Mặc dù không phải là quốc gia có sản lượng dầu thô lớn, song Qatar lại là nhà sản xuất khí đốt hàng đầu, và qua đó có những khách hàng quyền lực nhất thế giới.
Tờ The Washington Times đưa tin, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao và tất cả các kênh liên lạc trên biển, trên không và trên đất liền với Qatar ngay sau khi Bahrain, Saudi Arabia và Ai Cập đưa ra quyết định tương tự.
UAE đưa ra lời tuyên bố sau khi cáo buộc Qatar gây bất ổn cho an ninh của khu vực. Cụ thể, chính quyền UAE cho rằng, Qatar đã tài trợ và "bắt tay" với các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan. UAE gia hạn cho các nhà ngoại giao Qatar 48 giờ để thu dọn hành lý rời khỏi đất nước.
Điều tương tự cũng xảy ra với 3 nước còn lại. Ả Rập Saudi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar trong khi đồng minh thân cận Bahrain cũng tuyên bố vào đầu giờ ngày thứ Hai 5/6 rằng họ sẽ rút phái đoàn ngoại giao ở thủ đô Doha của Qatar trong vòng 48 giờ và tất cả các nhà ngoại giao Qatar sẽ phải rời khỏi Bahrain cùng thời điểm.
Ai Cập, quốc gia đông dân nhất của thế giới Ảrập cũng cho hay chính sách của Qatar "đe dọa an ninh của các quốc gia Ả Rập, gieo rắc xung đột và chia rẽ trong xã hội Ả Rập theo một kế hoạch có chủ ý”.
Căng thẳng leo thang ở khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới tác động tiêu cực tới các bên liên quan, song điều bất ngờ là nhiều khả năng chính 4 quốc gia láng giềng chứ không phải Qatar mới là người chịu thiệt hại nặng nề, khi mà loại nhiên liệu cấp thiết nhất lúc này không phải dầu mà là khí đốt.
Nếu vấn đề này không sớm được giải quyết, vùng Vịnh có thể sẽ phải đối mặt với một trong những mùa hè nóng nhất lịch sử khu vực này, bởi mặc dù không phải là nhà sản xuất dầu lớn trong OPEC, với sản lượng chỉ khoảng 618,000 thùng mỗi ngày, nhưng nói đến khí tự nhiên, Qatar là một thế lực với hơn 1,3 triệu thùng khí hóa lỏng được sản xuất mỗi ngày.
Việc xuất khẩu khí hóa lỏng của Qatar sẽ khó có thể bị ảnh hưởng quá lớn, ngay cả khi 4 nước Hồi giáo kia thực hiện chính sách phong tỏa đường biển.
Nhiều cảng biển vừa mới được mở rộng ở Qatar, giúp cho quốc gia nhỏ bé này duy trì việc xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng, vốn mang lại một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Đấy là chưa kể họ có thể sử dụng đường biển Iran để tới eo biển Hormuz, mắt nối quan trọng kết nối Trung Đông với thế giới.
Một vấn đề đáng chú ý khác là bất cứ nỗ lực nào ngăn cản việc xuất khẩu của Qatar có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên những khách hàng của họ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản là Jera Corp vừa được đảm bảo bởi Qatargas rằng nguồn cung khí gas hóa lỏng sẽ không bị gián đoạn.
Ở thời điểm hiện tại, Qatar vẫn có thể tiếp cận kênh đào Suez, con đường chủ đạo để xuất khẩu khí gas vào châu Âu. Tuy nhiên, tàu đến hay đi từ Qatar sẽ không được phép tới Fujairah ở UAE, cảng chứa hàng chính của cả vùng Vịnh, đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất của Doha trong thời gian tới.
Qatar là nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất với những khách hàng quyền lực trên thế giới. Và nếu bị dồn đến chân tường, việc cắt bỏ nguồn cung khí đốt tới phần còn lại của vùng Vịnh là điều không khó để hình dung. Và do vậy, nếu tiếp tục chính sách cứng rắn, liên minh 4 quốc gia đối đầu với Qatar có thể sẽ là bên nhận “quả đắng” nhiều hơn.
Tờ The Washington Times đưa tin, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao và tất cả các kênh liên lạc trên biển, trên không và trên đất liền với Qatar ngay sau khi Bahrain, Saudi Arabia và Ai Cập đưa ra quyết định tương tự.
Điều tương tự cũng xảy ra với 3 nước còn lại. Ả Rập Saudi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar trong khi đồng minh thân cận Bahrain cũng tuyên bố vào đầu giờ ngày thứ Hai 5/6 rằng họ sẽ rút phái đoàn ngoại giao ở thủ đô Doha của Qatar trong vòng 48 giờ và tất cả các nhà ngoại giao Qatar sẽ phải rời khỏi Bahrain cùng thời điểm.
Ai Cập, quốc gia đông dân nhất của thế giới Ảrập cũng cho hay chính sách của Qatar "đe dọa an ninh của các quốc gia Ả Rập, gieo rắc xung đột và chia rẽ trong xã hội Ả Rập theo một kế hoạch có chủ ý”.
Căng thẳng leo thang ở khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới tác động tiêu cực tới các bên liên quan, song điều bất ngờ là nhiều khả năng chính 4 quốc gia láng giềng chứ không phải Qatar mới là người chịu thiệt hại nặng nề, khi mà loại nhiên liệu cấp thiết nhất lúc này không phải dầu mà là khí đốt.
Nếu vấn đề này không sớm được giải quyết, vùng Vịnh có thể sẽ phải đối mặt với một trong những mùa hè nóng nhất lịch sử khu vực này, bởi mặc dù không phải là nhà sản xuất dầu lớn trong OPEC, với sản lượng chỉ khoảng 618,000 thùng mỗi ngày, nhưng nói đến khí tự nhiên, Qatar là một thế lực với hơn 1,3 triệu thùng khí hóa lỏng được sản xuất mỗi ngày.
Việc xuất khẩu khí hóa lỏng của Qatar sẽ khó có thể bị ảnh hưởng quá lớn, ngay cả khi 4 nước Hồi giáo kia thực hiện chính sách phong tỏa đường biển.
Nhiều cảng biển vừa mới được mở rộng ở Qatar, giúp cho quốc gia nhỏ bé này duy trì việc xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng, vốn mang lại một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Đấy là chưa kể họ có thể sử dụng đường biển Iran để tới eo biển Hormuz, mắt nối quan trọng kết nối Trung Đông với thế giới.
Một vấn đề đáng chú ý khác là bất cứ nỗ lực nào ngăn cản việc xuất khẩu của Qatar có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên những khách hàng của họ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản là Jera Corp vừa được đảm bảo bởi Qatargas rằng nguồn cung khí gas hóa lỏng sẽ không bị gián đoạn.
Ở thời điểm hiện tại, Qatar vẫn có thể tiếp cận kênh đào Suez, con đường chủ đạo để xuất khẩu khí gas vào châu Âu. Tuy nhiên, tàu đến hay đi từ Qatar sẽ không được phép tới Fujairah ở UAE, cảng chứa hàng chính của cả vùng Vịnh, đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất của Doha trong thời gian tới.
Qatar là nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất với những khách hàng quyền lực trên thế giới. Và nếu bị dồn đến chân tường, việc cắt bỏ nguồn cung khí đốt tới phần còn lại của vùng Vịnh là điều không khó để hình dung. Và do vậy, nếu tiếp tục chính sách cứng rắn, liên minh 4 quốc gia đối đầu với Qatar có thể sẽ là bên nhận “quả đắng” nhiều hơn.
Võ Quyền - Người Đưa Tin
Relate Threads