Nga đang chấp nhận mạo hiểm khi quyết định ký thỏa thuận lắp giàn khoan 1 tỷ USD về thăm dò dầu khí ở ngoài vịnh Ba Tư với Iran .
Nga-Iran ký thỏa thuận lắp đặt giàn khoan dầu
Ngày 28/8, Công ty đóng tàu Krasnye Barrikady của Nga và một công ty Iran đã ký kết thỏa thuận lắp đặt 5 giàn khoan thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Vịnh Ba Tư, trị giá 1 tỷ USD.
Các giàn khoan này nằm ở ngoài khơi thành phố cảng Khorramshahr của Iran và sẽ mất 2 năm để xây dựng.
Đối tác tham gia dự án được đồng tài trợ tài chính bởi Chính phủ Nga và Iran được xcc định là công ty Phát triển dầu khí ngoài khơi Tasdid của Iran (TODC).
Với dự án này, Iran đã trở thành một trong những nước có khả năng xây dựng các giàn khoan dầu khí.
Giám đốc điều hành TODC Ehsanollah Mousavi cho biết công ty Iran sẽ đảm nhiệm 58% phần việc lắp đặt giàn khoan trong giai đoạn 1 của dự án. Tỷ lệ này sẽ tăng dần trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ của Nga cho phía Iran.
Nga lựa chọn bán hàng thay vì bán dầu?
Quyết định ký kết thỏa thuận lắp đặt giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD của Nga được coi là một sự đánh đổi đầy mạo hiểm vào thời điểm này. Thay vì lựa chọn bán dầu, Moskva đang chấp nhận bán hàng cho Iran trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Thực tế sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Tehran được bãi bỏ hồi giữa tháng 1/2016, Iran đang vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ với Nga trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Trong một tuyên bố được đưa ra hồi tháng 5, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh đã tự tin khẳng định rằng nước này hiện không vấp phải bất cứ trở ngại nào trong nỗ lực giành lại thị phần đã mất trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Theo người đứng đầu ngành dầu mỏ Iran, việc thực thi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đạt được với Nhóm P5+1 (bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) hồi tháng Bảy năm ngoái, đã mở đường cho quốc gia Hồi giáo này thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó có lĩnh vực dầu khí.
Tuy nhiên, ông Zanganeh cho biết thêm Iran hiện rất cần công nghệ và đầu tư nước ngoài để khôi phục nền kinh tế đất nước. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến sản lượng dầu thô của Iran giảm từ 3,9 triệu thùng/ngày xuống còn 2,7 triệu thùng/ngày, đồng thời hạn chế các nguồn đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí của nước này.
Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran, ông Rokneddin Javadi đã tiết lộ, tính đến tháng 5, sản lượng dầu thô của Iran đã đạt 3,7 triệu thùng/ngày, gần bằng các mức trước thời điểm bị cấm vận.
Thưc tế này đã từng được Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga-Iran thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga Viktor Melnikov đưa ra ngay sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Tehran được bãi bỏ.
“Đối với mối quan hệ Nga-châu Âu, Tehran có khả năng sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Moscow trên thị trường dầu, bởi chi phí sản xuất dầu của nước này thấp hơn đến 2-2,5 lần so với chi phí sản xuất dầu của Moskva”, ông Viktor Melnikov cho biết.
Rõ ràng, Nga đang chấp nhận một cuộc chơi mạo hiểm khi quyết định ký kết hợp đồng lắp đặt giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD với Iran trong thời điểm này. Việc trở thành một trong những nước có khả năng xây dựng các giàn khoan dầu khí, Tehran sẽ có thêm lợi thế hơn trong việc giảm giá bán dầu cũng như mở rộng thêm thị trường sang các nước châu Âu. Và đương nhiên ở chiều ngược lại, điện Kremlin sẽ phải nỗ lực hơn trong cuộc đua cạnh tranh giành lại vị thế và sức ảnh hưởng với Tehran.
Nga-Iran ký thỏa thuận lắp đặt giàn khoan dầu
Ngày 28/8, Công ty đóng tàu Krasnye Barrikady của Nga và một công ty Iran đã ký kết thỏa thuận lắp đặt 5 giàn khoan thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Vịnh Ba Tư, trị giá 1 tỷ USD.
Các giàn khoan này nằm ở ngoài khơi thành phố cảng Khorramshahr của Iran và sẽ mất 2 năm để xây dựng.
Đối tác tham gia dự án được đồng tài trợ tài chính bởi Chính phủ Nga và Iran được xcc định là công ty Phát triển dầu khí ngoài khơi Tasdid của Iran (TODC).
Giám đốc điều hành TODC Ehsanollah Mousavi cho biết công ty Iran sẽ đảm nhiệm 58% phần việc lắp đặt giàn khoan trong giai đoạn 1 của dự án. Tỷ lệ này sẽ tăng dần trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ của Nga cho phía Iran.
Nga lựa chọn bán hàng thay vì bán dầu?
Quyết định ký kết thỏa thuận lắp đặt giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD của Nga được coi là một sự đánh đổi đầy mạo hiểm vào thời điểm này. Thay vì lựa chọn bán dầu, Moskva đang chấp nhận bán hàng cho Iran trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Thực tế sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Tehran được bãi bỏ hồi giữa tháng 1/2016, Iran đang vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ với Nga trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Trong một tuyên bố được đưa ra hồi tháng 5, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh đã tự tin khẳng định rằng nước này hiện không vấp phải bất cứ trở ngại nào trong nỗ lực giành lại thị phần đã mất trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Theo người đứng đầu ngành dầu mỏ Iran, việc thực thi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đạt được với Nhóm P5+1 (bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) hồi tháng Bảy năm ngoái, đã mở đường cho quốc gia Hồi giáo này thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó có lĩnh vực dầu khí.
Tuy nhiên, ông Zanganeh cho biết thêm Iran hiện rất cần công nghệ và đầu tư nước ngoài để khôi phục nền kinh tế đất nước. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến sản lượng dầu thô của Iran giảm từ 3,9 triệu thùng/ngày xuống còn 2,7 triệu thùng/ngày, đồng thời hạn chế các nguồn đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí của nước này.
Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran, ông Rokneddin Javadi đã tiết lộ, tính đến tháng 5, sản lượng dầu thô của Iran đã đạt 3,7 triệu thùng/ngày, gần bằng các mức trước thời điểm bị cấm vận.
Thưc tế này đã từng được Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga-Iran thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga Viktor Melnikov đưa ra ngay sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Tehran được bãi bỏ.
“Đối với mối quan hệ Nga-châu Âu, Tehran có khả năng sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Moscow trên thị trường dầu, bởi chi phí sản xuất dầu của nước này thấp hơn đến 2-2,5 lần so với chi phí sản xuất dầu của Moskva”, ông Viktor Melnikov cho biết.
Rõ ràng, Nga đang chấp nhận một cuộc chơi mạo hiểm khi quyết định ký kết hợp đồng lắp đặt giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD với Iran trong thời điểm này. Việc trở thành một trong những nước có khả năng xây dựng các giàn khoan dầu khí, Tehran sẽ có thêm lợi thế hơn trong việc giảm giá bán dầu cũng như mở rộng thêm thị trường sang các nước châu Âu. Và đương nhiên ở chiều ngược lại, điện Kremlin sẽ phải nỗ lực hơn trong cuộc đua cạnh tranh giành lại vị thế và sức ảnh hưởng với Tehran.
Tuấn Hùng - Báo Đất Việt (Tổng hợp)
Relate Threads