Cuối tháng 10 vừa qua, dòng dầu khí đầu tiên từ Giàn giếng H5 đã bắt đầu hòa vào hệ thống khai thác quốc gia của ngành dầu khí Việt Nam, nâng sản lượng khai thác của mỏ Tê Giác Trắng lên mức 42.000 thùng/ngày. Dự án vận hành giúp gia tăng lợi nhuận kinh tế cho chủ đầu tư và Chính phủ khoảng 400 triệu USD. Giàn giếng trên còn giữ vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng lực khai thác dầu thô. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh 2 con số dự kiến và thực thu ngân sách từ hoạt động kinh doanh dầu thô đang có độ chênh lớn.
Đầu năm 2015, đi ngược lại những dự báo của các tổ chức quốc tế về diễn biến kém khả quan của giá dầu thô, Chính phủ vẫn lạc quan khi đề ra kế hoạch dự thu ngân sách từ dầu thô đạt được 159.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, đóng góp từ dầu thô trong 9 tháng chỉ đạt 115.000 tỉ đồng. Nếu tính cả mức hụt thu dự kiến do dầu tiếp tục giảm giá trong giai đoạn cuối năm, mức thu cả năm từ dầu thô có thể thấp hơn khoảng 63.000 tỉ đồng so với dự toán đề ra. Nếu giá dầu những ngày cuối năm ngừng giảm sâu dưới mức 50 USD/thùng thì mới đảm bảo mức hụt thu ngân sách này không bị nới rộng thêm.
Mới đây, trong Cân đối ngân sách Quốc gia năm 2016, Chính phủ vẫn tiếp tục dự tính hoạt động kinh doanh “vàng đen” sẽ chiếm tỉ trọng 10% trong nguồn thu ngân sách. Kế hoạch dự thu ngân sách như vậy gần như đồng nghĩa với xu hướng trong năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng sản lượng khai thác tài nguyên dầu thô.
Trong 9 tháng qua, điểm sáng nhất của ngành dầu khí đến từ tổng lượng khai thác dầu thô đạt 15,63 triệu tấn, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, với tổng lượng dầu thô xuất khẩu giữ nguyên như năm trước (khoảng 7 triệu tấn) thì giá trị mặt hàng này lại giảm gần 50% so với cùng kỳ, chỉ đạt 3 tỉ USD. Nghịch cảnh này xuất phát từ giá xuất khẩu trung bình của mỗi thùng dầu Việt Nam chỉ đạt ngưỡng 56,7 USD.
Ðáng nói, giá bán dự toán (100 USD/thùng) mà Chính phủ lấy làm căn cứ tham chiếu giá nhằm tính toán dự thu ngân sách quốc cho toàn năm 2015 có sai số so với giá bán trung bình thực tế trên thị trường lên đến 43 USD/thùng. Ðầu năm 2015, khi giá dầu chạm xuống mức bình quân 58 USD/thùng, tương đương với dự báo ngân sách sẽ hụt thu tới 50.000 tỉ đồng, Bộ Tài chính vẫn tự tin sẽ cân đối được ngân sách. Việc này diễn ra sau khi hàng loạt tổ chức tên tuổi như Ngân hàng Thế giới và OPEC đồng loạt đưa ra quan ngại liên quan đến tình trạng dư thừa nguồn cung dầu mỏ trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh nguồn cung dư thừa, một trong những áp lực tạo nên đà giảm 17% của giá năng lượng toàn cầu trong quý III/2015 xuất phát từ diễn biến vĩ mô kém tươi sáng, như suy thoái kinh tế sâu hơn dự kiến ở châu Âu và sự giảm tốc gần đây của một số nền kinh tế mới nổi. Ngoài ra, việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định nền kinh tế thế giới đang rơi vào điểm thấp nhất của tăng trưởng, khi chỉ dừng lại mức 3,1% trong năm 2015, càng làm gia tăng sức ép lên giá dầu trong năm tới.
Những năm trước, khi giá xuất khẩu dầu biến động tăng, việc nguồn thu ngân sách thực tế từ dầu cao hơn dự toán vài chục ngàn tỉ đồng đã giúp các nhà hoạch định giải quyết những khoản thiếu hụt phát sinh một cách linh hoạt. Tuy nhiên năm tới, trong bối cảnh nhiều nguồn thu ngân sách khác ngoài dầu sẽ giảm mạnh do lộ trình cắt giảm thuế theo các cam kết hội nhập, mọi chuyện sẽ không còn dễ dàng.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết giá dầu thô sụt giảm đã tác động mạnh đến doanh thu của Tập đoàn, dẫn tới nộp ngân sách quốc gia giảm 29% so với cùng kỳ.
Năm tới, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá cân đối ngân sách dự kiến sẽ căng thẳng khi Chính phủ vẫn đang ưu tiên đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8%, đồng nghĩa với việc duy trì 10% nguồn thu ngân sách từ dầu thô. Mục tiêu của Việt Nam vẫn là tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu thô, trong viễn cảnh giá dầu thế giới trên đà giảm.
Ngoài vấn đề giá, sản lượng đơn đặt hàng từ các thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam cũng đáng lưu ý. Năm 2014, theo Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang các thị trường truyền thống có dấu hiệu giảm. Do đó, mức hụt thu ngân sách từ đầu năm đến nay được Chính phủ đánh giá là lớn, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, dù PVN đã khai thác thêm hơn 1 triệu tấn dầu so với kế hoạch nhằm bù đắp hụt thu.
Theo nghiên cứu mới nhất của Wood Mackenzie (Anh), các khoản đầu tư trong tương lai trị giá ước khoảng 1.500 tỉ USD vào các dự án năng lượng trên toàn cầu sẽ mang lại lợi nhuận gần như tiệm cận 0 trong bối cảnh lao dốc của thị trường dầu mỏ. Đồng quan điểm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng dưới 1%. Dự báo con số tăng trưởng này sẽ thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục từ mức giá thấp trong vùng đáy hiện tại. IEA phỏng đoán giá dầu sẽ ở quanh mức 50 USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này. Và cho đến năm 2040 vẫn chưa cán mốc 85 USD/thùng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ rằng rút kinh nghiệm từ năm ngoái, dự toán ngân sách sẽ ước tính giá dầu ở mức lạc quan 60 USD/thùng trong năm 2016. Ông cho biết với mức giá tham chiếu này, nếu thị trường có biến động, ngân sách có thể xoay xở được kịp.
Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách năm 2016 là 1.014.500 tỉ đồng, tăng 9,4% so với ước tính thực hiện năm 2015. Với con số bội chi ngân sách 2016 ở mức 4,95% GDP (254.000 tỉ đồng, tăng 28.000 tỉ đồng so với năm 2015) thì trong phương án thận trọng, Chính phủ cũng đã đề xuất thêm các phương án chống hụt thu từ dầu thô. Ðó là một loạt các biện pháp đồng bộ nhằm có tiền cân đối thu và chi ngân sách năm 2016 như tăng thu nội địa (tăng thu thuế, phí) hay đề xuất phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế.
Theo: http://nhipcaudautu.vn
Đầu năm 2015, đi ngược lại những dự báo của các tổ chức quốc tế về diễn biến kém khả quan của giá dầu thô, Chính phủ vẫn lạc quan khi đề ra kế hoạch dự thu ngân sách từ dầu thô đạt được 159.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, đóng góp từ dầu thô trong 9 tháng chỉ đạt 115.000 tỉ đồng. Nếu tính cả mức hụt thu dự kiến do dầu tiếp tục giảm giá trong giai đoạn cuối năm, mức thu cả năm từ dầu thô có thể thấp hơn khoảng 63.000 tỉ đồng so với dự toán đề ra. Nếu giá dầu những ngày cuối năm ngừng giảm sâu dưới mức 50 USD/thùng thì mới đảm bảo mức hụt thu ngân sách này không bị nới rộng thêm.
Mới đây, trong Cân đối ngân sách Quốc gia năm 2016, Chính phủ vẫn tiếp tục dự tính hoạt động kinh doanh “vàng đen” sẽ chiếm tỉ trọng 10% trong nguồn thu ngân sách. Kế hoạch dự thu ngân sách như vậy gần như đồng nghĩa với xu hướng trong năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng sản lượng khai thác tài nguyên dầu thô.
Trong 9 tháng qua, điểm sáng nhất của ngành dầu khí đến từ tổng lượng khai thác dầu thô đạt 15,63 triệu tấn, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, với tổng lượng dầu thô xuất khẩu giữ nguyên như năm trước (khoảng 7 triệu tấn) thì giá trị mặt hàng này lại giảm gần 50% so với cùng kỳ, chỉ đạt 3 tỉ USD. Nghịch cảnh này xuất phát từ giá xuất khẩu trung bình của mỗi thùng dầu Việt Nam chỉ đạt ngưỡng 56,7 USD.
Ðáng nói, giá bán dự toán (100 USD/thùng) mà Chính phủ lấy làm căn cứ tham chiếu giá nhằm tính toán dự thu ngân sách quốc cho toàn năm 2015 có sai số so với giá bán trung bình thực tế trên thị trường lên đến 43 USD/thùng. Ðầu năm 2015, khi giá dầu chạm xuống mức bình quân 58 USD/thùng, tương đương với dự báo ngân sách sẽ hụt thu tới 50.000 tỉ đồng, Bộ Tài chính vẫn tự tin sẽ cân đối được ngân sách. Việc này diễn ra sau khi hàng loạt tổ chức tên tuổi như Ngân hàng Thế giới và OPEC đồng loạt đưa ra quan ngại liên quan đến tình trạng dư thừa nguồn cung dầu mỏ trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh nguồn cung dư thừa, một trong những áp lực tạo nên đà giảm 17% của giá năng lượng toàn cầu trong quý III/2015 xuất phát từ diễn biến vĩ mô kém tươi sáng, như suy thoái kinh tế sâu hơn dự kiến ở châu Âu và sự giảm tốc gần đây của một số nền kinh tế mới nổi. Ngoài ra, việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định nền kinh tế thế giới đang rơi vào điểm thấp nhất của tăng trưởng, khi chỉ dừng lại mức 3,1% trong năm 2015, càng làm gia tăng sức ép lên giá dầu trong năm tới.
Những năm trước, khi giá xuất khẩu dầu biến động tăng, việc nguồn thu ngân sách thực tế từ dầu cao hơn dự toán vài chục ngàn tỉ đồng đã giúp các nhà hoạch định giải quyết những khoản thiếu hụt phát sinh một cách linh hoạt. Tuy nhiên năm tới, trong bối cảnh nhiều nguồn thu ngân sách khác ngoài dầu sẽ giảm mạnh do lộ trình cắt giảm thuế theo các cam kết hội nhập, mọi chuyện sẽ không còn dễ dàng.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết giá dầu thô sụt giảm đã tác động mạnh đến doanh thu của Tập đoàn, dẫn tới nộp ngân sách quốc gia giảm 29% so với cùng kỳ.
Năm tới, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá cân đối ngân sách dự kiến sẽ căng thẳng khi Chính phủ vẫn đang ưu tiên đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8%, đồng nghĩa với việc duy trì 10% nguồn thu ngân sách từ dầu thô. Mục tiêu của Việt Nam vẫn là tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu thô, trong viễn cảnh giá dầu thế giới trên đà giảm.
Ngoài vấn đề giá, sản lượng đơn đặt hàng từ các thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam cũng đáng lưu ý. Năm 2014, theo Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang các thị trường truyền thống có dấu hiệu giảm. Do đó, mức hụt thu ngân sách từ đầu năm đến nay được Chính phủ đánh giá là lớn, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, dù PVN đã khai thác thêm hơn 1 triệu tấn dầu so với kế hoạch nhằm bù đắp hụt thu.
Theo nghiên cứu mới nhất của Wood Mackenzie (Anh), các khoản đầu tư trong tương lai trị giá ước khoảng 1.500 tỉ USD vào các dự án năng lượng trên toàn cầu sẽ mang lại lợi nhuận gần như tiệm cận 0 trong bối cảnh lao dốc của thị trường dầu mỏ. Đồng quan điểm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng dưới 1%. Dự báo con số tăng trưởng này sẽ thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục từ mức giá thấp trong vùng đáy hiện tại. IEA phỏng đoán giá dầu sẽ ở quanh mức 50 USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này. Và cho đến năm 2040 vẫn chưa cán mốc 85 USD/thùng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ rằng rút kinh nghiệm từ năm ngoái, dự toán ngân sách sẽ ước tính giá dầu ở mức lạc quan 60 USD/thùng trong năm 2016. Ông cho biết với mức giá tham chiếu này, nếu thị trường có biến động, ngân sách có thể xoay xở được kịp.
Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách năm 2016 là 1.014.500 tỉ đồng, tăng 9,4% so với ước tính thực hiện năm 2015. Với con số bội chi ngân sách 2016 ở mức 4,95% GDP (254.000 tỉ đồng, tăng 28.000 tỉ đồng so với năm 2015) thì trong phương án thận trọng, Chính phủ cũng đã đề xuất thêm các phương án chống hụt thu từ dầu thô. Ðó là một loạt các biện pháp đồng bộ nhằm có tiền cân đối thu và chi ngân sách năm 2016 như tăng thu nội địa (tăng thu thuế, phí) hay đề xuất phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế.
Theo: http://nhipcaudautu.vn
Relate Threads