Giá dầu xuống đáy khiến những “ông lớn” như PVN cũng phải chật vật vượt khó. Trong khi đó, các chỉ số khác đo lường sức khỏe nền kinh tế như nông nghiệp, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp… cũng có nhiều điểm đáng lo ngại.
Giá thấp, đóng cửa giếng dầu
“Năm 2015 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong hàng chục năm trở lại đây của ngành dầu khí thế giới cũng như Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mở đầu câu chuyện của ngành dầu khí không mấy lạc quan.
Theo lãnh đạo PVN, 6 tháng đầu 2016 giá dầu trung bình chỉ ở mức 38 USD/thùng, thấp hơn giá trung bình 54 USD/thùng của 2015. Giá dầu suy giảm mạnh và kéo dài suốt từ 2014 tới nay đã khiến công tác phát triển khai thác mỏ “khó khăn hơn bao giờ hết”.
PVN đã phải dừng, giãn tiến độ các dự án phát triển mỏ, không có hiệu quả kinh tế cao; tiết giảm hàng tỷ đô la chi phí vận hành, hậu cần… Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác dầu thô năm 2016 cũng như năm 2017 và các năm tiếp theo.
“Số lượng mỏ, công trình khai thác mới dự kiến đưa vào khai thác năm 2016 sẽ giảm đáng kể. Số lượng giếng khoan khai thác mới giảm mất một nửa, xuống còn 58 giếng với mức bình thường hàng năm là 100 giếng”, lãnh đạo PVN dẫn chứng.
Ngoài ra, các mỏ đang khai thác khác cũng đều trong giai đoạn suy giảm nhanh. Cho nên, sản lượng khai thác dầu thô năm 2016 sẽ khó có thể duy trì mức cao như 2015. Năm 2016 chỉ tiêu khai thác ban đầu đặt ra là 14,2 triệu tấn dầu thô. Còn năm 2017, dự kiến sơ bộ sản lượng dầu khai thác chỉ đạt khoảng 12,4-12,9 triệu tấn.
Ông Sơn cho biết, PVN đã xem xét khả năng tăng 1 triệu tấn dầu thô so với kế hoạch Chính phủ giao bằng cách khoan thêm giếng mới hoặc tăng sản lượng khai thác ở các mỏ các giếng hiện có. Tuy nhiên, đại diện PVN thừa nhận, việc tăng sản lượng khai thác ở các mỏ hiện có là khó khăn do các mỏ hầu hết được khai thác ở mức tối đa, khả năng tăng thêm không nhiều.
“Vì vậy, việc khoan thêm giếng mới là yếu tố quyết định góp phần tăng thêm sản lượng 1 triệu tấn năm 2016 và tiếp theo”, ông Sơn nói.
Không chỉ dầu thô, trong Hội nghị sơ kết 6 tháng của ngành công thương ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng không ít lần lặp lại cụm từ “gặp nhiều khó khăn” khi nhắc đến kết quả sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng chính như than, cơ khí, hóa chất, phân bón, dệt may, da giày.
Cần thêm quả tạ đặt lên bàn cân
Dầu thô, sự sụt giảm của một số ngành công nghiệp chủ chốt chưa phải là những trở ngại duy nhất cho các mục tiêu kinh tế của năm 2016. Tình hình xuất khẩu cũng đang dấy lên nhiều quan ngại.
Ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại cho rằng: Hiện nay sản lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đến ngưỡng, khó tăng được nữa. Muốn tăng phải có mặt hàng mới.
Ví dụ mặt hàng điện thoại di động năm 2011 đã “ném quả tạ vào bàn cân” làm xuất khẩu năm 2011 tăng vọt. Nhưng giờ các mặt hàng ấy cơ bản đến ngưỡng, trong khi đó, mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu lớn thì chưa xuất hiện.
“Tăng trưởng xuất khẩu những năm gần đây đều đặt ra 10%. Nhưng năm nay khó đạt được vì 6 tháng đầu năm nay mới đạt 6,9%. Muốn đạt mức 10%, 6 tháng cuối năm phải đạt 13-14%. Trong bối cảnh hiện nay rất khó đạt được, dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm nay cao nhất cũng chỉ 7% thôi”, ông Lê Quốc Phương đánh giá.
Báo cáo kinh tế 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, sau giai đoạn phục hồi mạnh vào cuối năm 2015, nhiều yếu tố bất lợi không lường trước được đã tác động đến kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2016. Hệ quả là tăng trưởng GDP 6 tháng có dấu hiệu chững lại.
Tính chung 6 tháng GDP chỉ tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2015 là 6,47%. Tốc độ tăng trưởng suy giảm không chỉ trong nông nghiệp, là ngành bị thiệt hại nặng do thiên tai; mà cả trong công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng…
Năm 2016, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng phải đạt 6,7%. Muốn vậy, 6 tháng cuối năm tăng trưởng GDP phải đạt 7,6%, cao hơn trên 2 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm. Bộ KH-ĐT cho rằng đây là mức tăng trưởng khá cao và để đạt được là “hết sức khó khăn”.
Chuyên gia kinh tế TS Bùi Trinh nhận định, trong 6 tháng đầu năm cũng như cả năm 2016 việc sụt giảm tăng trưởng GDP cơ bản do ảnh hưởng về môi trường, hạn hán, nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước… trực tiếp ảnh hưởng đến nhóm ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị sơ kết ngành Công thương ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ chưa hài lòng về con số tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng chỉ đạt 7,12%, thấp hơn so với cùng kỳ 2015, đặc biệt là chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 7,5% (cùng kỳ tăng 9,6%), bởi sản xuất, kinh doanh chính là yếu tố quyết định tăng trưởng.
Tại hội nghị, Thủ tướng cũng khẳng định không điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2016.
Thủ tướng khẳng định bên cạnh phát triển kinh tế, phải kiên quyết bảo vệ môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội, môi trường cạnh tranh, đặc biệt là môi trường sống của người dân.
Giá thấp, đóng cửa giếng dầu
“Năm 2015 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong hàng chục năm trở lại đây của ngành dầu khí thế giới cũng như Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mở đầu câu chuyện của ngành dầu khí không mấy lạc quan.
Theo lãnh đạo PVN, 6 tháng đầu 2016 giá dầu trung bình chỉ ở mức 38 USD/thùng, thấp hơn giá trung bình 54 USD/thùng của 2015. Giá dầu suy giảm mạnh và kéo dài suốt từ 2014 tới nay đã khiến công tác phát triển khai thác mỏ “khó khăn hơn bao giờ hết”.
“Số lượng mỏ, công trình khai thác mới dự kiến đưa vào khai thác năm 2016 sẽ giảm đáng kể. Số lượng giếng khoan khai thác mới giảm mất một nửa, xuống còn 58 giếng với mức bình thường hàng năm là 100 giếng”, lãnh đạo PVN dẫn chứng.
Ngoài ra, các mỏ đang khai thác khác cũng đều trong giai đoạn suy giảm nhanh. Cho nên, sản lượng khai thác dầu thô năm 2016 sẽ khó có thể duy trì mức cao như 2015. Năm 2016 chỉ tiêu khai thác ban đầu đặt ra là 14,2 triệu tấn dầu thô. Còn năm 2017, dự kiến sơ bộ sản lượng dầu khai thác chỉ đạt khoảng 12,4-12,9 triệu tấn.
Ông Sơn cho biết, PVN đã xem xét khả năng tăng 1 triệu tấn dầu thô so với kế hoạch Chính phủ giao bằng cách khoan thêm giếng mới hoặc tăng sản lượng khai thác ở các mỏ các giếng hiện có. Tuy nhiên, đại diện PVN thừa nhận, việc tăng sản lượng khai thác ở các mỏ hiện có là khó khăn do các mỏ hầu hết được khai thác ở mức tối đa, khả năng tăng thêm không nhiều.
“Vì vậy, việc khoan thêm giếng mới là yếu tố quyết định góp phần tăng thêm sản lượng 1 triệu tấn năm 2016 và tiếp theo”, ông Sơn nói.
Không chỉ dầu thô, trong Hội nghị sơ kết 6 tháng của ngành công thương ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng không ít lần lặp lại cụm từ “gặp nhiều khó khăn” khi nhắc đến kết quả sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng chính như than, cơ khí, hóa chất, phân bón, dệt may, da giày.
Cần thêm quả tạ đặt lên bàn cân
Dầu thô, sự sụt giảm của một số ngành công nghiệp chủ chốt chưa phải là những trở ngại duy nhất cho các mục tiêu kinh tế của năm 2016. Tình hình xuất khẩu cũng đang dấy lên nhiều quan ngại.
Ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại cho rằng: Hiện nay sản lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đến ngưỡng, khó tăng được nữa. Muốn tăng phải có mặt hàng mới.
Ví dụ mặt hàng điện thoại di động năm 2011 đã “ném quả tạ vào bàn cân” làm xuất khẩu năm 2011 tăng vọt. Nhưng giờ các mặt hàng ấy cơ bản đến ngưỡng, trong khi đó, mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu lớn thì chưa xuất hiện.
“Tăng trưởng xuất khẩu những năm gần đây đều đặt ra 10%. Nhưng năm nay khó đạt được vì 6 tháng đầu năm nay mới đạt 6,9%. Muốn đạt mức 10%, 6 tháng cuối năm phải đạt 13-14%. Trong bối cảnh hiện nay rất khó đạt được, dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm nay cao nhất cũng chỉ 7% thôi”, ông Lê Quốc Phương đánh giá.
Báo cáo kinh tế 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, sau giai đoạn phục hồi mạnh vào cuối năm 2015, nhiều yếu tố bất lợi không lường trước được đã tác động đến kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2016. Hệ quả là tăng trưởng GDP 6 tháng có dấu hiệu chững lại.
Tính chung 6 tháng GDP chỉ tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2015 là 6,47%. Tốc độ tăng trưởng suy giảm không chỉ trong nông nghiệp, là ngành bị thiệt hại nặng do thiên tai; mà cả trong công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng…
Năm 2016, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng phải đạt 6,7%. Muốn vậy, 6 tháng cuối năm tăng trưởng GDP phải đạt 7,6%, cao hơn trên 2 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm. Bộ KH-ĐT cho rằng đây là mức tăng trưởng khá cao và để đạt được là “hết sức khó khăn”.
Chuyên gia kinh tế TS Bùi Trinh nhận định, trong 6 tháng đầu năm cũng như cả năm 2016 việc sụt giảm tăng trưởng GDP cơ bản do ảnh hưởng về môi trường, hạn hán, nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước… trực tiếp ảnh hưởng đến nhóm ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị sơ kết ngành Công thương ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ chưa hài lòng về con số tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng chỉ đạt 7,12%, thấp hơn so với cùng kỳ 2015, đặc biệt là chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 7,5% (cùng kỳ tăng 9,6%), bởi sản xuất, kinh doanh chính là yếu tố quyết định tăng trưởng.
Tại hội nghị, Thủ tướng cũng khẳng định không điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2016.
Thủ tướng khẳng định bên cạnh phát triển kinh tế, phải kiên quyết bảo vệ môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội, môi trường cạnh tranh, đặc biệt là môi trường sống của người dân.
Lương Bằng - Vietnamnet/ Ảnh: Nguyễn Chính Tiến
Sửa lần cuối:
Relate Threads