Tôi còn nhớ gần 30 năm trước, khoảng năm 1985, tại các sân khấu, tụ điểm ca nhạc ở Hà Nội và nhiều thành phố rộ lên một bài hát khá độc đáo, từ nội dung đến hình thức biểu hiện.
Có vẻ như đó là một bài đánh trúng “gu” của giới trẻ, đặc biệt những bạn yêu ca hát vẫn thường biểu diễn trên sân khấu ở cả hai khu vực chuyên và không chuyên. “Mùa xuân đến từ những giếng dầu. Mùa xuân đến từ những nụ hoa thắm màu. Mùa xuân đến rạo rực lòng ta. Mùa xuân đến làm đẹp bài ca…”. Đó là bài “Mùa xuân từ những giếng dầu” của Phạm Minh Tuấn - nhạc sĩ không xa lạ với công chúng yêu âm nhạc, với nhiều ca khúc nổi tiếng: “Qua sông”, “Bài ca không quên”, “Đất nước”, “Khát vọng”, “Đường tàu mùa xuân”… được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, trong đó có “Mùa xuân từ những giếng dầu” - một bài hát gọn gàng, xinh xắn nhưng khi trình diễn trên sân khấu thì dạt dào sức trẻ và hoành tráng do luôn cần có một dàn vũ công phụ họa. Phạm Minh Tuấn cho biết, ông viết bài này năm 1984, nhưng “thai nghén” từ trước đó mấy năm. Một lần, khoảng năm 1981, nhạc sĩ Dương Hưng Bang nói với ông là nước mình đã tìm được dầu ở thềm lục địa Vũng Tàu. Tin này khi ấy là một niềm vui lớn làm nức lòng người vì đã mở ra vận may trong việc phát triển kinh tế đất nước. Rồi năm 1981, Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh tổ chức một nhóm nhạc sĩ đi Vũng Tàu thực tế, trong đó có Phạm Minh Tuấn. Sau đó, ông được người phụ trách công trình san lấp mặt bằng đưa đi tham quan thêm, nói về công trình dầu khí lớn sẽ do Liên Xô (cũ) giúp đỡ ta khai thác. Nếu bắt tay vào việc này, đất nước sẽ mở ra một trang mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Từng nhiều lần đến Vũng Tàu nhưng riêng lần này người nhạc sĩ đang ở độ tuổi sung mãn nhất trong đời sáng tác đã có cảm xúc đặc biệt, khác hẳn mọi lần. Phạm Minh Tuấn hình dung tại thành phố biển, nơi có những bãi tắm đẹp vào bậc nhất này, nơi hàng năm có nhiều khách du lịch bốn phương đến nghỉ mát mà mọc lên một công trình khai thác dầu khí thì ngoạn mục biết chừng nào. Và trong đầu ông manh nha những ý tưởng về một ca khúc từ đó. Nhưng phải tới 3 năm sau - 1984 bài hát mới ra đời (ta bắt đầu khai thác dầu năm 1986).
Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn.
Một công trình lớn gắn với một ngành công nghiệp hết sức mới mẻ ở Việt Nam khiến nhạc sĩ liên tưởng đến mùa xuân, bởi đó là thời khắc bắt đầu một năm, khởi thủy của mọi triển vọng, hứa hẹn, gắn liền với những gì sung mãn, dồi dào nhất. Phạm Minh Tuấn sẽ viết một bài cho tuổi trẻ, gắn với một công trình trẻ, vậy nên ông đã tìm đến hình thức nhạc nhẹ (extrade) khi ấy đang được tuổi trẻ khắp nơi ưa thích (lúc này từ Nam ra Bắc, các bạn trẻ rất thích hát nhạc nhẹ, vì với khu vực phía Bắc là mới mẻ, do thời kỳ trước năm 1975 họ chỉ quen biết hai dòng nhạc thính phòng - académique - và dân gian - folklore). Và ông cũng đặt luôn tên bài hát là “Mùa xuân từ những giếng dầu”.
Với riêng Phạm Minh Tuấn, bài hát này là một bước thay đổi đáng kể, vì trước đó ông chưa từng viết nhạc nhẹ. Hai bài đã nổi tiếng của ông lúc này là “Qua sông” và “Bài ca không quên” đều viết theo phong cách dân gian và bác học. Ông là người thiên về nội tâm, không sôi nổi, vậy mà thật thú vị, “Mùa xuân từ những giếng dầu” đã khác hẳn phong cách hằng ngày của tác giả. Mở đầu bài hát, nhạc sĩ viết một câu nhạc không có lời, mà chỉ là vocaliser (xướng nhạc bằng những nguyên âm hoặc hư từ), rồi nhắc lại nguyên si câu nhạc đó thêm một lần: “hu hu hu hu, ha ha ha ha…”. Câu nhạc này vừa có ý biểu hiện tiếng gió tràn ngập trên biển ở một không gian mênh mông, vô tận, vừa tạo đà, tạo không khí cho diễn viên thể hiện. Ta thấy khi hát, các diễn viên thường nhún nhảy rất “bốc” tạo vẻ trẻ trung, sôi động phù hợp với nội dung cả bài: “Mùa xuân đến rạo rực lòng ta, mùa xuân đến làm đẹp bài ca”. Sang đoạn B của bài hát là sự lặp lại hai câu nhạc trên bằng một lời thứ hai nối tiếp sự sôi động của đoạn A: “Mùa xuân từ những giàn khoan, giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ. Mùa xuân từ những bàn tay nối tấm lòng Việt Nam - Liên Xô…”.
Bài hát ngắn gọn, hàm súc, bố cục rất chặt chẽ, câu cú mạch lạc, khúc triết, chất liệu âm nhạc hoàn toàn mới mẻ, hiện đại phù hợp với nội dung tác giả cần biểu hiện. Phải tới dăm, bảy năm sau khi “Mùa xuân từ những giếng dầu” ra đời, bài hát mới lây lan khắp nơi như một… “bệnh dịch”. Nhưng đây là dấu hiệu của sự đón nhận nồng nhiệt nơi công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Bài hát góp phần tạo thêm cho không khí âm nhạc những năm tháng đó sôi động, trẻ trung. Không dễ gì nhạc sĩ nào cũng có thể sáng tác thành công ở lĩnh vực mình vốn không sở trường. Phạm Minh Tuấn cho biết, ông thử viết nhạc nhẹ một lần xem sao. Không ngờ thành công quá mĩ mãn, vượt khỏi sự kỳ vọng ban đầu. Bài hát đến nay nghe lại vẫn còn nguyên vẹn không khí nóng hổi của những ngày đầu xây dựng công trình dầu khí với rất nhiều cảm hứng về mùa xuân tương lai.
Một công trình lớn gắn với một ngành công nghiệp hết sức mới mẻ ở Việt Nam khiến nhạc sĩ liên tưởng đến mùa xuân, bởi đó là thời khắc bắt đầu một năm, khởi thủy của mọi triển vọng, hứa hẹn, gắn liền với những gì sung mãn, dồi dào nhất. Phạm Minh Tuấn sẽ viết một bài cho tuổi trẻ, gắn với một công trình trẻ, vậy nên ông đã tìm đến hình thức nhạc nhẹ (extrade) khi ấy đang được tuổi trẻ khắp nơi ưa thích (lúc này từ Nam ra Bắc, các bạn trẻ rất thích hát nhạc nhẹ, vì với khu vực phía Bắc là mới mẻ, do thời kỳ trước năm 1975 họ chỉ quen biết hai dòng nhạc thính phòng - académique - và dân gian - folklore). Và ông cũng đặt luôn tên bài hát là “Mùa xuân từ những giếng dầu”.
Với riêng Phạm Minh Tuấn, bài hát này là một bước thay đổi đáng kể, vì trước đó ông chưa từng viết nhạc nhẹ. Hai bài đã nổi tiếng của ông lúc này là “Qua sông” và “Bài ca không quên” đều viết theo phong cách dân gian và bác học. Ông là người thiên về nội tâm, không sôi nổi, vậy mà thật thú vị, “Mùa xuân từ những giếng dầu” đã khác hẳn phong cách hằng ngày của tác giả. Mở đầu bài hát, nhạc sĩ viết một câu nhạc không có lời, mà chỉ là vocaliser (xướng nhạc bằng những nguyên âm hoặc hư từ), rồi nhắc lại nguyên si câu nhạc đó thêm một lần: “hu hu hu hu, ha ha ha ha…”. Câu nhạc này vừa có ý biểu hiện tiếng gió tràn ngập trên biển ở một không gian mênh mông, vô tận, vừa tạo đà, tạo không khí cho diễn viên thể hiện. Ta thấy khi hát, các diễn viên thường nhún nhảy rất “bốc” tạo vẻ trẻ trung, sôi động phù hợp với nội dung cả bài: “Mùa xuân đến rạo rực lòng ta, mùa xuân đến làm đẹp bài ca”. Sang đoạn B của bài hát là sự lặp lại hai câu nhạc trên bằng một lời thứ hai nối tiếp sự sôi động của đoạn A: “Mùa xuân từ những giàn khoan, giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ. Mùa xuân từ những bàn tay nối tấm lòng Việt Nam - Liên Xô…”.
THÔN CA
Báo Dân Sinh
Báo Dân Sinh
Relate Threads