Ngày 2/10, Chủ tịch Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) Moustafa Sanalla, cho biết nước này đang phải chịu những tổn thất nặng nề do việc các mỏ dầu bị đóng cửa thường xuyên.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Tripoli ông Moustafa Sanalla nhấn mạnh rằng việc đóng cửa mỏ dầu khí al-Sharara từ giữa tháng Tám đến tháng Chín vừa qua đã làm Libya tổn thất 308 triệu USD.
Đến ngày 1/10 vừa qua, mỏ dầu khí al-Sharara này, một trong những lớn nhất ở phía Tây đất nước, lại tiếp tục bị nhóm nổi dậy có vũ trang làm ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của nước này đã tăng trở lại vào đầu tháng Chín vừa qua. Mỏ dầu này cho khai thác 283.000 thùng mỗi ngày và cung cấp cho nhà máy lọc chính ở Zawiya (cách thủ đô 45km về phía Tây) và các cảng để xuất khẩu.
Việc khai thác dầu khí ở phía Tây nước này thường xuyên bị tạm ngừng vì các lực lượng nổi dậy phong tỏa làm "nhiệm vụ bảo vệ" các công trình dầu để đòi thù lao hoặc vì các động cơ chính trị.
Việc phục hồi khai thác và xuất khẩu dầu là điều cần thiết để phục hồi nền kinh tế Libya đang suy yếu, đồng thời trấn an dân chúng vì tình trạng bất ổn chính trị và an ninh kể từ khi lật đổ chế độ "nhà độc tài Muammar Gaddafi" vào năm 2011 đến nay.
Trước khi ông Gaddafi bị lật đổ, Libya khai thác khoảng 1,6 triệu thùng dầu/ngày.
Đến cuối năm 2014, các cuộc giao tranh và phản đối nổ ra thường xuyên đã cản trở nghiêm trọng việc khai thác tại phần lớn các mỏ dầu của nước này, trong khi xuất khẩu dầu thô là nguồn thu chính của Libya.
Tính đến tháng 9/2016, không có thùng dầu nào có thể xuất khỏi các cảng chính của Libya.
Ước tính việc đóng cửa các mỏ dầu trong suốt thời gian qua đã gây tổn thất cho Libya trên 130 tỷ USD./.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Tripoli ông Moustafa Sanalla nhấn mạnh rằng việc đóng cửa mỏ dầu khí al-Sharara từ giữa tháng Tám đến tháng Chín vừa qua đã làm Libya tổn thất 308 triệu USD.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của nước này đã tăng trở lại vào đầu tháng Chín vừa qua. Mỏ dầu này cho khai thác 283.000 thùng mỗi ngày và cung cấp cho nhà máy lọc chính ở Zawiya (cách thủ đô 45km về phía Tây) và các cảng để xuất khẩu.
Việc khai thác dầu khí ở phía Tây nước này thường xuyên bị tạm ngừng vì các lực lượng nổi dậy phong tỏa làm "nhiệm vụ bảo vệ" các công trình dầu để đòi thù lao hoặc vì các động cơ chính trị.
Việc phục hồi khai thác và xuất khẩu dầu là điều cần thiết để phục hồi nền kinh tế Libya đang suy yếu, đồng thời trấn an dân chúng vì tình trạng bất ổn chính trị và an ninh kể từ khi lật đổ chế độ "nhà độc tài Muammar Gaddafi" vào năm 2011 đến nay.
Trước khi ông Gaddafi bị lật đổ, Libya khai thác khoảng 1,6 triệu thùng dầu/ngày.
Đến cuối năm 2014, các cuộc giao tranh và phản đối nổ ra thường xuyên đã cản trở nghiêm trọng việc khai thác tại phần lớn các mỏ dầu của nước này, trong khi xuất khẩu dầu thô là nguồn thu chính của Libya.
Tính đến tháng 9/2016, không có thùng dầu nào có thể xuất khỏi các cảng chính của Libya.
Ước tính việc đóng cửa các mỏ dầu trong suốt thời gian qua đã gây tổn thất cho Libya trên 130 tỷ USD./.
TTXVN
Relate Threads