Mặc dù các lệnh trừng phạt nới lỏng, Shell vẫn không tăng lượng dầu thô mua từ Iran

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Công ty Royal Dutch Shell đã chỉ mua ba lô hàng dầu thô của Iran kể từ khi các lệnh trừng phạt được giảm nhẹ một năm trước, một phần nhỏ trong những gì họ đã từng mua, một dấu hiệu của những khó khăn pháp lý và giá cao vẫn cản trở giao dịch.

Công ty Anglo-Duthc này đã không đưa ra một lý do cho việc giảm mua hàng và công ty này từ chối bình luận tiếp.

Nhưng các nguồn tin giao dịch dầu cho biết dầu thô của Iran thường quá đắt và các lệnh trừng phạt còn lại vẫn làm giao dịch với nước Cộng hòa Hồi giáo khó khăn.

Một ví dụ về những khó khăn liên quan tới lệnh trừng phạt, hồ sơ của Shell cho thấy họ phải tiết lộ chi phí chỉ vài trăm đô la khi nhân viên của họ mua vé với hàng không Iran.

Sau một hiệp ước đã đạt được về chương trình hạt nhân của Iran, Liên minh châu Âu đã nới lỏng các lệnh trừng phạt với Iran hồi tháng 1/2016 và Mỹ đã dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt với giao dịch đô la, các động thái đó cho phép Iran nâng mạnh xuất khẩu dầu của mình.

Nhưng trong khi giao dịch với khách hàng châu Á và châu Âu tăng lên, nhiều đối tượng dầu mỏ lớn liên quan tới thẩm quyền pháp lý Mỹ vẫn thận trọng mua dầu của Iran. Hồi đầu tháng chính quyền Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới sau khi Iran thử tên lửa đạn đạo.

Giá trả cho việc vi phạm các lệnh trừng phạt là rất cao. Trong năm 2014, ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã đồng ý trả gần 9 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc rằng nó đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ gồm cả các lệnh chống lại Iran.

dau2_LMPI.jpg

Trong tháng trước Iran cho biết rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đang làm họ không thể hợp tác với các công ty Mỹ về các dự án năng lượng.

Trong số các công ty dầu lớn, chỉ Total đang mua dầu thô của Iran với khối lượng tương đương so với những mức trước trừng phạt. Công ty dầu lớn nhất Pháp này đang tìm cách xác nhận một thỏa thuận mới với Tehran để phát triển trữ lượng dầu mỏ và khí đốt.

Shell cho biết trong một báo cáo thường niên họ đã mua chỉ ba chuyến hàng dầu thô Iran trong năm qua.

Đó là một chuyến hàng 45 triệu USD trong tháng 5 với lợi nhuận 1,1 triệu USD, tiếp theo là 2 chuyến trong tháng 12 chi phí tương ứng 103 triệu USD và 106 triệu USD. Những chuyến này vẫn trong quá trình chuyển tiếp vì thế chưa đưa ra giá trị lợi nhuận hay thua lỗ đối với những lô này.

Trong năm 2016, Shell đã trả 1,942 tỷ USD nợ cho Iran để mua dầu họ đã thực hiện trước khi các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của EU được áp đặt cho Iran trong năm 2012.

Ở thời điểm đó, Shell đang mua khoảng 200.000 thùng/ngày hay 6 chuyến hàng lớn của Iran trong một tháng.

Bất chấp một số nới lỏng lệnh trừng phạt của Mỹ đối với giao dịch với Iran bằng đồng đô la, Shell cho biết không có khoản thanh toán nào được thực hiện bằng đồng đô la.

Nhưng ngay cả với những khó khăn này, Shell cho biết họ đã mở lại một văn phòng tại Iran trong năm 2016 và ký kết các hiệp định không ràng buộc với Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Iran để làm việc cùng nhau trong lĩnh vực hóa dầu, trong sự phát triển dầu và khí đốt, và trong các cơ hội xuất khẩu khí đốt.

Shell cũng báo cáo một loạt các giao dịch nhỏ với Tehran trong năm 2016 trong một yêu cầu tiết lộ giao dịch với các quốc gia bị lệnh trừng phạt của Mỹ.

Những khoản này bao gồm 224 USD tiền đóng dấu, 168 USD trả cho cơ quan lãnh sự Iran tại Hà Lan để công chứng giấy tờ và 592 USD cho các chuyến bay với hãng hàng không Iran.
Nguồn: VITIC/Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top