Theo tiết lộ của ban lãnh đạo BSR, sau khi chào bán 5-6% vốn điều lệ trong đợt IPO tháng 11 sắp tới, BSR dự định sẽ chào bán tới 36% vốn điều lệ cho đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc – hóa dầu.
Tại cuộc họp báo mới đây của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, ngay trong quý IV/2017, BSR sẽ thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Đợt chào bán lần đầu này, theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên, BSR sẽ chỉ bán 5-6% cổ phần ra thị trường, cụ thể là vào tháng 11 năm nay. Giải thích về tỷ lệ bán khá thấp này, ông Nguyên cho rằng, nếu bán nhiều, giá trị công ty sẽ thấp đi.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc BSR cũng thận trọng đánh giá, thành công của đợt chào bán còn phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của công ty và việc nhà đầu tư đánh giá như thế nào về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
“Trước đây, thời điểm mà ông xe ôm, bà bán rau cũng bàn tới chuyện cổ phần, cổ phiếu, lúc đó cổ phần hoá sẽ thành công không ngờ, còn thời điểm này đã khác trước rất nhiều”, Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Hoài Giang lý giải thêm về quyết định IPO thận trọng.
Ngoài việc diễn biến thị trường tài chính không thuận lợi, Chủ tịch BSR còn nhìn nhận, việc giá dầu thô giảm, và nhất là những bê bối trong ngành dầu khí vừa qua đang tác động, ảnh hưởng tới niềm tin nhà đầu tư.
Ông Giang cũng bày tỏ nuối tiếc vì cơ chế hành chính đã không cho phép BSR được cổ phần hóa sớm hơn, khi chủ trương cổ phần hóa BSR đã được lãnh đạo công ty đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2013 và công ty cũng đã làm việc với đối tác tư vấn để lên kế hoạch chi tiết.
Theo tiết lộ của ban lãnh đạo BSR, sau khi chào bán 5-6% vốn trong đợt IPO tháng 11 sắp tới, BSR dự định sẽ chào bán tới 36% vốn điều lệ cho đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc – hóa dầu, cam kết đồng hành lâu dài để hỗ trợ BSR nâng cấp, mở rộng nhà máy cũng như mở rộng thị trường.
“BSR thuộc diện Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Do đó, Nhà nước không giới hạn tỉ lệ thoái vốn tại BSR”, ban lãnh đạo BSR chia sẻ.
Dự kiến, đợt chào bán thứ hai này sẽ được BSR hoàn thành trong vòng 12 tháng kể từ khi BSR trở thành công ty cổ phần sau đợt chào bán lần đầu.
Phía BSR cho biết, hiện công ty đã gửi thư mời tới 15 quỹ đầu tư trong và ngoài nước đề xuất mua cổ phần và hiện tại đã có đối tác quan tâm, yêu cầu làm rõ một số chỉ số.
Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009 đến tháng 5/2017, tổng doanh thu của BSR đã đạt 834.000 tỷ đồng, lợi nhuận 13.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu của công ty này lại đang sa sút rõ rệt.
Nếu như năm 2013, doanh thu của BSR lên đến 155.000 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 128.000 tỷ đồng. Năm 2015 giảm xuống còn 96.000 tỷ đồng và về mức 74.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, doanh thu của BSR ước đạt 35.000 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 1.600 tỷ đồng.
Đợt chào bán lần đầu này, theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên, BSR sẽ chỉ bán 5-6% cổ phần ra thị trường, cụ thể là vào tháng 11 năm nay. Giải thích về tỷ lệ bán khá thấp này, ông Nguyên cho rằng, nếu bán nhiều, giá trị công ty sẽ thấp đi.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc BSR cũng thận trọng đánh giá, thành công của đợt chào bán còn phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của công ty và việc nhà đầu tư đánh giá như thế nào về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
“Trước đây, thời điểm mà ông xe ôm, bà bán rau cũng bàn tới chuyện cổ phần, cổ phiếu, lúc đó cổ phần hoá sẽ thành công không ngờ, còn thời điểm này đã khác trước rất nhiều”, Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Hoài Giang lý giải thêm về quyết định IPO thận trọng.
Ngoài việc diễn biến thị trường tài chính không thuận lợi, Chủ tịch BSR còn nhìn nhận, việc giá dầu thô giảm, và nhất là những bê bối trong ngành dầu khí vừa qua đang tác động, ảnh hưởng tới niềm tin nhà đầu tư.
Ông Giang cũng bày tỏ nuối tiếc vì cơ chế hành chính đã không cho phép BSR được cổ phần hóa sớm hơn, khi chủ trương cổ phần hóa BSR đã được lãnh đạo công ty đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2013 và công ty cũng đã làm việc với đối tác tư vấn để lên kế hoạch chi tiết.
Theo tiết lộ của ban lãnh đạo BSR, sau khi chào bán 5-6% vốn trong đợt IPO tháng 11 sắp tới, BSR dự định sẽ chào bán tới 36% vốn điều lệ cho đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc – hóa dầu, cam kết đồng hành lâu dài để hỗ trợ BSR nâng cấp, mở rộng nhà máy cũng như mở rộng thị trường.
“BSR thuộc diện Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Do đó, Nhà nước không giới hạn tỉ lệ thoái vốn tại BSR”, ban lãnh đạo BSR chia sẻ.
Dự kiến, đợt chào bán thứ hai này sẽ được BSR hoàn thành trong vòng 12 tháng kể từ khi BSR trở thành công ty cổ phần sau đợt chào bán lần đầu.
Phía BSR cho biết, hiện công ty đã gửi thư mời tới 15 quỹ đầu tư trong và ngoài nước đề xuất mua cổ phần và hiện tại đã có đối tác quan tâm, yêu cầu làm rõ một số chỉ số.
Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009 đến tháng 5/2017, tổng doanh thu của BSR đã đạt 834.000 tỷ đồng, lợi nhuận 13.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu của công ty này lại đang sa sút rõ rệt.
Nếu như năm 2013, doanh thu của BSR lên đến 155.000 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 128.000 tỷ đồng. Năm 2015 giảm xuống còn 96.000 tỷ đồng và về mức 74.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, doanh thu của BSR ước đạt 35.000 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 1.600 tỷ đồng.
Relate Threads