Cửa sổ cho các nhà máy lọc dầu châu Á kiếm lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng để thay thế cho sản lượng thiếu hụt tại Mỹ dường như đã nhanh chóng đóng lại.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và nguồn cung cấp lớn tới nhiều nhà máy lọc dầu châu Á, ngày 4/9 đã tăng giá bán chính thức trong tháng 10 của họ cao hơn dự kiến.
Dầu Arab Light của vương quốc này đã tăng 0,55 USD/thùng lên cao hơn dầu Oman/Dubai 0,3 USD/thùng, giá cao nhất kể từ tháng 12/2016, và tăng nhiều hơn so với dự kiến tăng 20 đến 50 cent trong một khảo sát của Reuters trước thông báo này.
Các nhà máy lọc dầu châu Á sẵn sàng đối mặt với giá dầu tăng từ Saudi Arabia, nhưng dường như bão Harvey có thể thúc đẩy bước nhảy lớn hơn khi Saudi tìm cách đạt được mục tiêu kép giá tăng và siết chặt thị trường dầu mỏ.
Lợi nhuận lọc dầu châu Á đạt mức cao gần hai năm vào 1/9 sau khi ngập lụt và sự gián đoạn gây bởi bão Harvey đã làm thiếu hụt 1/4 công suất lọc dầu của toàn nước Mỹ hay khoảng 4,5 triệu thùng/ngày.
Một nhà máy lọc dầu điển hình tại Singapore xử lý dầu thô Dubai hiện nay đang có lợi nhuận khoảng 10,21 USD/thùng, theo số liệu của Reuters, cao hơn mức trung bình trong 365 ngày tại 6,8 USD/thùng.
Các nhà máy lọc dầu khắp châu Á tăng sản lượng để xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ và sang các thị trường thường được các nhà máy lọc dầu Mỹ cung cấp.
Nhưng bữa tiệc này kéo dài bao lâu đang là vấn đề tranh luận, với giá xăng kỳ hạn của Mỹ giảm hơn 3% trong ngày 4/9 do một số nhà máy lọc dầu bị ảnh hưởng bắt đầu khởi động lại hoạt động.
Rủi ro đối với các nhà máy lọc dầu châu Á là sự gia tăng lợi nhuận từ siêu bão Harvey kéo dài tương đối ngắn, trong khi khủng hoảng lợi nhuận từ giá dầu cao thì duy trì lâu hơn.
Nếu Saudi Arabia cũng tuân theo cam kết giảm xuất khẩu và không chỉ sản lượng, thì các nhà máy lọc dầu châu Á đối mặt với cú đánh kép nguồn cung cấp giảm và giá dầu tăng.
Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, Khalid al-Falih ngày 24/7 cho biết nước ông sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô xuống 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với một năm trước.
Số liệu chính thức trong tháng 8 vài tháng nữa mới được Tổ chức Sáng kiến Số liệu Dầu mỏ Chung JODI báo cáo, nhưng những bằng chứng sơ bộ từ số liệu theo dõi các tàu cho thấy Saudi Arabia thực sự cắt giảm xuất khẩu.
Saudi Arabia cũng cắt giảm phân bổ dầu thô cho các khách hàng toàn cầu khoảng 520.000 thùng/ngày trong tháng 9, theo báo cáo của Reutes ngày 8/8.
Các nhà máy lọc dầu châu Á, giả thiết họ có mục tiêu giữ mức độ hoạt động ổn định, sẽ phải lấy nguồn dầu thô từ các nhà cung cấp khác, ngoài ra phải trả tiền cho Saudi Arabia nhiều hơn. Điều này dường như làm tăng giá các loại dầu thô tương tự như các loại Saudi Arabia cung cấp.
Chắc chắn, xuất khẩu dầu thô của Mỹ từ khu vực ngoài khơi vịnh Mexico và tại mỏ đá phiến ở Texas sẽ phục hồi nhanh hơn nhiều so với các nhà máy lọc dầu bị tàn phá ở khu vực này.
Điều này nâng khả năng có thêm dầu thô Mỹ xuất sang châu Á để thay thế sự thiếu hụt cung cấp từ Saudi Arabia, các thành viên khác của OPEC và các đồng minh của họ trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và nguồn cung cấp lớn tới nhiều nhà máy lọc dầu châu Á, ngày 4/9 đã tăng giá bán chính thức trong tháng 10 của họ cao hơn dự kiến.
Dầu Arab Light của vương quốc này đã tăng 0,55 USD/thùng lên cao hơn dầu Oman/Dubai 0,3 USD/thùng, giá cao nhất kể từ tháng 12/2016, và tăng nhiều hơn so với dự kiến tăng 20 đến 50 cent trong một khảo sát của Reuters trước thông báo này.
Các nhà máy lọc dầu châu Á sẵn sàng đối mặt với giá dầu tăng từ Saudi Arabia, nhưng dường như bão Harvey có thể thúc đẩy bước nhảy lớn hơn khi Saudi tìm cách đạt được mục tiêu kép giá tăng và siết chặt thị trường dầu mỏ.
Lợi nhuận lọc dầu châu Á đạt mức cao gần hai năm vào 1/9 sau khi ngập lụt và sự gián đoạn gây bởi bão Harvey đã làm thiếu hụt 1/4 công suất lọc dầu của toàn nước Mỹ hay khoảng 4,5 triệu thùng/ngày.
Một nhà máy lọc dầu điển hình tại Singapore xử lý dầu thô Dubai hiện nay đang có lợi nhuận khoảng 10,21 USD/thùng, theo số liệu của Reuters, cao hơn mức trung bình trong 365 ngày tại 6,8 USD/thùng.
Nhưng bữa tiệc này kéo dài bao lâu đang là vấn đề tranh luận, với giá xăng kỳ hạn của Mỹ giảm hơn 3% trong ngày 4/9 do một số nhà máy lọc dầu bị ảnh hưởng bắt đầu khởi động lại hoạt động.
Rủi ro đối với các nhà máy lọc dầu châu Á là sự gia tăng lợi nhuận từ siêu bão Harvey kéo dài tương đối ngắn, trong khi khủng hoảng lợi nhuận từ giá dầu cao thì duy trì lâu hơn.
Nếu Saudi Arabia cũng tuân theo cam kết giảm xuất khẩu và không chỉ sản lượng, thì các nhà máy lọc dầu châu Á đối mặt với cú đánh kép nguồn cung cấp giảm và giá dầu tăng.
Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, Khalid al-Falih ngày 24/7 cho biết nước ông sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô xuống 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với một năm trước.
Số liệu chính thức trong tháng 8 vài tháng nữa mới được Tổ chức Sáng kiến Số liệu Dầu mỏ Chung JODI báo cáo, nhưng những bằng chứng sơ bộ từ số liệu theo dõi các tàu cho thấy Saudi Arabia thực sự cắt giảm xuất khẩu.
Saudi Arabia cũng cắt giảm phân bổ dầu thô cho các khách hàng toàn cầu khoảng 520.000 thùng/ngày trong tháng 9, theo báo cáo của Reutes ngày 8/8.
Các nhà máy lọc dầu châu Á, giả thiết họ có mục tiêu giữ mức độ hoạt động ổn định, sẽ phải lấy nguồn dầu thô từ các nhà cung cấp khác, ngoài ra phải trả tiền cho Saudi Arabia nhiều hơn. Điều này dường như làm tăng giá các loại dầu thô tương tự như các loại Saudi Arabia cung cấp.
Chắc chắn, xuất khẩu dầu thô của Mỹ từ khu vực ngoài khơi vịnh Mexico và tại mỏ đá phiến ở Texas sẽ phục hồi nhanh hơn nhiều so với các nhà máy lọc dầu bị tàn phá ở khu vực này.
Điều này nâng khả năng có thêm dầu thô Mỹ xuất sang châu Á để thay thế sự thiếu hụt cung cấp từ Saudi Arabia, các thành viên khác của OPEC và các đồng minh của họ trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads