Lọc dầu Dung Quất sản xuất mỗi năm khoảng 3 triệu tấn dầu diesel. Con số này chiếm gần 50% tổng lượng sản phẩm của nhà máy.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi chiều tối 22/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, dù giá dầu thô thế giới liên tục giảm mạnh, Việt Nam vẫn quyết tâm triển khai dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
"Bối cảnh kinh tế khó khăn, đối tác Nga xin rút không tiếp tục mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất. Petro Việt Nam đang tìm đối tác khác tham gia mua cổ phần nhằm phục vụ nâng công suất, mở rộng công trình dầu khí trọng điểm quốc gia này", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Các chuyên gia dự báo, giá dầu thô năm 2016 khoảng 60 USD, tuy nhiên hiện nay mức giá chỉ 30 USD mỗi thùng, ngành công nghiệp lọc hóa dầu đang đứng trước nhiều khó khăn.
Trao đổi với Zing.vn chiều 22/2, ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, lọc dầu Dung Quất đang gặp nhiều khó khăn. Từ đầu 2016, sản phẩm dầu diesel, Jet -A1 nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thấp hơn của nhà máy là 10%, nếu không có phương án thay đổi thì nhà máy sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa.
" Mỗi năm nhà máy chế biến khoảng 3 triệu tấn dầu diesel- đây cũng là sản phẩm chủ lực của lọc dầu Dung Quất. Nếu phải chịu mức thuế suất cao hơn 10% so với nhập khẩu thì nhà máy có nguy cơ tồn kho sản phẩm rất lớn, vì các doanh nghiệp sẽ ngừng mua hàng", ông Giang lo lắng.
Ông Giang cho hay, thực tế hiện nay lượng sản xuất của nhà máy vẫn bình thường, công suất ổn định, do ba tháng đầu năm các đầu mối doanh nghiệp như Petrolimex, PVoil, Sài Gòn Petrol, Xăng dầu Quân đội, Xăng dâu Đồng Tháp..."lỡ" ký hợp đồng mua từ trước. Nhưng nếu tình hình không cải thiện thì bắt đầu từ tháng 4, các đơn vị mua sẽ nhập khẩu dầu diesel của các nước trong khu vực, do giá cả rẻ hơn.
"Nếu sản phẩm diesel không tiêu thụ được thì nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc đóng cửa tạm trong thời gian tới", ông Giang nói thêm.
Trước đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Sinh Khang đã ký gửi văn bản Bộ Tài chính, Công Thương, Văn phòng Chính phủ sớm điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu với dầu diesel, Jet -A1 (xăng cho máy bay), nhằm đảm bảo sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tàu trọng tải lớn bơm dầu thô qua hệ thống ống ngầm vào bồn, bể chứa nhà máy lọc dầu Dung Quất.Ảnh: Minh Hoàng.
Lãnh đạo Petrovietnam cho hay, hiện tất cả các doanh nghiệp đầu mối lớn chỉ ký hợp đồng ngắn hạn, giảm khối lượng mua mỗi tháng, nhằm chờ đợi các động thái tiếp theo. Việc ký hợp đồng ngắn hạn và giảm lượng mua khiến nhà máy gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch sản xuất, xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm...
Theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, từ đầu năm 2016 thuế nhập khẩu diesel, Jet -A1 từ các nước trong khu vực đã giảm từ 20% về 10%. Trong khi đó, các mức thuế đối với các sản phẩm của Dung Quất vẫn giữ nguyên 20%, dẫn đến khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi chiều tối 22/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, dù giá dầu thô thế giới liên tục giảm mạnh, Việt Nam vẫn quyết tâm triển khai dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
"Bối cảnh kinh tế khó khăn, đối tác Nga xin rút không tiếp tục mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất. Petro Việt Nam đang tìm đối tác khác tham gia mua cổ phần nhằm phục vụ nâng công suất, mở rộng công trình dầu khí trọng điểm quốc gia này", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Các chuyên gia dự báo, giá dầu thô năm 2016 khoảng 60 USD, tuy nhiên hiện nay mức giá chỉ 30 USD mỗi thùng, ngành công nghiệp lọc hóa dầu đang đứng trước nhiều khó khăn.
" Mỗi năm nhà máy chế biến khoảng 3 triệu tấn dầu diesel- đây cũng là sản phẩm chủ lực của lọc dầu Dung Quất. Nếu phải chịu mức thuế suất cao hơn 10% so với nhập khẩu thì nhà máy có nguy cơ tồn kho sản phẩm rất lớn, vì các doanh nghiệp sẽ ngừng mua hàng", ông Giang lo lắng.
Ông Giang cho hay, thực tế hiện nay lượng sản xuất của nhà máy vẫn bình thường, công suất ổn định, do ba tháng đầu năm các đầu mối doanh nghiệp như Petrolimex, PVoil, Sài Gòn Petrol, Xăng dầu Quân đội, Xăng dâu Đồng Tháp..."lỡ" ký hợp đồng mua từ trước. Nhưng nếu tình hình không cải thiện thì bắt đầu từ tháng 4, các đơn vị mua sẽ nhập khẩu dầu diesel của các nước trong khu vực, do giá cả rẻ hơn.
"Nếu sản phẩm diesel không tiêu thụ được thì nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc đóng cửa tạm trong thời gian tới", ông Giang nói thêm.
Trước đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Sinh Khang đã ký gửi văn bản Bộ Tài chính, Công Thương, Văn phòng Chính phủ sớm điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu với dầu diesel, Jet -A1 (xăng cho máy bay), nhằm đảm bảo sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tàu trọng tải lớn bơm dầu thô qua hệ thống ống ngầm vào bồn, bể chứa nhà máy lọc dầu Dung Quất.Ảnh: Minh Hoàng.
Theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, từ đầu năm 2016 thuế nhập khẩu diesel, Jet -A1 từ các nước trong khu vực đã giảm từ 20% về 10%. Trong khi đó, các mức thuế đối với các sản phẩm của Dung Quất vẫn giữ nguyên 20%, dẫn đến khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Minh Hoàng - Zing News
Relate Threads