Kể từ vụ lật đổ và giết hại Muammar Gaddafi năm 2011, sản lượng dầu của Libya vẫn thấp hơn công suất.
Với những ảnh hưởng kéo dài của cuộc nội chiến, quốc gia là một thành viên của OPEC này đã phải chật vật để thúc đẩy sản lượng dầu tại các mỏ chủ chốt của mình. Mặc dù đã tăng sản lượng trung bình 828.000 thùng/ngày trong năm 2017, nhưng Libya không đạt được mức sản lượng trong thời Gaddafi.
Libya có trữ lượng dầu lớn nhất châu Phi với ước tính khoảng 47,1 tỷ thùng. Quốc gia này cũng đứng thứ 9 trên thế giới về trữ lượng dầu. Mặc dù vậy, Nigeria hiện đang là nhà sản xuất dầu hàng đầu ở châu Phi.
Trong những năm 1970, Libya đã sản xuất được 3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Điều này đã xác định Libya là nhà cung cấp chính dầu thô ngọt sang châu Âu. Vào thời điểm cuộc nổi dậy năm 2011, sản lượng dầu thô của nước này đã rơi xuống khoảng 1,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, Libya đang nỗ lực để duy trì sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày.
Phần lớn sự suy giảm sản lượng dầu hàng ngày ở Libya liên quan đến hậu quả của cuộc nổi dậy năm 2011 được NATO hậu thuẫn. Khi Gaddafi bị lật đổ, việc phân bố quyền lực trong nước cũng như việc sử dụng các cơ sở sản xuất dầu như các quân bài thương lượng tạo một môi trường bất lợi cho sản xuất dầu mỏ.
Với tình trạng vô pháp luật và bất ổn sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, quốc gia này đã phải ngừng sản xuất dầu mỏ. Những gián đoạn sản xuất tại mỏ dầu khổng lồ Sharara và El Feel đã gây sức ép lên sản lượng và xuất khẩu dầu kể từ đó.
Các hoạt động của lực lượng nổi dậy cũng đóng một vai trò lớn phá hoại sản xuất dầu mỏ ở Libya. Với sự phân chia quyền lực, các nhóm vũ trang khác nhau đã làm gián đoạn sản xuất tại các mỏ dầu và các cảng lớn. Theo Reuters, việc dừng ngẫu nhiên các giếng dầu dẫn tới giảm áp lực dầu mỏ kết quả tiếp tục ngừng hoạt động.
Những vấn đề bất ổn hiện tại đang cản trở sản xuất dầu mỏ
Trong khi tình hình an ninh đã được cải thiện phần nào từ năm 2016, sản xuất dầu mỏ ở Libya vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
Trở ngại về tài chính - kinh tế kết hợp với các nhóm vũ trang đang tìm cách giải thoát cho các thành viên bị giam cùng với những diễn biến chính trị là một số trong những yếu tố hiện nay ảnh hưởng đến sản xuất dầu mỏ. Doanh thu từ dầu mỏ suy giảm và quyền lực của các nhóm vũ trang hạn chế, Chính phủ của Hiệp ước Quốc gia (GNA) ở Tripoli không có khả năng ngăn chặn đóng cửa các hoạt động bất hợp pháp và các hoạt động tài chính liên quan đến sản xuất.
Lực lượng nổi dậy bên trong và bên ngoài thủ đô vẫn có khả năng dừng sản xuất từ xa hoặc tại các kho cảng. Chẳng hạn như, các nhóm vũ trang gần thị trấn phía tây Zintan thỉnh thoảng đã làm gián đoạn sản xuất tại mỏ dầu Sharara bằng cách phá đường ống dẫn tới bờ biển Địa Trung Hải.
Những hạn chế về tài chính mà chính phủ và Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) đang phải đối mặt cũng góp phần làm gián đoạn sản xuất dầu mỏ. Trong khi NOC đang phải nỗ lực với việc hoàn trả tiền bị chậm trễ thì sự hạn chế về tài chính của chính phủ đã gây khó khăn để thanh toán cho Lực lượng bảo vệ Cơ sở dầu khí Dầu khí (PFG).
Gần đây vào tháng 2/2018, một cuộc biểu tình của PFG tại mỏ dầu El Feel đã lên đến đỉnh điểm làm gián đoạn sản xuất lần nữa. NOC đã sơ tán các công nhân của họ và đóng cửa cơ sở này khi một nhóm PFG xông vào khối hành chính quản trị và đe doạ công nhân, ngoài ra còn phá hủy nhiều hồ sơ và bắn chỉ thiên.
Căng thẳng chính trị ở miền đông Libya tiếp tục phá hoại sản xuất trong khu vực vốn chứa phần lớn dầu mỏ của nước này. Các phe phái vũ trang trong khu vực đang phản đối việc phân phối thu nhập từ dầu mỏ của chính phủ và không muốn từ bỏ cuộc đấu tranh vũ trang của họ trong tương lai gần.
Tăng trưởng sản lượng dầu ở Libya là không thể đạt được trừ phi mối quan hệ trong khu vực và an ninh được cải thiện.
NOC đã bày tỏ ý định thúc đẩy sản lượng dầu của Libya lên 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2023. Hiện tại, NOC không thể làm được việc này mà không có sự giúp đỡ từ các công ty dầu mỏ nước ngoài.
Với những ảnh hưởng kéo dài của cuộc nội chiến, quốc gia là một thành viên của OPEC này đã phải chật vật để thúc đẩy sản lượng dầu tại các mỏ chủ chốt của mình. Mặc dù đã tăng sản lượng trung bình 828.000 thùng/ngày trong năm 2017, nhưng Libya không đạt được mức sản lượng trong thời Gaddafi.
Trong những năm 1970, Libya đã sản xuất được 3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Điều này đã xác định Libya là nhà cung cấp chính dầu thô ngọt sang châu Âu. Vào thời điểm cuộc nổi dậy năm 2011, sản lượng dầu thô của nước này đã rơi xuống khoảng 1,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, Libya đang nỗ lực để duy trì sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày.
Phần lớn sự suy giảm sản lượng dầu hàng ngày ở Libya liên quan đến hậu quả của cuộc nổi dậy năm 2011 được NATO hậu thuẫn. Khi Gaddafi bị lật đổ, việc phân bố quyền lực trong nước cũng như việc sử dụng các cơ sở sản xuất dầu như các quân bài thương lượng tạo một môi trường bất lợi cho sản xuất dầu mỏ.
Với tình trạng vô pháp luật và bất ổn sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, quốc gia này đã phải ngừng sản xuất dầu mỏ. Những gián đoạn sản xuất tại mỏ dầu khổng lồ Sharara và El Feel đã gây sức ép lên sản lượng và xuất khẩu dầu kể từ đó.
Các hoạt động của lực lượng nổi dậy cũng đóng một vai trò lớn phá hoại sản xuất dầu mỏ ở Libya. Với sự phân chia quyền lực, các nhóm vũ trang khác nhau đã làm gián đoạn sản xuất tại các mỏ dầu và các cảng lớn. Theo Reuters, việc dừng ngẫu nhiên các giếng dầu dẫn tới giảm áp lực dầu mỏ kết quả tiếp tục ngừng hoạt động.
Những vấn đề bất ổn hiện tại đang cản trở sản xuất dầu mỏ
Trong khi tình hình an ninh đã được cải thiện phần nào từ năm 2016, sản xuất dầu mỏ ở Libya vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
Trở ngại về tài chính - kinh tế kết hợp với các nhóm vũ trang đang tìm cách giải thoát cho các thành viên bị giam cùng với những diễn biến chính trị là một số trong những yếu tố hiện nay ảnh hưởng đến sản xuất dầu mỏ. Doanh thu từ dầu mỏ suy giảm và quyền lực của các nhóm vũ trang hạn chế, Chính phủ của Hiệp ước Quốc gia (GNA) ở Tripoli không có khả năng ngăn chặn đóng cửa các hoạt động bất hợp pháp và các hoạt động tài chính liên quan đến sản xuất.
Lực lượng nổi dậy bên trong và bên ngoài thủ đô vẫn có khả năng dừng sản xuất từ xa hoặc tại các kho cảng. Chẳng hạn như, các nhóm vũ trang gần thị trấn phía tây Zintan thỉnh thoảng đã làm gián đoạn sản xuất tại mỏ dầu Sharara bằng cách phá đường ống dẫn tới bờ biển Địa Trung Hải.
Những hạn chế về tài chính mà chính phủ và Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) đang phải đối mặt cũng góp phần làm gián đoạn sản xuất dầu mỏ. Trong khi NOC đang phải nỗ lực với việc hoàn trả tiền bị chậm trễ thì sự hạn chế về tài chính của chính phủ đã gây khó khăn để thanh toán cho Lực lượng bảo vệ Cơ sở dầu khí Dầu khí (PFG).
Gần đây vào tháng 2/2018, một cuộc biểu tình của PFG tại mỏ dầu El Feel đã lên đến đỉnh điểm làm gián đoạn sản xuất lần nữa. NOC đã sơ tán các công nhân của họ và đóng cửa cơ sở này khi một nhóm PFG xông vào khối hành chính quản trị và đe doạ công nhân, ngoài ra còn phá hủy nhiều hồ sơ và bắn chỉ thiên.
Căng thẳng chính trị ở miền đông Libya tiếp tục phá hoại sản xuất trong khu vực vốn chứa phần lớn dầu mỏ của nước này. Các phe phái vũ trang trong khu vực đang phản đối việc phân phối thu nhập từ dầu mỏ của chính phủ và không muốn từ bỏ cuộc đấu tranh vũ trang của họ trong tương lai gần.
Tăng trưởng sản lượng dầu ở Libya là không thể đạt được trừ phi mối quan hệ trong khu vực và an ninh được cải thiện.
NOC đã bày tỏ ý định thúc đẩy sản lượng dầu của Libya lên 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2023. Hiện tại, NOC không thể làm được việc này mà không có sự giúp đỡ từ các công ty dầu mỏ nước ngoài.
Nguồn: VITIC/oilprice.com
Relate Threads