Tàu chở dầu Paramount Helsinki cập cảng Pascagoula, bang Mississippi (Mỹ) hồi tuần trước mang theo 'mạch máu' dành cho nhà máy lọc dầu của hãng Chevron: 532.000 thùng dầu nặng Venezuela.
Theo Bloomberg, Paramount Helsinki xuất hiện vào ngày 23.7 khi nền dân chủ Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng có thể là cuối cùng và nhấn mạnh mối quan hệ khó khăn mà ngành dầu khí Mỹ vừa bước vào với một quốc gia đang chìm trong khủng hoảng nhiều mặt.
Từ New Jersey cho đến Texas, nhiều hãng dầu khí phụ thuộc vào dầu thô Venezuela để cung ứng cho các nhà máy lọc dầu lớn. Chỉ riêng năm ngoái, hơn 270 triệu thùng dầu trị giá khoảng 10 tỉ USD cập cảng Mỹ, đủ để sản xuất cho nước này 18,9 tỉ lít xăng.
Giờ đây, dòng chảy dầu thô ngập tràn nỗi lo mà các lãnh đạo ngành công nghiệp rất sợ: chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm vận nhập khẩu để gây áp lực lên người đồng cấp Venezuela, ông Nicolas Maduro. Khả năng Mỹ trừng phạt dầu thô Venezuela khiến nhiều hãng như Chevron, Phillips 66 và Valero Energy - các doanh nghiệp đã đổ hàng tỉ USD điều chỉnh nhà máy xử lý loại dầu nặng nhưng dồi dào nguồn cung của Venezuela, lo lắng.
“Lý do khiến ông Trump không mạnh tay ngay lập tức là vì có rất nhiều người bị ảnh hưởng”, trước hết là các nhà máy lọc dầu và người dân Mỹ sở hữu xe, chuyên gia nghiên cứu hàng hóa Sandy Fielden của hãng Morningstar tại bang Chicago (Mỹ) cho hay.
Đầu tuần này, Mỹ đóng băng tất cả tài sản thuộc sở hữu của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Các quan chức Nhà Trắng đã và đang chuẩn bị danh sách nhiều biện pháp trừng phạt bổ sung song họ vẫn chia rẽ trong vấn đề dầu thô.
Lệnh cấm vận dầu từ Venezuela, nhà cung ứng lớn thứ ba của Mỹ, có thể khiến sản xuất sụt giảm tại các nhà máy lọc dầu ở nước này và ít nhất là khiến giá xăng tăng tạm thời. Điều này rất nhạy cảm với Tổng thống Trump, người từng nhiều lần chỉ trích cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về giá xăng. Năm 2012, ông Trump viết trên Twitter: “Giá xăng đang ở mức điên rồ, hãy đuổi việc ông Obama”.
Các nhà máy lọc dầu Mỹ có thể chuyển hướng sang dầu thô nặng từ Canada, Mexico hay Iraq, song động thái này sẽ gây xáo trộn thị trường toàn cầu. Hiện chưa rõ dầu cát của Canada có thể nhanh chóng thay thế dầu Venezuela như thế nào hay dầu thô Mexico có khả lấp đầy khoảng trống của dầu Venezuela hay không.
Nhà máy lọc dầu Mỹ chế biến khoảng 1/3 tổng lượng dầu của Venezuela. Theo chuyên gia Kevin Book từ hãng Clearview Energy Partners, Washington đang cân nhắc những bất lợi về lệnh trừng phạt dầu thô.
Chevron, Valero và nhiều hãng khác vận động chính quyền ông Trump phải thận trọng. Một nhóm thương mại của các nhà sản xuất dầu mỏ và hóa dầu Mỹ cho biết lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên người tiêu dùng, nhà máy lọc dầu và kinh tế Mỹ. Dù nhiều hãng cắt giảm nhập khẩu dầu từ Venezuela nhiều tháng qua, quốc gia Mỹ Latin vẫn là nhà cung ứng chính cho nhiều hãng lọc dầu lớn nhất Mỹ.
Từ New Jersey cho đến Texas, nhiều hãng dầu khí phụ thuộc vào dầu thô Venezuela để cung ứng cho các nhà máy lọc dầu lớn. Chỉ riêng năm ngoái, hơn 270 triệu thùng dầu trị giá khoảng 10 tỉ USD cập cảng Mỹ, đủ để sản xuất cho nước này 18,9 tỉ lít xăng.
Giờ đây, dòng chảy dầu thô ngập tràn nỗi lo mà các lãnh đạo ngành công nghiệp rất sợ: chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm vận nhập khẩu để gây áp lực lên người đồng cấp Venezuela, ông Nicolas Maduro. Khả năng Mỹ trừng phạt dầu thô Venezuela khiến nhiều hãng như Chevron, Phillips 66 và Valero Energy - các doanh nghiệp đã đổ hàng tỉ USD điều chỉnh nhà máy xử lý loại dầu nặng nhưng dồi dào nguồn cung của Venezuela, lo lắng.
“Lý do khiến ông Trump không mạnh tay ngay lập tức là vì có rất nhiều người bị ảnh hưởng”, trước hết là các nhà máy lọc dầu và người dân Mỹ sở hữu xe, chuyên gia nghiên cứu hàng hóa Sandy Fielden của hãng Morningstar tại bang Chicago (Mỹ) cho hay.
Đầu tuần này, Mỹ đóng băng tất cả tài sản thuộc sở hữu của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Các quan chức Nhà Trắng đã và đang chuẩn bị danh sách nhiều biện pháp trừng phạt bổ sung song họ vẫn chia rẽ trong vấn đề dầu thô.
Các nhà máy lọc dầu Mỹ có thể chuyển hướng sang dầu thô nặng từ Canada, Mexico hay Iraq, song động thái này sẽ gây xáo trộn thị trường toàn cầu. Hiện chưa rõ dầu cát của Canada có thể nhanh chóng thay thế dầu Venezuela như thế nào hay dầu thô Mexico có khả lấp đầy khoảng trống của dầu Venezuela hay không.
Nhà máy lọc dầu Mỹ chế biến khoảng 1/3 tổng lượng dầu của Venezuela. Theo chuyên gia Kevin Book từ hãng Clearview Energy Partners, Washington đang cân nhắc những bất lợi về lệnh trừng phạt dầu thô.
Chevron, Valero và nhiều hãng khác vận động chính quyền ông Trump phải thận trọng. Một nhóm thương mại của các nhà sản xuất dầu mỏ và hóa dầu Mỹ cho biết lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên người tiêu dùng, nhà máy lọc dầu và kinh tế Mỹ. Dù nhiều hãng cắt giảm nhập khẩu dầu từ Venezuela nhiều tháng qua, quốc gia Mỹ Latin vẫn là nhà cung ứng chính cho nhiều hãng lọc dầu lớn nhất Mỹ.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads