Lí do dầu thô vẫn có thể hướng đến mức thấp nhất là 10 USD/thùng

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Quay lại giai đoạn tháng Hai năm 2015, giá của West Texas Intermediate ở mức khoảng 52 USD/thùng, một nữa của mức đỉnh hồi giữa năm 2014 của nó. Đã có dự đoán rằng sẽ có đà suy thoái tiếp theo khiến giá dầu WTI xuống mức thấp dưới 20 USD/thùng, một kịch bản mà các nhà đầu cơ giá lên cho rằng là không tưởng. Tuy nhiên, giá đã giảm hơn nữa, đến mức thấp 26 USD trong tháng Hai năm nay. Kể từ đó, giá dầu thô tăng mạnh trong suốt nhiều tuần và duy trì quanh ngưỡng 50 USD/thùng, mức giá cao kể từ năm ngoái. Nhưng nó sẽ không kéo dài; và thị trường tiếp tục có nguy cơ giảm sâu với giá WTI có thể giảm xuống mức 10 USD đến 20 USD.

Đà tăng gần đây hầu như không mang lại ảnh hưởng với các nguyên tắc cơ bản dẫn đến sự sụp đổ giá dầu ban đầu. Cháy rừng trong khu vực sản xuất dầu cát tại Canada, cắt giảm sản lượng ở Nigeria và Venezuela do bất ổn chính trị, và kỳ vọng rằng dầu đá phiến Mỹ sẽ mất đi sức tăng trưởng là những nguyên nhân chính của sự xu hướng tăng vọt gần đây.

Nhưng thế giới vẫn tiếp tục ngập trong dầu thô, và các nhà sản xuất dầu phi truyền thống của Mỹ đang thay thế vai trò là nhà sản xuất điều phối thị trường của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). OPEC có thể sẽ kết thúc vài trò người điều hành giá hiệu quả. Thậm chí lãnh đạo của OPEC, Saudi Arabia, đang thừa nhận thực tế mới này bằng cách bác bỏ một nỗ lực nhằm đóng băng nguồn cung gần đây, vay mượn từ các ngân hàng và chuẩn bị bán cổ phần trong công ty dầu khí Aramco của nước này trong khi ra sức tìm kiếm các nguồn doanh thu mới không phải từ dầu mỏ.

Saudi và các đồng minh tại khu vực vùng Vịnh Ba Tư tiếp tục cuộc chiến sóng còn với các nhà sản xuất dầu lớn khác. Nhóm OPEC tồn tại để duy trì giá trên trạng thái cân bằng, qua đó khuyến khích sự gian lận như các thành viên OPEC khai thác vượt quá sản lượng được phân bổ và các nhà sản xuất khác tận dụng lợi thế của giá cả tăng cao. Vì vậy, vai trò của người lãnh đạo nhóm, trong trường hợp này là Saudi Arabia, là cắt giảm sản lượng của chính mình, trung hòa sự gian lận này để giữ giá lên. Nhưng Saudi Arabia đã hứng chịu thiệt hại thị phần từ việc cắt giảm sản xuất trước đó mình. OPEC đã từ bỏ giới hạn nguồn cung, với tổng sản lượng tăng vọt lên mức cao 33 triệu thùng vào cuối năm ngoái:

Iran, được giải phóng khỏi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng tới 6 triệu thùng/ngày vào năm 2020, theo đó sẽ đưa nước này trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai trong OPEC sau Saudi Arabia. Nga vẫn tiếp tục khai thác để hỗ trợ nền kinh tế sau giá dầu giảm sâu đà làm thiệt hại nặng nề doanh thu và xuất khẩu của chính phủ. Quốc gia bị chiến tranh tàn phá, Libya, cũng đang gia tăng sản xuất nhiều nhất có thể.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự đoán rằng ngay cả với thỏa thuận đóng băng nguồn cung OPEC thành công, nếu các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ cắt giảm sản lượng 600.000 thùng mỗi ngày trong năm nay và giảm thêm 200.000 thùng dầu mỗi ngày nữa trong năm 2017, nguồn cung dư thừa vẫn sẽ ở mức 1,5 triệu thùng/ngày đến năm 2017. Đó là một sự tiếp nối của tình trạng thừa cung gần đây khoảng 1-2 triệu thùng/ngày .

Mức giá mà các nhà sản xuất lớn từ bỏ và cắt giảm sản lượng không được xác định bởi mức giá cần thiết để cân bằng ngân sách của các quốc gia sản xuất dầu, vốn hiện đang ở mức cao nhất là 208usd/thùng ở Lybia và thấp nhất là 52 USD/thùng ở Kuwait.

Trong một cuộc chiến giá cả, điểm từ bỏ là mức giá cân bằng chi phí cận biên của sản xuất dầu từ một giếng có sẵn. Một khi hoạt động fraking dầu được thiết lập và thuê mướn người lao động, người thuê phải chi trả, hoạt động khoan và đặt đường ống đang thực hiện, chi phí cận biên của dầu đá phiến để các nhà sản xuất hiệu quả trong lưu vực Permi ở Texas là khoảng 10usd đến 20usd/thùng và thậm chí thấp hơn ở khu vực vùng Vịnh Ba Tư.

Hơn nữa, chi phí fracking tiếp tục giảm khi năng suất sản xuất được cải thiện. Số lượng các giàn khoan hoạt động ở Mỹ tiếp tục giảm. Nhưng các giàn khoan hiện ngưng sử dụng chủ yếu là các giàn khoan thẳng đứng cũ kỉ mà khoan chỉ có một lỗ cho một bê khoan, trong khi giàn khoan ngang ngày càng chiếm ưu thế. Vì vậy, sản lượng dầu trên một giàn khoan đang hoạt động đang gia tăng.

Đồng thời, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và theo đó là nhu cầu về dầu mỏ, đang suy yếu. Trung Quốc, nhà tiêu dùng khổng lồ của dầu mỏ và các hàng hóa khác, đang chuyển sang kinh doanh dịch vụ từ chi tiêu sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng ở phương Tây đang hạn chế nhu cầu tiêu thụ dầu. Và tiến bộ công nghệ trong hoạt động khai thác fracking, khoan ngang, giếng dầu nước sâu và Bắc Cực sẽ thúc đẩy nguồn cung ngoài OPEC lên mức cao 58,6 triệu thùng/ngày trong năm nay từ 58,1 triệu thùng /ngày trong năm 2015.

05_Oil%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20180.jpg

Và đừng quên những ảnh hưởng quan trọng của hàng tồn kho dầu lên giá cả. Sau khi tất cả, với nguồn cung toàn cầu vượt quá nhu cầu tiêu thụ, dầu thô tăng cường sẽ đi vào các kho tích trữ. Và khi các cơ sở tích trữ dầu đã đầy, dầu thừa sẽ được bán phá giá vào thị trường và gây thiệt hại mạnh mẽ lên giá. Cushing, Oklahoma, điểm trung chuyển xác định giá của West Texas Intermediate, đang sắp cạn dung lượng tích trữ; điều này cũng đúng đối với các khu vực Amsterdam-Rotterdam-Antwerp, cổng dầu sang châu Âu. Trung Quốc đang chạy hết công suất dự trữ thương mại và chiến lược. Trên toàn cầu, các kho dự trữ dầu thô đã tăng lên mức kỷ lục, với một bước nhảy vọt là 370 triệu thùng/ngày từ tháng Một năm 2014.

Dầu dư thừa cũng đang được lưu trữ trên tàu chở dầu, mặc dù cái gọi là kho nổi có chi phí 1,13usd/ thùng mỗi tháng so với 40 cent tại Cushing và 25 cent mỗi tháng trong các hang động muối ngầm, giống như những kho được sử dụng cho mục đích dự trữ dầu thô chiến lược của Mỹ. Hơn nữa, khi giá dầu thấp đã khiến cho việc vận chuyển dầu bằng tàu hỏa không mang lợi nhuận, các toa chứa dầu trên tàu hỏa đang được sử dụng, với chi phí khoảng 0.50usd/thùng mỗi tháng.

Vì vậy, điều gì sẽ kích hoạt giá sẽ giảm? Sản xuất dư thừa cuối cùng sẽ được bán phá giá vào thị trường. Áp lực từ những người cho vay với người đi vay là các công ty năng lượng tài chính yếu kém sẽ buộc họ phải sản xuất càng nhiều dầu và khí thiên nhiên càng tốt để chi trả cho các khoản nợ. Khả năng tiếp tục tăng giá của đồng USD như là tài sản trú ẩn an toàn so với đồng tiền của các nền kinh tế đang phát triển sẽ làm gia tăng chi phí dầu thô nhập khẩu – được định giá trên toàn cầu bằng đồng dollar Mỹ hay còn gọi là petrodollar – sẽ hạn chế hơn nữa nhu cầu tiêu thụ dầu. Cuối cùng, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu chậm lại trong phản ứng với quyết định của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu củng cố sự bi quan trên thị trường.

Giá dầu giảm xuống dưới 20usd/thùng sẽ là một cú sốc gợi nhớ đến sự sụp đổ dotcom vào cuối thập niên 1990 và cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn mà đã dẫn đến kết quả là rối loạn tài chính năm 2008 - kích hoạt các đợt suy thoái kinh tế. Tất nhiên, giá dầu sẽ không duy trì trong phạm vi 10usd đến 20usd vô thời hạn; suy thoái kinh tế sẽ siết chặt nguồn cung sản xuất năng lượng dư thừa và giá sẽ hồi phục, có khả năng sẽ có chi phí trung bình của sản xuất mới. Nhưng tình trạng giảm phát có thể đi kèm với một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới có thể có nghĩa là mức giá cân bằng mới cho dầu thôi sẽ là giữa 40usd và 50usd – thấp hơn đáng kể mức trung bình 82usd trong nửa đầu của thập niên này, và thấp hơn so với các mức giá giả định trong kế hoạch kinh doanh của nhà sản xuất năng lượng.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg View​
 

Việc làm nổi bật

Top