Bất chấp những biến động từ giá dầu hỏa và lệnh trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực.
Kinh tế Nga giảm dần sự phụ thuộc vào giá dầu mỏ
Ngày 15/7, phát biểu với báo giới, chuyên gia kinh tế Anton Struchenevsky tại Ngân hàng Sberbank CIB nhận định rằng sự phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ giá dầu mỏ của nền kinh tế Nga đang dần giảm xuống.
Theo ông Struchenevsky, giá dầu mỏ ảnh hưởng đến những chỉ số như tỷ giá trao đổi bởi vì tỷ ltrọng nhiên liệu trong nền kinh tế Nga vẫn đang ở mức cao nhưng không tác động đến các chỉ số thực như động lực của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong vòng 1 năm trở lại đây, GDP thực tế của Nga giữ ở mức ổn định, không có sự thay đổi.
Trong giai đoạn này, Nga phải hứng chịu tình trạng giá dầu giảm từ 65 USD/thùng xuống còn 28 USD/thùng, hiện nay đã tăng lên ngưỡng 59 USD/thùng và hầu như không ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.
Ông Struchenevsky cho biết thêm sự ảnh hưởng của tình trạng biến động giá dầu mỏ đối với tỷ giá đồng ruble cũng giảm xuống.
Vào đầu tháng 7 năm nay, giá dầu mỏ khoảng 50 USD/thùng, nhưng cách đây không lâu lại giảm xuống còn 45 USD/thùng.
Trong khi đó, tỷ giá đồng ruble không biến động mạnh mặc dù không có sự can thiệp từ Ngân hang trung ương Nga.
Kinh tế Nga không chết vì dầu hỏa và phương Tây?
Thực tế ngoài việc bị ảnh hưởng bởi giá dầu mỏ biến động trên thị trường thế giới, thời gian qua, Nga liên tiếp phải nhận thêm những lệnh trừng phạt mới từ Mỹ và phương Tây.
Tuy nhiên trái với suy đoán của nhiều người, kinh tế Nga không kiện quệ và bị ảnh hưởng nhiều. Trái lại, nhiều tín hiệu tươi sáng đang xuất hiện trở lại với người dân Nga.
Ngày 14/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cải thiện đánh giá dự báo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga năm 2016 thêm 0,3%.
Theo nhận định của IMF, mức tăng trưởng kinh tế Nga năm 2016 sẽ chỉ suy giảm đến mức 1,2%, nhưng dự báo cho năm 2017 vẫn giữ nguyên.
Trước đó, tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten của Đức dẫn báo cáo nửa năm về Trung Âu, Nam Âu và Đông Âu của IMF cho biết, tình hình kinh tế Nga năm nay sẽ tiếp tục ở trong tình trạng thiếu thuận lợi và dự đoán rằng, mức suy giảm GDP của Nga năm 2016 sẽ là 1,5%.
Tờ báo dẫn báo cáo của IMF cho rằng, trong nửa cuối năm 2016, nền kinh tế Nga sẽ phục hồi sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, dự kiến vào cuối năm 2016 lạm phát sẽ chậm lại ở mức 6,6%… Đến năm 2017, lạm phát sẽ giảm xuống còn 5%.
Tài liệu vừa công bố của IMF cho biết, bước sang năm 2017, có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nga sẽ diễn ra những chuyển biến đáng kể, tình trạng suy thoái có thể sẽ được ngăn chặn trong thời gian tới, đất nước quay trở lại chặng đường phát triển kinh tế.
IMF đánh giá, kinh tế Nga sẽ thoát khỏi đà xuống dốc và bắt đầu phát triển, khả quan nhất là tăng trưởng 1% và trong thời gian trung hạn, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng hàng năm 1,5%. Trong khi đó, IMF lại tỏ ra hoài nghi về sự ổn định của khu vực đồng euro.
Trước đó, hôm 1/6, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết quá trình thích ứng của nền kinh tế Nga với giá dầu biến động cách đây một năm rưỡi đã hoàn tất
Trong khi đó, mới đây nhất, Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev dự báo Nga sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 0% vào tháng 8 tới sau khi tăng lên mức -0,7% trong tháng 4 vừa qua.
Ông Ulyukayev nhận định, quá trình phục hồi kinh tế của Nga hiện nay tuy chậm nhưng có động lực tích cực. Bộ trưởng Ulyukayev, tốc độ tăng trưởng cả năm của Nga sẽ đạt -0,2% trong năm nay, và kỳ vọng vọng rằng với đà phát triển này, tốc độ tăng trưởng GDP của Nga sẽ mức 1% vào năm 2017.
Rõ ràng bất chấp những biến động từ giá dầu hỏa và lệnh trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Điều này đã chứng minh lời tiên đoán của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, nước Nga có mọi khả năng tự nuôi sống bản thân dần trở thành sự thật.
Kinh tế Nga giảm dần sự phụ thuộc vào giá dầu mỏ
Ngày 15/7, phát biểu với báo giới, chuyên gia kinh tế Anton Struchenevsky tại Ngân hàng Sberbank CIB nhận định rằng sự phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ giá dầu mỏ của nền kinh tế Nga đang dần giảm xuống.
Theo ông Struchenevsky, giá dầu mỏ ảnh hưởng đến những chỉ số như tỷ giá trao đổi bởi vì tỷ ltrọng nhiên liệu trong nền kinh tế Nga vẫn đang ở mức cao nhưng không tác động đến các chỉ số thực như động lực của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong vòng 1 năm trở lại đây, GDP thực tế của Nga giữ ở mức ổn định, không có sự thay đổi.
Trong giai đoạn này, Nga phải hứng chịu tình trạng giá dầu giảm từ 65 USD/thùng xuống còn 28 USD/thùng, hiện nay đã tăng lên ngưỡng 59 USD/thùng và hầu như không ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.
Ông Struchenevsky cho biết thêm sự ảnh hưởng của tình trạng biến động giá dầu mỏ đối với tỷ giá đồng ruble cũng giảm xuống.
Vào đầu tháng 7 năm nay, giá dầu mỏ khoảng 50 USD/thùng, nhưng cách đây không lâu lại giảm xuống còn 45 USD/thùng.
Trong khi đó, tỷ giá đồng ruble không biến động mạnh mặc dù không có sự can thiệp từ Ngân hang trung ương Nga.
Kinh tế Nga không chết vì dầu hỏa và phương Tây?
Thực tế ngoài việc bị ảnh hưởng bởi giá dầu mỏ biến động trên thị trường thế giới, thời gian qua, Nga liên tiếp phải nhận thêm những lệnh trừng phạt mới từ Mỹ và phương Tây.
Tuy nhiên trái với suy đoán của nhiều người, kinh tế Nga không kiện quệ và bị ảnh hưởng nhiều. Trái lại, nhiều tín hiệu tươi sáng đang xuất hiện trở lại với người dân Nga.
Ngày 14/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cải thiện đánh giá dự báo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga năm 2016 thêm 0,3%.
Theo nhận định của IMF, mức tăng trưởng kinh tế Nga năm 2016 sẽ chỉ suy giảm đến mức 1,2%, nhưng dự báo cho năm 2017 vẫn giữ nguyên.
Trước đó, tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten của Đức dẫn báo cáo nửa năm về Trung Âu, Nam Âu và Đông Âu của IMF cho biết, tình hình kinh tế Nga năm nay sẽ tiếp tục ở trong tình trạng thiếu thuận lợi và dự đoán rằng, mức suy giảm GDP của Nga năm 2016 sẽ là 1,5%.
Tờ báo dẫn báo cáo của IMF cho rằng, trong nửa cuối năm 2016, nền kinh tế Nga sẽ phục hồi sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, dự kiến vào cuối năm 2016 lạm phát sẽ chậm lại ở mức 6,6%… Đến năm 2017, lạm phát sẽ giảm xuống còn 5%.
IMF đánh giá, kinh tế Nga sẽ thoát khỏi đà xuống dốc và bắt đầu phát triển, khả quan nhất là tăng trưởng 1% và trong thời gian trung hạn, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng hàng năm 1,5%. Trong khi đó, IMF lại tỏ ra hoài nghi về sự ổn định của khu vực đồng euro.
Trước đó, hôm 1/6, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết quá trình thích ứng của nền kinh tế Nga với giá dầu biến động cách đây một năm rưỡi đã hoàn tất
Trong khi đó, mới đây nhất, Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev dự báo Nga sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 0% vào tháng 8 tới sau khi tăng lên mức -0,7% trong tháng 4 vừa qua.
Ông Ulyukayev nhận định, quá trình phục hồi kinh tế của Nga hiện nay tuy chậm nhưng có động lực tích cực. Bộ trưởng Ulyukayev, tốc độ tăng trưởng cả năm của Nga sẽ đạt -0,2% trong năm nay, và kỳ vọng vọng rằng với đà phát triển này, tốc độ tăng trưởng GDP của Nga sẽ mức 1% vào năm 2017.
Rõ ràng bất chấp những biến động từ giá dầu hỏa và lệnh trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Điều này đã chứng minh lời tiên đoán của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, nước Nga có mọi khả năng tự nuôi sống bản thân dần trở thành sự thật.
Lương Sơn - Báo Đất Việt (Tổng hợp)
Relate Threads