Kết quả kinh doanh của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng dựa trên dự báo giá dầu thô sẽ tăng lên 70 USD/thùng từ năm 2019, so với mức 57 USD hiện nay.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến sẽ đạt tổng lợi nhuận sau thuế 22.775 tỷ đồng trong 5 năm sau cổ phần hóa.
Trong giai đoạn này, sản lượng nhà máy sẽ giảm trong các năm 2020 do việc tiến hành bảo dưỡng tổng thể theo chu kỳ 3 năm và năm 2021 do tạm dừng 2 tháng để kết nối với dự án nâng cấp mở rộng. Từ năm 2022, sau khi dự án nâng cấp mở rộng hoàn thành, sản lượng của nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tăng lên khoảng 7,9 triệu tấn.
Dung Quất là nhà máy lọc dầu duy nhất đang được vận hành tại Việt Nam với công suất thiết kế là 6,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm và vốn đầu tư được phê duyệt là 3 tỷ USD. Các năm gần đây, nhà máy cung cấp khoảng 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Xăng và dầu diesel của nhà máy lọc dầu Dung Quất được phân phối bởi Petrolimex (chiếm khoảng 41% doanh thu), PVOil (25%), Thanh Lễ, Sài Gòn Petro.
Khoảng 60% nguồn cung dầu thô của nhà máy được cung cấp từ mỏ Bạch Hổ. Để giảm rủi ro gián đoạn nguồn cung, mới đây BSR đã ký các thỏa thuận với Glencore Singapore và SOCAR Trading S.A, trước đó là công ty Rosneft (Nga), Total (Pháp).
Sau khi hoàn thành giai đoạn nâng cấp mở rộng (dự kiến vào năm 2022), công suất của nhà máy sẽ tăng từ 6,5 triệu tấn hiện nay lên 8,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, đồng thời nâng chất lựng sản phẩm đầu ra lên mức 5 từ mức 2 và 3 hiện tại.
Cùng với tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đi vào hoạt động vào đầu năm 2018 (công suất 8,4 triệu tấn), các nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn sẽ đảm bảo cung cấp khoảng 80% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước.
Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2020 Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 19,35 triệu tấn/năm sản phẩm xăng dầu các loại. Con số này sẽ tăng lên 24,23 triệu tấn vào năm 2025 và 30 triệu tấn năm 2030.
Tuần trước, kế hoạch cổ phần hóa được phê duyệt, BSR có vốn điều lệ hơn 31.000 tỷ đồng và PVN sẽ nắm giữ 43% vốn điều lệ của công ty và các nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 49% vốn điều lệ.
Theo quy định các nhà đầu tư chiến lược phải có vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên và 2 năm gần nhất kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế. Đồng thời cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được nhiều dự quan tâm của các tập đoàn dầu khí nước ngoài như World Petro, MacronPetro Petroleum, Repsol, Rosneft, SK (Hàn Quốc), PTT (Thái Lan) hay các tập đoàn dầu khí Quốc gia Kuwait, Indonesia…
Vào ngày 17/1/2018, BSR sẽ bán đấu giá công khai là gần 242 triệu cổ phần, chiếm 7,79% vốn điều lệ. Ở mức giá khởi điểm là 14.600 đồng/cổ phần, công ty dự kiến thu về khoảng 4 nghìn tỷ đồng.
Theo một quyết định công bố giữa năm 2017, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là được xác định là 72.879 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến sẽ đạt tổng lợi nhuận sau thuế 22.775 tỷ đồng trong 5 năm sau cổ phần hóa.
Trong giai đoạn này, sản lượng nhà máy sẽ giảm trong các năm 2020 do việc tiến hành bảo dưỡng tổng thể theo chu kỳ 3 năm và năm 2021 do tạm dừng 2 tháng để kết nối với dự án nâng cấp mở rộng. Từ năm 2022, sau khi dự án nâng cấp mở rộng hoàn thành, sản lượng của nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tăng lên khoảng 7,9 triệu tấn.
Dung Quất là nhà máy lọc dầu duy nhất đang được vận hành tại Việt Nam với công suất thiết kế là 6,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm và vốn đầu tư được phê duyệt là 3 tỷ USD. Các năm gần đây, nhà máy cung cấp khoảng 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Xăng và dầu diesel của nhà máy lọc dầu Dung Quất được phân phối bởi Petrolimex (chiếm khoảng 41% doanh thu), PVOil (25%), Thanh Lễ, Sài Gòn Petro.
Sau khi hoàn thành giai đoạn nâng cấp mở rộng (dự kiến vào năm 2022), công suất của nhà máy sẽ tăng từ 6,5 triệu tấn hiện nay lên 8,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, đồng thời nâng chất lựng sản phẩm đầu ra lên mức 5 từ mức 2 và 3 hiện tại.
Cùng với tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đi vào hoạt động vào đầu năm 2018 (công suất 8,4 triệu tấn), các nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn sẽ đảm bảo cung cấp khoảng 80% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước.
Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2020 Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 19,35 triệu tấn/năm sản phẩm xăng dầu các loại. Con số này sẽ tăng lên 24,23 triệu tấn vào năm 2025 và 30 triệu tấn năm 2030.
Tuần trước, kế hoạch cổ phần hóa được phê duyệt, BSR có vốn điều lệ hơn 31.000 tỷ đồng và PVN sẽ nắm giữ 43% vốn điều lệ của công ty và các nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 49% vốn điều lệ.
Theo quy định các nhà đầu tư chiến lược phải có vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên và 2 năm gần nhất kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế. Đồng thời cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được nhiều dự quan tâm của các tập đoàn dầu khí nước ngoài như World Petro, MacronPetro Petroleum, Repsol, Rosneft, SK (Hàn Quốc), PTT (Thái Lan) hay các tập đoàn dầu khí Quốc gia Kuwait, Indonesia…
Vào ngày 17/1/2018, BSR sẽ bán đấu giá công khai là gần 242 triệu cổ phần, chiếm 7,79% vốn điều lệ. Ở mức giá khởi điểm là 14.600 đồng/cổ phần, công ty dự kiến thu về khoảng 4 nghìn tỷ đồng.
Theo một quyết định công bố giữa năm 2017, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là được xác định là 72.879 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.
Theleader.vn
Relate Threads