"Các nhà máy lọc hóa dầu ít kim loại nặng, không bám đáy, thường là chất lỏng khí nhiều, dễ trung hòa, dễ trôi, nhưng lại cực độc".
Ông Vũ Đình Đáp - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (thuộc Bộ NN&PTNT) nêu quan điểm với Đất Việt trước việc Thanh Hóa cấp phép cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải ra biển.
Mối nguy các hóa chất từ nhà máy lọc hóa dầu
PV:- UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định cho phép công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn được xả nước thải vào nguồn nước tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ (khu vực xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia). Thưa ông, ông bình luận như thế nào về quyết định này? Vì sao doanh nghiệp lại có đề xuất như vậy?
Ông Vũ Đình Đáp: - Tất cả các công trình nhà máy chế biến, luyện quặng hay luyện thép, xi măng hay lọc hóa dầu đều được xây dựng ở vùng ven biển. Bởi vì, nguồn nước xả ra của các công trình đó là nguồn nước rất lớn, nếu như không xả ra biển, mà xả trên đất liền thì phải đào sông, mương, vô cùng khó khăn mà cuối cùng vẫn ra biển.
Chỉ có một số nhà máy chất thải không nhiều thì mới làm ven các sông, để giữ nước thải, với lượng thải hàng trăm, hàng nghìn m3/ngày mà không nằm gần biển, thì không có chỗ chứa.
Mặt khác, nước biển có dung lượng lớn, ví dụ các nước thải đã được xử lý có thể đổ ra biển, mà thực tế nước thải so với nước biển không đáng là bao nhiêu, vì khối lượng nước của biển lớn nên chấp nhận được.
Điều đáng nói ở đây, nếu như nguồn nước xả thải đã qua quy trình lọc rồi đảm bảo độ sạch theo dự án, theo quy định của môi trường thì vẫn được phép xả thải ra biển. Chỉ có xả thải sai quy định, xả thải nguồn nước chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường biển thì mới nguy hại.
Về quy trình xử lý nước thải nếu làm đúng thì nước thải sau khi qua khâu chế biến phải được đưa vào khu vực lắng đọng, xử lý bằng các hóa chất để trung hòa, để lắng đọng các chất thải rắn, sau đó đưa lượng chất thải đó vào bao, xử lý trên đất liền theo hình thức chất thải rắn. Còn với các nguồn nước đã xử lý đạt yêu cầu thì xả ra biển.
Nói ngay như Formosa chắc chắn sau này công ty trên vẫn phải thải ra biển, nhưng phải xử lý trước khi thải ra.
PV:- Trước đó, nhiều chuyên gia đã cho rằng, không thể để doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra biển. Sự cố Formosa vừa qua là một bài học đau xót, khiến chúng ta càng phải cẩn trọng hơn về vấn đề môi trường. Đặt trong bối cảnh đó, ông đánh giá thế nào về quyết định vừa rồi của Thanh Hóa? Những nguy cơ có thể xảy ra nếu việc xả thải được thực hiện là thế nào?
Ông Vũ Đình Đáp: - Bình thường các nhà máy phải xử lý nội bộ trong khuôn viên đề án, sau đó mới thải ra biển, đó là thải trực tiếp. Còn trung gian là phải qua một hồ lắng đọng, dự án trung gian, nhưng đổ ra biển thì vẫn là đổ trực tiếp.
Theo tôi đây không phải quyết định mạo hiểm, vì qua sự việc Formosa các công ty, nhà máy không thể "điếc không sợ súng", làm liều mà phải có kiểm soát môi trường với lượng nước thải.
Thực tế, nếu đổ ít thì tác động đến môi trường cũng không nhiều, nhất là vào mùa mưa bão sóng lớn, nhưng nếu nguồn nước thải ra đúng lúc biển yên thì lại rất nguy hiểm.
Nhưng dù sao qua sự cố Formosa, chúng ta không thể chủ quan vì nếu nước thải không qua kiểm soát, không qua xử lý thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao.
Chất thải nào cũng có dư lượng các chất xu uế, đặc biệt với các nhà máy lọc hóa dầu, thường là hàm lượng dầu, giống như váng dầu vô cùng nhiều, những chất có độc tố cao như Xyanua, Axit, Flo cũng là chất thải chủ yếu, tất cả sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kỹ càng.
Thế nhưng, thực tế, các hóa chất sinh ra trong nhà máy lọc hóa dầu nếu để xử lý thì cũng chỉ giảm được một phần, ví dụ hàm lượng độc tố 10 thì nó trung hòa giảm đi còn 6-7, chứ không thể đưa vào chỉ số bình thường được, nó chỉ giảm nồng độ được đi phần nào.
Trong khi đó, giá thành để trung hòa các hóa chất trong nguồn nước với các hợp chất trên không hề rẻ.
Các nhà máy lọc hóa dầu ít kim loại nặng, không bám đáy, thường là chất lỏng khí nhiều, nên nó ở mặt trên, dễ trung hòa, dễ trôi, nhưng lại cực độc. Cá ăn vào hay bị thối giữa, không có oxy, dễ chết, bị ngạt thở vì chất thải lỏng nằm ở tầng lớp mặt.
Hơn nữa, các chất thải trên nếu được xả thường xuyên, với lượng lớn, mà không qua xử lý hoặc xử lý chưa tốt thì hệ sinh thái biển bị phá vỡ là điều chắc chắn, thậm chí thường xuyên xảy ra các hiện tượng tảo đỏ, vì hiện tượng này cũng do môi trường biển ô nhiễm.
Tôi cũng không rõ Thanh Hóa có tự tin, cảm thấy đủ khả năng để giám sát việc xử lý chất xả thải của nhà máy trên hay chưa, nhưng việc cho họ xả thải ra biển đồng nghĩa với việc phải làm tốt chức năng này, tránh lặp lại bài học đáng tiếc như Hà Tĩnh.
Nhà máy vi phạm, người ký quyết định chịu trách nhiệm
PV:- Trên thực tế, trước đó, từ ngày 9 - 11/6, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã thử áp lực và súc rửa đường ống tiếp nhận dầu thô từ phao rót dầu không bến vào nhà máy với chiều dài 35 km, sau đó xả trực tiếp ra biển, bị Tổng cục Môi trường đã kiểm tra và kết luận sai quy định, không đúng với báo cáo đánh giá, tác động môi trường.
Đã từng có tiền lệ xấu trong việc không tuân thủ quy định trong việc xả thải, theo ông trước đề xuất lần này của nhà máy trên, phía địa phương cũng như các cơ quan quản lý cần cẩn trọng ra sao? Xét về thẩm quyền, việc UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra biển có đúng quy định hay không?
Ông Vũ Đình Đáp: - Việc súc rửa đường ống của các nhà máy trên là phải chấp nhận, vì trong thời gian lâu đặt dưới đáy biển, sẽ xuất hiện những vật phát sinh, sinh ra trong đường ống như con hà, san hô bám vào làm cho đường ống dày lên và nó làm lưu lượng nước thải giảm đi.
Cho nên 1 năm các nhà máy sẽ xử lý định kỳ, cho hóa chất vào trong đường ống, tác động vào những con hà cho nó chết đi, một số chất thải bám vào cũng nhả ra, là sạch rửa.
Chính vì thế, việc các nhà máy này xúc rửa đường ống và thải các chất dùng để xúc rửa ra biển chúng ta phải chấp nhận. Tất nhiên, trước những sai phạm vừa qua, người quản lý, phải điều tiết làm sao để nước qua chế biến, nước xả thải, xúc rửa đường ống ra biển phải đảm bảo trong một thời điểm hợp lý nhất.
Việc UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra quyết định cho nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn xả thải ra biển là đúng quy định, vì họ có quyền, Bộ chỉ là cơ quan quản lý toàn bộ dự án trên cả nước, quản lý nhiều nguồn tài nguyên nước, không khí, đất...
Còn dự án nào trên địa phương nào thì địa phương đó có quyền quyết định. Họ giám sát, quản lý không tốt thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm, đối tác, cấp dưới gây hậu quả thì người ký quyết định phải chịu trách nhiệm.
PV:- Đứng ở góc độ chuyên gia, theo ông, có nên đồng ý để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải ra biển hay không? Trong trường hợp buộc phải đồng tình với đề xuất trên, những phương án như thế nào là phù hợp và việc giám sát của các cơ quan quản lý phải được thực hiện ra sao?
Ông Vũ Đình Đáp: - Tất nhiên, trước việc nhà máy Formosa gây ra hậu quả nghiêm trọng, bản thân tôi cũng nghi ngại và băn khoăn khi Thanh Hóa cho nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn xả thải ra biển.
Thế nhưng, khi đặt dự án chắc chắn nhà máy trên cũng đã tính toán rồi, cũng giống như nhà máy lọc hóa dầu ở Quảng Ngãi, nếu đủ điều kiện về cả năng lực quản lý, môi trường, kiểm soát các yếu tố khác liên quan, thì tùy theo điều kiện các địa phương vẫn có thể cho phép xây dựng nhà máy.
Về phương án thực hiện, chính quyền địa phương phải giao cho Sở TN-MT cùng với các cơ quan Sở KHCN, đơn vị lưu hành nhà máy lọc hóa dầu lên kế hoạch chi tiết, còn Chủ tịch chỉ chỉ đạo, giám sát chung.
Tất cả quy trình xả thải ra biển phải được thực hiện theo quy định cụ thể trong dự án, làm theo đúng đánh giá báo cáo tác động môi trường.
Các đơn vị kiểm tra phải thông báo cho dân cư, chính quyền vùng đó, ngày giờ nào tiến hành kiểm tra, đảm bảo môi trường ra sao, để người dân an tâm. Formosa cũng do chúng ta giám sát chưa được chặt chẽ, nên có sự cố đáng tiếc như vậy, giám sát chặt chẽ hơn sẽ không có sự cố đáng tiếc, còn nếu có thì địa phương, cơ quan giám sát phải chịu trách nhiệm.
- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ với Đất Việt!
Ông Vũ Đình Đáp - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (thuộc Bộ NN&PTNT) nêu quan điểm với Đất Việt trước việc Thanh Hóa cấp phép cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải ra biển.
Mối nguy các hóa chất từ nhà máy lọc hóa dầu
PV:- UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định cho phép công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn được xả nước thải vào nguồn nước tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ (khu vực xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia). Thưa ông, ông bình luận như thế nào về quyết định này? Vì sao doanh nghiệp lại có đề xuất như vậy?
Ông Vũ Đình Đáp: - Tất cả các công trình nhà máy chế biến, luyện quặng hay luyện thép, xi măng hay lọc hóa dầu đều được xây dựng ở vùng ven biển. Bởi vì, nguồn nước xả ra của các công trình đó là nguồn nước rất lớn, nếu như không xả ra biển, mà xả trên đất liền thì phải đào sông, mương, vô cùng khó khăn mà cuối cùng vẫn ra biển.
Chỉ có một số nhà máy chất thải không nhiều thì mới làm ven các sông, để giữ nước thải, với lượng thải hàng trăm, hàng nghìn m3/ngày mà không nằm gần biển, thì không có chỗ chứa.
Mặt khác, nước biển có dung lượng lớn, ví dụ các nước thải đã được xử lý có thể đổ ra biển, mà thực tế nước thải so với nước biển không đáng là bao nhiêu, vì khối lượng nước của biển lớn nên chấp nhận được.
Điều đáng nói ở đây, nếu như nguồn nước xả thải đã qua quy trình lọc rồi đảm bảo độ sạch theo dự án, theo quy định của môi trường thì vẫn được phép xả thải ra biển. Chỉ có xả thải sai quy định, xả thải nguồn nước chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường biển thì mới nguy hại.
Về quy trình xử lý nước thải nếu làm đúng thì nước thải sau khi qua khâu chế biến phải được đưa vào khu vực lắng đọng, xử lý bằng các hóa chất để trung hòa, để lắng đọng các chất thải rắn, sau đó đưa lượng chất thải đó vào bao, xử lý trên đất liền theo hình thức chất thải rắn. Còn với các nguồn nước đã xử lý đạt yêu cầu thì xả ra biển.
Nói ngay như Formosa chắc chắn sau này công ty trên vẫn phải thải ra biển, nhưng phải xử lý trước khi thải ra.
PV:- Trước đó, nhiều chuyên gia đã cho rằng, không thể để doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra biển. Sự cố Formosa vừa qua là một bài học đau xót, khiến chúng ta càng phải cẩn trọng hơn về vấn đề môi trường. Đặt trong bối cảnh đó, ông đánh giá thế nào về quyết định vừa rồi của Thanh Hóa? Những nguy cơ có thể xảy ra nếu việc xả thải được thực hiện là thế nào?
Ông Vũ Đình Đáp: - Bình thường các nhà máy phải xử lý nội bộ trong khuôn viên đề án, sau đó mới thải ra biển, đó là thải trực tiếp. Còn trung gian là phải qua một hồ lắng đọng, dự án trung gian, nhưng đổ ra biển thì vẫn là đổ trực tiếp.
Theo tôi đây không phải quyết định mạo hiểm, vì qua sự việc Formosa các công ty, nhà máy không thể "điếc không sợ súng", làm liều mà phải có kiểm soát môi trường với lượng nước thải.
Thực tế, nếu đổ ít thì tác động đến môi trường cũng không nhiều, nhất là vào mùa mưa bão sóng lớn, nhưng nếu nguồn nước thải ra đúng lúc biển yên thì lại rất nguy hiểm.
Nhưng dù sao qua sự cố Formosa, chúng ta không thể chủ quan vì nếu nước thải không qua kiểm soát, không qua xử lý thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao.
Chất thải nào cũng có dư lượng các chất xu uế, đặc biệt với các nhà máy lọc hóa dầu, thường là hàm lượng dầu, giống như váng dầu vô cùng nhiều, những chất có độc tố cao như Xyanua, Axit, Flo cũng là chất thải chủ yếu, tất cả sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kỹ càng.
Thế nhưng, thực tế, các hóa chất sinh ra trong nhà máy lọc hóa dầu nếu để xử lý thì cũng chỉ giảm được một phần, ví dụ hàm lượng độc tố 10 thì nó trung hòa giảm đi còn 6-7, chứ không thể đưa vào chỉ số bình thường được, nó chỉ giảm nồng độ được đi phần nào.
Trong khi đó, giá thành để trung hòa các hóa chất trong nguồn nước với các hợp chất trên không hề rẻ.
Các nhà máy lọc hóa dầu ít kim loại nặng, không bám đáy, thường là chất lỏng khí nhiều, nên nó ở mặt trên, dễ trung hòa, dễ trôi, nhưng lại cực độc. Cá ăn vào hay bị thối giữa, không có oxy, dễ chết, bị ngạt thở vì chất thải lỏng nằm ở tầng lớp mặt.
Hơn nữa, các chất thải trên nếu được xả thường xuyên, với lượng lớn, mà không qua xử lý hoặc xử lý chưa tốt thì hệ sinh thái biển bị phá vỡ là điều chắc chắn, thậm chí thường xuyên xảy ra các hiện tượng tảo đỏ, vì hiện tượng này cũng do môi trường biển ô nhiễm.
Tôi cũng không rõ Thanh Hóa có tự tin, cảm thấy đủ khả năng để giám sát việc xử lý chất xả thải của nhà máy trên hay chưa, nhưng việc cho họ xả thải ra biển đồng nghĩa với việc phải làm tốt chức năng này, tránh lặp lại bài học đáng tiếc như Hà Tĩnh.
Nhà máy vi phạm, người ký quyết định chịu trách nhiệm
PV:- Trên thực tế, trước đó, từ ngày 9 - 11/6, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã thử áp lực và súc rửa đường ống tiếp nhận dầu thô từ phao rót dầu không bến vào nhà máy với chiều dài 35 km, sau đó xả trực tiếp ra biển, bị Tổng cục Môi trường đã kiểm tra và kết luận sai quy định, không đúng với báo cáo đánh giá, tác động môi trường.
Đã từng có tiền lệ xấu trong việc không tuân thủ quy định trong việc xả thải, theo ông trước đề xuất lần này của nhà máy trên, phía địa phương cũng như các cơ quan quản lý cần cẩn trọng ra sao? Xét về thẩm quyền, việc UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra biển có đúng quy định hay không?
Ông Vũ Đình Đáp: - Việc súc rửa đường ống của các nhà máy trên là phải chấp nhận, vì trong thời gian lâu đặt dưới đáy biển, sẽ xuất hiện những vật phát sinh, sinh ra trong đường ống như con hà, san hô bám vào làm cho đường ống dày lên và nó làm lưu lượng nước thải giảm đi.
Cho nên 1 năm các nhà máy sẽ xử lý định kỳ, cho hóa chất vào trong đường ống, tác động vào những con hà cho nó chết đi, một số chất thải bám vào cũng nhả ra, là sạch rửa.
Chính vì thế, việc các nhà máy này xúc rửa đường ống và thải các chất dùng để xúc rửa ra biển chúng ta phải chấp nhận. Tất nhiên, trước những sai phạm vừa qua, người quản lý, phải điều tiết làm sao để nước qua chế biến, nước xả thải, xúc rửa đường ống ra biển phải đảm bảo trong một thời điểm hợp lý nhất.
Việc UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra quyết định cho nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn xả thải ra biển là đúng quy định, vì họ có quyền, Bộ chỉ là cơ quan quản lý toàn bộ dự án trên cả nước, quản lý nhiều nguồn tài nguyên nước, không khí, đất...
Còn dự án nào trên địa phương nào thì địa phương đó có quyền quyết định. Họ giám sát, quản lý không tốt thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm, đối tác, cấp dưới gây hậu quả thì người ký quyết định phải chịu trách nhiệm.
PV:- Đứng ở góc độ chuyên gia, theo ông, có nên đồng ý để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải ra biển hay không? Trong trường hợp buộc phải đồng tình với đề xuất trên, những phương án như thế nào là phù hợp và việc giám sát của các cơ quan quản lý phải được thực hiện ra sao?
Ông Vũ Đình Đáp: - Tất nhiên, trước việc nhà máy Formosa gây ra hậu quả nghiêm trọng, bản thân tôi cũng nghi ngại và băn khoăn khi Thanh Hóa cho nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn xả thải ra biển.
Thế nhưng, khi đặt dự án chắc chắn nhà máy trên cũng đã tính toán rồi, cũng giống như nhà máy lọc hóa dầu ở Quảng Ngãi, nếu đủ điều kiện về cả năng lực quản lý, môi trường, kiểm soát các yếu tố khác liên quan, thì tùy theo điều kiện các địa phương vẫn có thể cho phép xây dựng nhà máy.
Về phương án thực hiện, chính quyền địa phương phải giao cho Sở TN-MT cùng với các cơ quan Sở KHCN, đơn vị lưu hành nhà máy lọc hóa dầu lên kế hoạch chi tiết, còn Chủ tịch chỉ chỉ đạo, giám sát chung.
Tất cả quy trình xả thải ra biển phải được thực hiện theo quy định cụ thể trong dự án, làm theo đúng đánh giá báo cáo tác động môi trường.
Các đơn vị kiểm tra phải thông báo cho dân cư, chính quyền vùng đó, ngày giờ nào tiến hành kiểm tra, đảm bảo môi trường ra sao, để người dân an tâm. Formosa cũng do chúng ta giám sát chưa được chặt chẽ, nên có sự cố đáng tiếc như vậy, giám sát chặt chẽ hơn sẽ không có sự cố đáng tiếc, còn nếu có thì địa phương, cơ quan giám sát phải chịu trách nhiệm.
- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ với Đất Việt!
Châu An - Báo Đất Việt
Relate Threads