Với tổng doanh thu đạt được trong quý I/2017 ở mức 21.000 tỷ đồng, BSR đã hoàn thành 34% kế hoạch năm. Bình quân mỗi ngày, công ty này thu về hơn 233 tỷ đồng.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2017. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, tổng doanh thu của công ty này đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD; nộp ngân sách hơn 2.400 tỷ đồng... Tính ra mỗi ngày, BSR thu về bình quân hơn 233 tỷ đồng.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2017 mà BSR đặt ra hồi năm ngoái, công ty đặt mục tiêu doanh thu 62.400 tỷ đồng, giảm 10.100 tỷ đồng so với năm 2016. Lợi nhuận dự kiến 1.682 tỷ đồng. Như vậy, BSR đã hoàn thành gần 34% kế hoạch năm đặt ra.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, về công tác chuẩn bị bảo dưỡng tổng thể lần 3, BSR đã hoàn thành 100% việc phát hành đơn hàng; ký kết hợp đồng 92% hạng mục vật tư, các hạng mục còn lại sẽ ký hợp đồng trong tháng 3/2017. Công ty này cũng đã thực hiện giao 57% hạng mục vật tư, dự kiến tất cả vật tư còn lại sẽ giao trong cuối tháng 5/2017.
Về triển khai dự án Nâng cấp mở rông Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án đã được triển khai được 23/78 tháng kể từ thời điểm phát hành gói thầu Tư vấn lập thiết kế tổng thể (FEED). Tổng diện tích đã thực hiện công tác bồi thường đạt 98%; công tác xây dựng khu tái định cư đang khẩn trương triển khai. Dự kiến đến ngày 30/6/2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ bàn giao 100% mặt bằng sạch cho BSR triển khai dự án.
Hiện công suất chạy máy của nhà máy đạt 105%; các chỉ số KPI chính tích lũy trong quý I/2017 đều được kiểm soát tốt, trong đó chỉ số tiêu thụ năng lượng nội bộ đã được tiết giảm đáng kể.
Được biết, từ khi đi vào vận hành thương mại đến hết tháng 3/2017, BSR sản xuất và tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn sản phẩm các loại, doanh thu đạt 821 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 138 nghìn tỷ đồng. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt 6,7 – 6,8 triệu tấn/năm.
Kế hoạch nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hoàn thành vào năm 2021) sẽ nâng công suất của Nhà máy lên trên 30%, đạt mức 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, nâng chất lượng sản phẩm đạt mức tiêu chuẩn EURO IV, V.
Hiện tại, BSR đang chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa. Công ty này đang hướng đến ba nhóm đầu tư: Cổ đông chiến lược, cổ đông tài chính và cổ đông đại chúng. Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sau khi chào bán cho tất cả các nhà đầu tư là 49%.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2017 mà BSR đặt ra hồi năm ngoái, công ty đặt mục tiêu doanh thu 62.400 tỷ đồng, giảm 10.100 tỷ đồng so với năm 2016. Lợi nhuận dự kiến 1.682 tỷ đồng. Như vậy, BSR đã hoàn thành gần 34% kế hoạch năm đặt ra.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, về công tác chuẩn bị bảo dưỡng tổng thể lần 3, BSR đã hoàn thành 100% việc phát hành đơn hàng; ký kết hợp đồng 92% hạng mục vật tư, các hạng mục còn lại sẽ ký hợp đồng trong tháng 3/2017. Công ty này cũng đã thực hiện giao 57% hạng mục vật tư, dự kiến tất cả vật tư còn lại sẽ giao trong cuối tháng 5/2017.
Về triển khai dự án Nâng cấp mở rông Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án đã được triển khai được 23/78 tháng kể từ thời điểm phát hành gói thầu Tư vấn lập thiết kế tổng thể (FEED). Tổng diện tích đã thực hiện công tác bồi thường đạt 98%; công tác xây dựng khu tái định cư đang khẩn trương triển khai. Dự kiến đến ngày 30/6/2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ bàn giao 100% mặt bằng sạch cho BSR triển khai dự án.
Hiện công suất chạy máy của nhà máy đạt 105%; các chỉ số KPI chính tích lũy trong quý I/2017 đều được kiểm soát tốt, trong đó chỉ số tiêu thụ năng lượng nội bộ đã được tiết giảm đáng kể.
Được biết, từ khi đi vào vận hành thương mại đến hết tháng 3/2017, BSR sản xuất và tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn sản phẩm các loại, doanh thu đạt 821 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 138 nghìn tỷ đồng. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ đạt 6,7 – 6,8 triệu tấn/năm.
Kế hoạch nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hoàn thành vào năm 2021) sẽ nâng công suất của Nhà máy lên trên 30%, đạt mức 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, nâng chất lượng sản phẩm đạt mức tiêu chuẩn EURO IV, V.
Hiện tại, BSR đang chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa. Công ty này đang hướng đến ba nhóm đầu tư: Cổ đông chiến lược, cổ đông tài chính và cổ đông đại chúng. Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sau khi chào bán cho tất cả các nhà đầu tư là 49%.
Bích Diệp - Dân Trí
Relate Threads