như Đài Loan, Nhật bản. Tài sản dầu khí của Petronas ở Australia và ở một số nước tương đối ổn định về kinh tế và chính trị cũng là một giải pháp giúp cắt giảm rủi ro địa chính trị cho các tài sản của tập đoàn ở nước ngoài. Ở Bắc Mỹ, OPEC có kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí do Công ty Progress Energy của họ khai thác tại đông bắc bang British Columbia và tây bắc bang Alberta về nhà máy hóa lỏng khí Pacific NorthWest LNG có giá trị 11 tỷ USD, công suất ban đầu khoảng 12 triệu tấn/năm, đặt trên đảo Lelu, gần Prince Rupert, bờ tây Canada. Nhà máy này dự kiến bắt đầu được xây dựng vào năm 2015 nhưng do chưa đầy đủ về phương diện pháp lý, nhất là đánh giá tác động môi trường chưa được chính phủ Canada phê duyệt nên phải dừng. OPEC đang xem xét lại các điều kiện thị trường trong hoàn cảnh mới để hoàn thiện quyết định đầu tư cuối cùng vào cuối năm nay. Nếu mọi việc đều trôi chảy thì Petronas có thể xuất khẩu LNG sản xuất tại đây vào năm 2020-2021.
Tài sản LNG chiếm gần 1/5 doanh thu năm 2015 của Petronas. Nếu khối tài sản này được phát triển ở nước ngoài theo đúng kế hoạch thì doanh thu từ LNG của tập đoàn càng tăng cao hơn nữa.
Tuy đã hạn chế được nhiều tác động tiêu cực của giá dầu thấp, nhưng là một nước xuất khẩu dầu khí nên thiệt hại của Petronas không hề nhỏ. Riêng quý II/2016, lợi nhuận của tập đoàn giảm 85% xuống còn 1,62 tỷ RM (Rigit Malaysia, tương đương 402 triệu USD) từ mức 11,07 tỷ RM của quý II/2015. Doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, còn 48,4 tỷ RM. Nộp các loại nghĩa vụ giảm mạnh, chỉ còn 7,16 tỷ RM. Lãi sau thuế các hoạt động thượng nguồn cả năm 2016 giảm còn 3,7 tỷ MR, từ mức 6,17 tỷ RM năm trước, còn lãi sau thuế của các hoạt động hạ nguồn đạt 2,26 tỷ RM, từ mức 3,29 tỷ RM của năm 2015. Tình hình sản xuất - kinh doanh của Petronas năm 2017 có thể cũng không khả quan hơn so với năm 2016 vì giá dầu thô và sản phẩm dầu được dự báo sẽ tăng rất ít và rất chậm.
Đứng trước bối cảnh ấy, Petronas tiếp tục cải tiến tổ chức, giảm biên chế, nhất là trong đội ngũ quản lý (năm 2016 lãnh đạo tập đoàn chỉ còn 1 tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc), giản tiến độ - hoãn - cắt bỏ các đề án ít hoặc không có khả năng mang lại lợi nhuận, tập trung vốn cho đầu tư phát triển công nghệ cao và các đề án được chọn lọc có lãi lớn, nhất là trong các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn. Giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ - kỹ thuật - quản lý - phát triển nhân lực và tiết kiệm được coi trọng hàng đầu, đồng thời chuẩn bị tất cả các điều kiện để cất cánh sau khi kinh tế thế giới ra khỏi khủng hoảng. Kế hoạch năm 2017 được lập trên cơ sở dự báo giá dầu thô ở mức chỉ 30 USD/thùng. Công ty tư vấn đầu tư Moody đánh giá cơ cấu chương trình tiền mặt của Petronas trong năm tới thuộc loại “excellent”. Với lợi thế có nguồn tài nguyên dầu khí nội địa khá dồi dào, cơ sở hạ tầng tốt, cộng với kinh nghiệm sản xuất, quản lý có kinh nghiệm, đất nước lại nằm trên một trong những con đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới, Petronas không chỉ nằm trong danh sách 500 công ty dầu khí hàng đầu mà còn có thể nhanh chóng trở thành một trung tâm lọc hóa dầu và phân phối dầu khí lớn trong khu vực, đủ sức cạnh tranh với vị trí của Singapore đang nắm giữ. Theo cách nhìn nhận của các cơ quan thông tin, Việt Nam đứng vị trí thứ ba về công nghiệp dầu khí trong ASEAN, ngay sau Malaysia, nhưng xét trên thực tế Petrovietnam còn có một khoảng cách khá xa so với Petronas. Một nghiên cứu nghiêm túc về Petronas sẽ giúp cho ngành dầu khí nước ta có một chiến lược phát triển nhanh, hiệu quả là một việc rất nên làm hiện nay.
TS. TRẦN NGỌC TOẢN, Đại học Duy Tân Đà Nẵng
nangluongvietnam.vn
nangluongvietnam.vn
Relate Threads