Bang Malacca của Malaysia đổ gần 3 tỉ USD vào kế hoạch đầy tham vọng xây cảng phục vụ tàu chở dầu qua eo biển này, để chia phần với Singapore trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ châu Á ngày càng cao.
Xây cảng đủ sức đón tàu lớn nhất hành tinh
Tháng 11 này, Malaysia khởi công xây dựng, mở rộng Cảng quốc tế Kuala Linggi (KLIP) với khả năng chứa 1,5 triệu m3 dầu cùng nhiều ụ khô để xử lý loại tàu chở dầu lớn nhất trên diện tích 2,5km2 đất cải tạo. Dự án dự kiến hoàn tất trong một thập kỷ tới. “Với tôi, đó là giấc mơ và chúng tôi rất nghiêm túc với dự án đang thực hiện”, Giám đốc quản lý công ty T.A.G. Marine, Datuk Wira Noor Mustafa Kamal Yahya nhận định. Mục tiêu của dự án này là mở con đường vận tải thuận lợi tới Singapore - trung tâm thương mại hàng đầu với thương mại dầu mỏ 600 tỉ USD/năm (chiếm 1/3 nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu) nhưng đang tắc nghẽn, chật chội.
Theo Reuters, dự án cải tạo Cảng quốc tế Kuala Linggi (KLIP) do nhà điều hành cảng T.A.G. Marine và Công ty Phát triển Linggi Base của Malaysia thực hiện với tổng vốn 2,8 tỉ USD, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc. KLIP sẽ kinh doanh các dịch vụ kho vận, sửa chữa và tiếp nhiên liệu. Cảng cách Singapore khoảng 200km, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển, nhận hàng, tiếp dầu hoặc bảo trì. Không chỉ vậy, vì cảng Singapore cấm kho chứa nổi và chuyển tiếp tàu sang tàu (STS) nên KLIP hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này để phát triển riêng mảng này với những khách hàng tiềm năng như Tập đoàn Agritrade. Ông Ng Xinwei, Giám đốc điều hành Agritrade - công ty vận hành ba tàu chở dầu siêu lớn cho biết: “Khách hàng của chúng tôi đều là những tập đoàn khai thác và kinh doanh dầu lớn nên dịch vụ kho chứa nổi tại KLIP sẽ giúp giảm chi phí, hạn chế tắc nghẽn, qua đó tăng tính cạnh tranh cho dịch vụ vận tải của chúng tôi”.
Song, nhà điều hành Malaysia hiểu quy mô kinh doanh của cảng sẽ nhỏ hẹp hơn Singapore. Hiện, Singapore đang xử lý hơn 100 nghìn tàu/năm trong khi quy mô của KLIP dừng lại ở vài nghìn tàu/năm. KLIP chưa đưa ra mục tiêu nhưng các nhà phân tích ước tính có thể xử lý lượng tàu gấp ba lần hiện nay trong một thập kỷ. Ông Saifullah Noor, Giám đốc điều hành T.A.G. Marine cho biết: “Nhiều ụ tàu tại Singapore đã đặt kín chỗ tại cảng trong ba năm. Vì vậy, chúng tôi không cạnh tranh với Singapore mà thực chất là bổ sung cho họ”, Noor cho biết thêm.
Muốn chia miếng bánh dầu mỏ
Đến ngày 24/11, giới chức Singapore chưa bình luận về động thái trên của Malaysia nhưng cho biết, sự tăng trưởng mạnh trên thị trường dầu mỏ châu Á sẽ đủ sức thu hút nhà đầu tư. Các giám đốc điều hành trong ngành vận tải cũng có chung quan điểm trên. Song một số nhà đầu tư khác chú ý tới chi tiết các nhà đầu tư Trung Quốc đứng sau dự án này. Ông Ralph Leszczynski, nhà môi giới vận tải đến từ Công ty Banchero Costa cho biết quan điểm của mình: “Tôi nhận thấy đây là một dự án đầu tư bất động sản chủ yếu do Trung Quốc dẫn đầu, dưới cái ô “một vành đai - một con đường” để mở rộng kinh tế Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á”.
Dự án này là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm chia miếng bánh dầu mỏ “béo ngậy” trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ đang tăng cao tại khu vực châu Á. Dẫu vậy, Reuters nhận định, dù tuyến đường thủy dọc eo biển Malacca và eo biển Singapore - một trong số những tuyến đường bận rộn nhất trên thế giới - tạo ra nhu cầu khổng lồ về dịch vụ cảng biển nhưng không thể đảm bảo chắc chắn thành công. Thực tế, dự án Trung tâm Dầu mỏ châu Á của Malaysia (nằm ở phía Tây Singapore) được công bố năm 2005 nhưng đóng cửa vào năm 2012 vì chi phí đội lên quá cao.
Về phần mình, nhà vận hành T.A.G. Marine vẫn tự tin, giai đoạn đầu phát triển cảng cho thấy dự án sẽ còn tiếp tục thành công. Hiện nay, KLIP đang là một trong những khu vực nổi dự trữ dầu và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng từ tàu sang tàu lớn nhất trong khu vực, vốn đã đón rất nhiều siêu tàu chở dầu lớn nhất trên thế giới như tàu chở dầu thô siêu lớn “TI Europe”, dài 500m.
Reuters cho biết, nhiều khách hàng Singapore đã và đang quan tâm tới dự án này. Một khách hàng tiềm năng của KLIP là Công ty Toyota Tsusho Petroleum có trụ sở tại Singapore (thuộc Công ty thương mại Toyota Tsusho Corp. - Nhật). Nhà cung cấp nhiên liệu này đã ký bản ghi nhớ với T.A.G. Marine để khai thác dịch vụ cảng. “Cảng mới đang phát triển tại KLIP cho phép chúng tôi đa dạng hóa hoạt động và triển khai nguồn lực tốt hơn”, ông Nobuyuki Iida, Tổng giám đốc Toyota Tsusho Petroleum nhận định.
Tuy nhiên, ngoài hạ tầng, các công ty cũng cần Chính phủ Malaysia cải thiện quy định và thủ tục. “Để hiệu quả nhất, các nhà cung cấp kho vận cần sự ủng hộ từ Chính phủ Malaysia trong việc định giá hợp lý và hỗ trợ từ các công ty dầu mỏ để cạnh tranh với Singapore”, ông Wan Mohd Fauzi, Giám đốc công ty cung cấp kho nhiên liệu dầu Alamgala Resources có trụ sở tại Malaysia chia sẻ.
Xây cảng đủ sức đón tàu lớn nhất hành tinh
Tháng 11 này, Malaysia khởi công xây dựng, mở rộng Cảng quốc tế Kuala Linggi (KLIP) với khả năng chứa 1,5 triệu m3 dầu cùng nhiều ụ khô để xử lý loại tàu chở dầu lớn nhất trên diện tích 2,5km2 đất cải tạo. Dự án dự kiến hoàn tất trong một thập kỷ tới. “Với tôi, đó là giấc mơ và chúng tôi rất nghiêm túc với dự án đang thực hiện”, Giám đốc quản lý công ty T.A.G. Marine, Datuk Wira Noor Mustafa Kamal Yahya nhận định. Mục tiêu của dự án này là mở con đường vận tải thuận lợi tới Singapore - trung tâm thương mại hàng đầu với thương mại dầu mỏ 600 tỉ USD/năm (chiếm 1/3 nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu) nhưng đang tắc nghẽn, chật chội.
Song, nhà điều hành Malaysia hiểu quy mô kinh doanh của cảng sẽ nhỏ hẹp hơn Singapore. Hiện, Singapore đang xử lý hơn 100 nghìn tàu/năm trong khi quy mô của KLIP dừng lại ở vài nghìn tàu/năm. KLIP chưa đưa ra mục tiêu nhưng các nhà phân tích ước tính có thể xử lý lượng tàu gấp ba lần hiện nay trong một thập kỷ. Ông Saifullah Noor, Giám đốc điều hành T.A.G. Marine cho biết: “Nhiều ụ tàu tại Singapore đã đặt kín chỗ tại cảng trong ba năm. Vì vậy, chúng tôi không cạnh tranh với Singapore mà thực chất là bổ sung cho họ”, Noor cho biết thêm.
Muốn chia miếng bánh dầu mỏ
Đến ngày 24/11, giới chức Singapore chưa bình luận về động thái trên của Malaysia nhưng cho biết, sự tăng trưởng mạnh trên thị trường dầu mỏ châu Á sẽ đủ sức thu hút nhà đầu tư. Các giám đốc điều hành trong ngành vận tải cũng có chung quan điểm trên. Song một số nhà đầu tư khác chú ý tới chi tiết các nhà đầu tư Trung Quốc đứng sau dự án này. Ông Ralph Leszczynski, nhà môi giới vận tải đến từ Công ty Banchero Costa cho biết quan điểm của mình: “Tôi nhận thấy đây là một dự án đầu tư bất động sản chủ yếu do Trung Quốc dẫn đầu, dưới cái ô “một vành đai - một con đường” để mở rộng kinh tế Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á”.
Dự án này là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm chia miếng bánh dầu mỏ “béo ngậy” trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ đang tăng cao tại khu vực châu Á. Dẫu vậy, Reuters nhận định, dù tuyến đường thủy dọc eo biển Malacca và eo biển Singapore - một trong số những tuyến đường bận rộn nhất trên thế giới - tạo ra nhu cầu khổng lồ về dịch vụ cảng biển nhưng không thể đảm bảo chắc chắn thành công. Thực tế, dự án Trung tâm Dầu mỏ châu Á của Malaysia (nằm ở phía Tây Singapore) được công bố năm 2005 nhưng đóng cửa vào năm 2012 vì chi phí đội lên quá cao.
Về phần mình, nhà vận hành T.A.G. Marine vẫn tự tin, giai đoạn đầu phát triển cảng cho thấy dự án sẽ còn tiếp tục thành công. Hiện nay, KLIP đang là một trong những khu vực nổi dự trữ dầu và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng từ tàu sang tàu lớn nhất trong khu vực, vốn đã đón rất nhiều siêu tàu chở dầu lớn nhất trên thế giới như tàu chở dầu thô siêu lớn “TI Europe”, dài 500m.
Reuters cho biết, nhiều khách hàng Singapore đã và đang quan tâm tới dự án này. Một khách hàng tiềm năng của KLIP là Công ty Toyota Tsusho Petroleum có trụ sở tại Singapore (thuộc Công ty thương mại Toyota Tsusho Corp. - Nhật). Nhà cung cấp nhiên liệu này đã ký bản ghi nhớ với T.A.G. Marine để khai thác dịch vụ cảng. “Cảng mới đang phát triển tại KLIP cho phép chúng tôi đa dạng hóa hoạt động và triển khai nguồn lực tốt hơn”, ông Nobuyuki Iida, Tổng giám đốc Toyota Tsusho Petroleum nhận định.
Tuy nhiên, ngoài hạ tầng, các công ty cũng cần Chính phủ Malaysia cải thiện quy định và thủ tục. “Để hiệu quả nhất, các nhà cung cấp kho vận cần sự ủng hộ từ Chính phủ Malaysia trong việc định giá hợp lý và hỗ trợ từ các công ty dầu mỏ để cạnh tranh với Singapore”, ông Wan Mohd Fauzi, Giám đốc công ty cung cấp kho nhiên liệu dầu Alamgala Resources có trụ sở tại Malaysia chia sẻ.
Xuân Minh - Báo Giao Thông
Relate Threads