Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) vừa cho biết sắp nối lại hoạt động xuất khẩu dầu thô, vốn bị ngừng trệ trong nhiều tháng qua do bất ổn chính trị và an ninh tại quốc gia Bắc Phi này.
Tuần trước, lực lượng bảo vệ các cơ sở dầu mỏ của Libya thông báo đã mở cửa trở lại hai cảng xuất khẩu dầu chủ chốt Ras Lanuf và Al-Sidra sau khi đạt được một thỏa thuận với Chính phủ đoàn kết dân tộc ở thủ đô Tripoli.
Hai cảng Ras Lanuf và Al-Sidra, có khả năng xuất khẩu lần lượt 200.000 thùng/ngày và 500.000 thùng/ngày, đã bị đóng cửa từ tháng 1/2016 khi các bể chứa dầu bị đốt phá trong các cuộc tấn công của các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trong một thông báo, NOC cho hay Chính phủ đoàn kết dân tộc đã quyết định dành một số khoản ngân sách để giúp công ty này tăng sản lượng khai thác thêm hơn 900.000 thùng/ngày vào cuối năm 2016. Một đại diện cấp cao của NOC khẳng định: "Chúng tôi sẽ bắt đầu các công việc để tái khởi động hoạt động xuất khẩu dầu thô ra thị trường quốc tế từ hai cảng Ras Lanuf và Al-Sidra".
Dầu mỏ là nguồn thu chính của nền kinh tế Libya. Quốc gia Bắc Phi này có trữ lượng dầu mỏ qua kiểm chứng lớn nhất ở châu Phi, với khoảng 48 tỷ thùng. NOC là công ty duy nhất quản lý cả hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu ở Libya.
Nguồn dầu do NOC khai thác được phân bổ cho hai chi nhánh đối lập tại nước này. Chi nhánh chính có trụ sở tại thủ đô của Libya ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ. Còn chi nhánh đối lập ở khu vực miền Đông được coi là có quan hệ thân cận với chính phủ ở miền Đông Libya.
Việc mở cửa trở lại cảng Ras Lanuf và Al Sider là bước đi lớn đối với Libya, vốn rơi vào bất ổn sau cuộc chính biến lật đổ nhà độc tài Muammar Gaddafi năm 2011. Sản lượng dầu của Libya trước thời điểm năm 2011 từng đạt 1,6 triệu thùng/ngày, song hiện nay con số này đã giảm chỉ còn khoảng 1/3.
Kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu thô vẫn chưa được đưa ra cụ thể do một loạt vấn đề kỹ thuật cũng như các nguy cơ bị tấn công khủng bố nhằm vào hai cảng Ras Lanuf và Al Sider. Trong khi đó, chi nhánh đối lập trong NOC cũng đã bác bỏ thỏa thuận mở cửa hai cảng này do Chính phủ đoàn kết dân tộc và Ban lãnh đạo NOC ký kết hồi tuần trước.
Tuần trước, lực lượng bảo vệ các cơ sở dầu mỏ của Libya thông báo đã mở cửa trở lại hai cảng xuất khẩu dầu chủ chốt Ras Lanuf và Al-Sidra sau khi đạt được một thỏa thuận với Chính phủ đoàn kết dân tộc ở thủ đô Tripoli.
Hai cảng Ras Lanuf và Al-Sidra, có khả năng xuất khẩu lần lượt 200.000 thùng/ngày và 500.000 thùng/ngày, đã bị đóng cửa từ tháng 1/2016 khi các bể chứa dầu bị đốt phá trong các cuộc tấn công của các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trong một thông báo, NOC cho hay Chính phủ đoàn kết dân tộc đã quyết định dành một số khoản ngân sách để giúp công ty này tăng sản lượng khai thác thêm hơn 900.000 thùng/ngày vào cuối năm 2016. Một đại diện cấp cao của NOC khẳng định: "Chúng tôi sẽ bắt đầu các công việc để tái khởi động hoạt động xuất khẩu dầu thô ra thị trường quốc tế từ hai cảng Ras Lanuf và Al-Sidra".
Nguồn dầu do NOC khai thác được phân bổ cho hai chi nhánh đối lập tại nước này. Chi nhánh chính có trụ sở tại thủ đô của Libya ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ. Còn chi nhánh đối lập ở khu vực miền Đông được coi là có quan hệ thân cận với chính phủ ở miền Đông Libya.
Việc mở cửa trở lại cảng Ras Lanuf và Al Sider là bước đi lớn đối với Libya, vốn rơi vào bất ổn sau cuộc chính biến lật đổ nhà độc tài Muammar Gaddafi năm 2011. Sản lượng dầu của Libya trước thời điểm năm 2011 từng đạt 1,6 triệu thùng/ngày, song hiện nay con số này đã giảm chỉ còn khoảng 1/3.
Kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu thô vẫn chưa được đưa ra cụ thể do một loạt vấn đề kỹ thuật cũng như các nguy cơ bị tấn công khủng bố nhằm vào hai cảng Ras Lanuf và Al Sider. Trong khi đó, chi nhánh đối lập trong NOC cũng đã bác bỏ thỏa thuận mở cửa hai cảng này do Chính phủ đoàn kết dân tộc và Ban lãnh đạo NOC ký kết hồi tuần trước.
Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)
Relate Threads