Chênh lệch giữa giá WTI và Brent đã thu hẹp bất ngờ, đặt sự bùng nổ xuất khẩu dầu của Mỹ vào nguy cơ.
Phần lớn thời gian của năm ngoái, hai chuẩn dầu thô này đã rượt đuổi khá sát nút, với Brent thường giao dịch với mức chênh lệch tương đối nhỏ từ 1 đến 3 USD/thùng so với WTI. Tuy nhiên, chênh lệch giữa hai chuẩn dầu kéo giãn sau cơn bão Harvey, một sự kiện đã làm mất vài triệu thùng dầu mỗi ngày do ngừng hoạt động lọc dầu trong vài tuần. Dầu thô bị ứ đọng trong kho, và tình trạng thừa mứa đẩy giá WTI xuống thấp so với Brent.
Các nhà máy lọc dầu dọc theo Gulf Coast đã quay trở lại hoạt động trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng những ảnh hưởng của thiên tai vẫn kéo dài. Chênh lệch này đã đạt mức cao nhất trên 8 USD/thùng hồi cuối tháng 9, nhưng vẫn giao dịch ở mức cao trong thời gian còn lại của năm 2017.
Kết quả là dẫn đến sự bùng nổ xuất khẩu dầu thô khi dầu của Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua trên toàn thế giới. Mỹ đã xuất khẩu trung bình 1,7 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 10, mức cao kỷ lục hàng tháng và cao hơn hai lần so với mức cao của tháng 8. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tới châu Á chiếm 35% trong tổng số tám tháng đầu năm 2017, con số này tăng lên 40% trong tháng 9 và tháng 10, theo EIA. Đặc biệt, Trung Quốc bắt đầu mua khối lượng dầu lớn của Mỹ trong năm 2017.
Nhưng chênh lệch giữa WTI và Brent đã giảm mạnh trong tháng qua, từ trên 7 USD/thùng hồi tháng 12 xuống dưới 4 USD/thùng trong những ngày gần đây. Tại sao?
Một phần lý do chính là vì việc thu mua đã diễn ra vào nửa cuối năm 2017. Mức xuất khẩu cao đã giúp vùng duyên hải vịnh Mexico của Mỹ giảm phần lớn lượng dầu thừa. Tồn kho đã giảm với tốc độ nhanh chóng trong những tháng cuối năm 2017, xuống gần hơn nhiều với mức trung bình 5 năm (mục tiêu chính trong cắt giảm của OPEC). Bởi vì lượng dầu thừa đã được rút ra phần lớn - với sự trợ giúp của xuất khẩu gia tăng – nên mức chênh lệch giảm của WTI với Brent phải thu hẹp.
Điều này sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng từ mức hiện tại, mặc dù chênh lệch vẫn còn đủ lớn để hỗ trợ khoảng 1 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày, theo Matt Smith của ClipperData. Ông nói với CNBC: "Nếu chúng ta bắt đầu thấy rằng lượng xuất khẩu này giảm, điều đó sẽ chỉ làm cho chênh lệch trở nên nới rộng một lần nữa vì sản xuất chỉ đang đi theo một hướng, đó là tăng.
Tom Kloza, người đứng đầu toàn cầu về phân tích năng lượng tại Dịch vụ Thông tin Giá dầu, dự đoán chênh lệch WTI-Brent trung bình khoảng 4 USD/thùng trong năm tới.
Yếu tố khác sẽ tiếp tục tạo ra khoảng cách giữa hai chuẩn dầu quan trọng là sản xuất đá phiến ở Mỹ. Tổng sản lượng của Mỹ dự kiến sẽ vượt 10 triệu thùng mỗi ngày vào bất kỳ lúc nào, trong khi trung bình là 10,3 triệu thùng/ngày trong năm. EIA dự báo sản lượng sẽ vọt lên 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019.
Sự gia tăng đột ngột số lượng giàn khoan gần đây cũng góp phần vào đồn đoán về sự tăng tốc hoạt động khoan đá phiến. Trong tuần kết thúc vào ngày 26 tháng 1, Mỹ đã tăng thêm 12 giàn khoan dầu. Tuy nhiên, con số đó che đậy sự thật rằng lưu vực Permian đã chứng kiến sự gia tăng của 18 giàn khoan trong tuần, bù đắp một chút cho sự sụt giảm ở nơi khác. Nói cách khác, Permian, nơi mà nhiều hoạt động đá phiến đang diễn ra những ngày này, đang làm việc hết công suất.
Sự ồ ạt của nguồn cung mới dự kiến sẽ dẫn đến sự tồn kho tăng trong hai quý đầu năm 2018. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá dầu thô nói chung, và WTI nói riêng, ngăn không cho giá WTI tiến về quá gần với Brent trong tương lai gần.
Phần lớn thời gian của năm ngoái, hai chuẩn dầu thô này đã rượt đuổi khá sát nút, với Brent thường giao dịch với mức chênh lệch tương đối nhỏ từ 1 đến 3 USD/thùng so với WTI. Tuy nhiên, chênh lệch giữa hai chuẩn dầu kéo giãn sau cơn bão Harvey, một sự kiện đã làm mất vài triệu thùng dầu mỗi ngày do ngừng hoạt động lọc dầu trong vài tuần. Dầu thô bị ứ đọng trong kho, và tình trạng thừa mứa đẩy giá WTI xuống thấp so với Brent.
Kết quả là dẫn đến sự bùng nổ xuất khẩu dầu thô khi dầu của Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua trên toàn thế giới. Mỹ đã xuất khẩu trung bình 1,7 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 10, mức cao kỷ lục hàng tháng và cao hơn hai lần so với mức cao của tháng 8. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tới châu Á chiếm 35% trong tổng số tám tháng đầu năm 2017, con số này tăng lên 40% trong tháng 9 và tháng 10, theo EIA. Đặc biệt, Trung Quốc bắt đầu mua khối lượng dầu lớn của Mỹ trong năm 2017.
Nhưng chênh lệch giữa WTI và Brent đã giảm mạnh trong tháng qua, từ trên 7 USD/thùng hồi tháng 12 xuống dưới 4 USD/thùng trong những ngày gần đây. Tại sao?
Điều này sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng từ mức hiện tại, mặc dù chênh lệch vẫn còn đủ lớn để hỗ trợ khoảng 1 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày, theo Matt Smith của ClipperData. Ông nói với CNBC: "Nếu chúng ta bắt đầu thấy rằng lượng xuất khẩu này giảm, điều đó sẽ chỉ làm cho chênh lệch trở nên nới rộng một lần nữa vì sản xuất chỉ đang đi theo một hướng, đó là tăng.
Tom Kloza, người đứng đầu toàn cầu về phân tích năng lượng tại Dịch vụ Thông tin Giá dầu, dự đoán chênh lệch WTI-Brent trung bình khoảng 4 USD/thùng trong năm tới.
Sự gia tăng đột ngột số lượng giàn khoan gần đây cũng góp phần vào đồn đoán về sự tăng tốc hoạt động khoan đá phiến. Trong tuần kết thúc vào ngày 26 tháng 1, Mỹ đã tăng thêm 12 giàn khoan dầu. Tuy nhiên, con số đó che đậy sự thật rằng lưu vực Permian đã chứng kiến sự gia tăng của 18 giàn khoan trong tuần, bù đắp một chút cho sự sụt giảm ở nơi khác. Nói cách khác, Permian, nơi mà nhiều hoạt động đá phiến đang diễn ra những ngày này, đang làm việc hết công suất.
Sự ồ ạt của nguồn cung mới dự kiến sẽ dẫn đến sự tồn kho tăng trong hai quý đầu năm 2018. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá dầu thô nói chung, và WTI nói riêng, ngăn không cho giá WTI tiến về quá gần với Brent trong tương lai gần.
Nguồn tin: xangdau.net
Relate Threads