Giá dầu xuống thấp khiến nhiều công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ rơi vào cảnh phá sản và và Công ty Swift Energy có trụ sở ở Houston, bang Texas, là một ví dụ điển hình.
erry Swift, 60 tuổi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Swift Energy, đã vay tiền từ ngân hàng, các nhà đầu tư và các quỹ lương hưu để theo đuổi giấc mơ khoan và khai thác dầu khí đá phiến. Đến lúc này, ông nhận ra mình đã đi quá xa khi số nợ lên đến 1,35 tỉ đô la Mỹ. Công ty của Terry Swift, do cha của ông thành lập gần 40 năm về trước, đã phải nộp đơn xin phá sản sau khi đã sa thải 25% nhân viên và cổ phiếu bị loại ra khỏi Sàn Giao dịch chứng khoán New York.
Làn sóng vỡ nợ và sa thải
Là giám đốc điều hành, Terry Swift chi tiêu rất tiết kiệm nhưng lại đặt cược lớn vào “canh bạc” giá dầu tăng và bị rơi vào cái bẫy nợ nần khá phổ biến trong ngành dầu khí đá phiến. “Chúng tôi đã sai khi cho rằng sẽ không xảy ra chuyện vỡ nợ tồi tệ này; tôi thậm chí không cảm thấy rủi ro”, Swift nói.
Đối với ông, phá sản là một cú đảo chiều đau đớn vì chỉ cách đây vài năm, Swift còn cảm thấy ông sắp đưa công ty lên đỉnh cao thành công do nhanh chân gia nhập làn sóng khai thác năng lượng đá phiến ở Mỹ nhờ vào những công nghệ mới mang tính đột phá.
Nhưng rồi giá dầu giảm đã gây ra sự tàn phá sâu rộng. Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ, lớn mạnh ngang Ảrập Saudi, đang co hẹp quy mô sản xuất với mức đầu tư giảm mạnh nhất trong 25 năm qua. Hơn 140.000 lao động trong ngành bị sa thải; các ngân hàng đang chuẩn bị đối mặt với các vụ vỡ nợ trị giá hàng chục tỉ đô la Mỹ.
Làn sóng nợ xấu trong ngành năng lượng không có quy mô lớn như vụ vỡ nợ do cho vay dưới chuẩn năm 2007 nhưng có những đặc điểm tương đồng. Các công ty dầu khí đá phiến say sưa vay nợ mà không hề nghĩ kỹ liệu các khoản vay này có thể trụ nổi trước cú sụp đổ của giá dầu hay không.
Khu vực Nam Texas và bang Bắc Dakota là nơi các công ty dầu khí đá phiến đổ vào nhiều tỉ đô la Mỹ tiền vay để hỗ trợ các hoạt động khoan và làm rạn nứt đá phiến để hút dầu. Chiến lược của họ là khoan thật nhiều nơi, sau đó khai thác và gặt hái lợi nhuận. Nhưng rồi giá dầu lao dốc và hiện nay tuy đã phục hồi nhưng vẫn ở mức thấp hơn 60% so với cách đây hai năm.
Fadel Gheit, nhà phân tích ở Ngân hàng Đầu tư Oppenheimer, cho biết: “Họ cứ khoan, khoan và khoan. Mọi anh Tom, anh Dick, anh Harry đều muốn trở thành ông chủ dầu khí... Tất cả những người này đã vung tay quá trán”.
Thị trấn Tilden (hạt McMullen, bang Texas), nơi có một số mỏ dầu của Swift Energy, các biển hiệu mục nát bày ra khắp mọi nơi. Cỏ rậm mọc đầy trên những con đường hai làn xe trước đây xe tải nặng chen nhau nhưng nay đã vắng hoe. Nhiều khách sạn mọc lên hai bên đường để đáp ứng nhu cầu lưu trú của công nhân, bao gồm một khách sạn được tập đoàn dịch vụ mỏ dầu Halliburton thuê nguyên năm, đang nằm phủ bụi với các bãi đỗ xe trống rỗng. Hạt McMullen, nơi hàng chục ngàn người làm việc mỗi ngày vào thời kỳ cao điểm, giờ đây chỉ còn là một nơi lặng lẽ với khoảng 800 người cư trú.
Bùng nổ công nghệ fracking
Cơn bùng nổ năng lượng ở Mỹ đã chứng kiến sự trỗi dậy của hàng trăm công ty dầu khí nhỏ. Những công ty này thực hiện các mũi khoan sâu hơn 2.400 mét trên một khu vực trải dài nhiều cây số, bơm hút hàng triệu tấn cát và tạo ra các đứt gãy để dầu khí từ đá phiến thoát ra. Để có tiền chi phí phát triển mỏ dầu, hầu hết họ đều dựa vào vốn vay ngân hàng.
Công nghệ gây nứt vỡ bằng thủy lực (tiếng Anh gọi là hydraulic fracturing hoặc fracking) xuất hiện vào giữa thập kỷ trước đã cho phép các công ty chạm đến nguồn dầu khí mà trước đây họ nghĩ không tiếp cận được. Các công ty đứng trước sự lựa chọn: hoặc là vay mượn để gia nhập cuộc đua fracking hoặc đứng bên ngoài lề cuộc chơi và đối mặt với nguy cơ thua cuộc.
Hầu hết các công ty bao gồm Swift Energy chọn fracking. Quyết định đó của hàng trăm nhà sản xuất dầu khí đã đưa sản lượng dầu của Mỹ tăng gần gấp đôi trong vài năm qua, giúp giảm mạnh sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu nước ngoài.
Tuy nhiên, rủi ro tài chính là rất lớn: nợ của ngành dầu khí Mỹ cũng đã tăng gần gấp đôi so với gần 10 năm trước. Những nhà sản xuất dầu khí nhỏ như Swift không nghĩ rằng bong bóng nợ sắp nổ. Thay vào đó, họ thấy một chương mới trong ngành năng lượng Mỹ mà trong đó công nghệ đã giúp mở rộng thị trường vào thời điểm nhu cầu năng lượng toàn cầu đang tăng. “Không phải ngành dầu khí chống đỡ được vỡ nợ nhưng các chu kỳ vỡ nợ không quá mức nghiêm trọng”, Swift nhớ lại lúc đó ông đã suy nghĩ như vậy. “Nhưng lần này, thời kỳ an toàn đã qua. Đây có thể là đợt vỡ nợ tồi tệ nhất trong ngành dầu khí”.
Swift gia nhập ngành công nghiệp dầu khí từ sau khi tốt nghiệp Đại học Houston với tấm bằng kỹ sư hóa vào năm 1979. Ông làm việc ở Texas trong một vài năm rồi gia nhập Công ty Swift Energy của cha ông vào năm 1981.
Trước khi sử dụng công nghệ fracking, Swift Energy chỉ là một công ty nhỏ vận hành một số giếng dầu khai thác bằng phương thức truyền thống ở Louisiana và Texas. Công ty cũng sở hữu một số vạt đất hoang vắng ở Eagle Ford, Nam Texas, một khu vực hứa hẹn sẽ trở thành cỗ máy in tiền tiếp theo của ngành năng lượng với công nghệ fracking. Swift cảm thấy rằng công ty của ông, từng thử nghiệm công nghệ fracking khi nó còn ít phổ biến và ít đáng tin cậy, đã gặp vận may lớn.
Khi công ty bắt đầu sử dụng công nghệ fracking nhiều hơn, chi phí cho hoạt động thăm dò và khoan tăng vọt lên. Để trang trải, Swift Energy đã ba lần phát hành trái phiếu doanh nghiệp với trị giá 875 triệu đô la Mỹ. Công ty cũng có hạn mức tín dụng 500 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng JPMorgan.
Phá sản
Rồi một ngày, Swift Energy hứng chịu cơn đau bất ngờ từ các diễn biến bất lợi của thị trường dầu khí toàn cầu. Giá khí thiên nhiên giảm mạnh, rồi giá dầu cũng tuột dốc từ đỉnh cao vào cuối năm 2014 khi Ảrập Saudi nỗ lực giành lại thị phần trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Mỹ bằng cách tăng sản lượng khai thác, khiến nguồn cung dầu tăng lên trong khi nhu cầu dầu khí toàn cầu chững lại.
Công ty Swift Energy cần tiền mặt chỉ để trả lãi nhưng không ai cho vay thêm nữa. Swift bắt đầu sa thải nhân viên, cắt giảm chi tiêu. Ngân hàng JPMorgan cũng hạn chế mức cho vay đối với công ty. Giá cổ phiếu của công ty từ mức 40 đô la Mỹ/cổ phiếu vào năm 2011 giảm mạnh xuống còn dưới 1 đô la Mỹ rồi giảm tiếp xuống mức dưới 25 xu.
Hết tiền mặt, Terry Swift nhận ra rằng công ty của ông sẽ phải phá sản. “Tôi hiểu rằng đó là con đường tốt nhất”, ông chua xót nói.
Ngày 1-12-2015, Swift Energy không có tiền mặt để trả lãi cho các trái chủ. Ngày 18-12, cổ phiếu của công ty bị loại ra khỏi Sàn Giao dịch chứng khoán New York vì giá “thấp bất thường”. Đêm 31-12-2015, Swift và Giám đốc tài chính Heckaman ngồi lại ở văn phòng của công ty tại Houston để ký những giấy tờ làm thủ tục đăng ký phá sản cuối cùng.
Swift Energy không phải là một trường hợp riêng lẻ. Công ty luật Haynes and Boone ở Dallas, Texas cho biết chỉ trong năm 2015, có 42 công ty dầu đá phiến Mỹ phá sản và dự kiến con số này còn tăng mạnh trong năm nay. Tương lai của ngành dầu đá phiến Mỹ xem ra không mấy sáng sủa nếu giá dầu không nhanh chóng quay đầu tăng vọt trở lại trong vài tháng tới.
erry Swift, 60 tuổi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Swift Energy, đã vay tiền từ ngân hàng, các nhà đầu tư và các quỹ lương hưu để theo đuổi giấc mơ khoan và khai thác dầu khí đá phiến. Đến lúc này, ông nhận ra mình đã đi quá xa khi số nợ lên đến 1,35 tỉ đô la Mỹ. Công ty của Terry Swift, do cha của ông thành lập gần 40 năm về trước, đã phải nộp đơn xin phá sản sau khi đã sa thải 25% nhân viên và cổ phiếu bị loại ra khỏi Sàn Giao dịch chứng khoán New York.
Làn sóng vỡ nợ và sa thải
Là giám đốc điều hành, Terry Swift chi tiêu rất tiết kiệm nhưng lại đặt cược lớn vào “canh bạc” giá dầu tăng và bị rơi vào cái bẫy nợ nần khá phổ biến trong ngành dầu khí đá phiến. “Chúng tôi đã sai khi cho rằng sẽ không xảy ra chuyện vỡ nợ tồi tệ này; tôi thậm chí không cảm thấy rủi ro”, Swift nói.
Đối với ông, phá sản là một cú đảo chiều đau đớn vì chỉ cách đây vài năm, Swift còn cảm thấy ông sắp đưa công ty lên đỉnh cao thành công do nhanh chân gia nhập làn sóng khai thác năng lượng đá phiến ở Mỹ nhờ vào những công nghệ mới mang tính đột phá.
Nhưng rồi giá dầu giảm đã gây ra sự tàn phá sâu rộng. Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ, lớn mạnh ngang Ảrập Saudi, đang co hẹp quy mô sản xuất với mức đầu tư giảm mạnh nhất trong 25 năm qua. Hơn 140.000 lao động trong ngành bị sa thải; các ngân hàng đang chuẩn bị đối mặt với các vụ vỡ nợ trị giá hàng chục tỉ đô la Mỹ.
Khu vực Nam Texas và bang Bắc Dakota là nơi các công ty dầu khí đá phiến đổ vào nhiều tỉ đô la Mỹ tiền vay để hỗ trợ các hoạt động khoan và làm rạn nứt đá phiến để hút dầu. Chiến lược của họ là khoan thật nhiều nơi, sau đó khai thác và gặt hái lợi nhuận. Nhưng rồi giá dầu lao dốc và hiện nay tuy đã phục hồi nhưng vẫn ở mức thấp hơn 60% so với cách đây hai năm.
Fadel Gheit, nhà phân tích ở Ngân hàng Đầu tư Oppenheimer, cho biết: “Họ cứ khoan, khoan và khoan. Mọi anh Tom, anh Dick, anh Harry đều muốn trở thành ông chủ dầu khí... Tất cả những người này đã vung tay quá trán”.
Thị trấn Tilden (hạt McMullen, bang Texas), nơi có một số mỏ dầu của Swift Energy, các biển hiệu mục nát bày ra khắp mọi nơi. Cỏ rậm mọc đầy trên những con đường hai làn xe trước đây xe tải nặng chen nhau nhưng nay đã vắng hoe. Nhiều khách sạn mọc lên hai bên đường để đáp ứng nhu cầu lưu trú của công nhân, bao gồm một khách sạn được tập đoàn dịch vụ mỏ dầu Halliburton thuê nguyên năm, đang nằm phủ bụi với các bãi đỗ xe trống rỗng. Hạt McMullen, nơi hàng chục ngàn người làm việc mỗi ngày vào thời kỳ cao điểm, giờ đây chỉ còn là một nơi lặng lẽ với khoảng 800 người cư trú.
Bùng nổ công nghệ fracking
Cơn bùng nổ năng lượng ở Mỹ đã chứng kiến sự trỗi dậy của hàng trăm công ty dầu khí nhỏ. Những công ty này thực hiện các mũi khoan sâu hơn 2.400 mét trên một khu vực trải dài nhiều cây số, bơm hút hàng triệu tấn cát và tạo ra các đứt gãy để dầu khí từ đá phiến thoát ra. Để có tiền chi phí phát triển mỏ dầu, hầu hết họ đều dựa vào vốn vay ngân hàng.
Công nghệ gây nứt vỡ bằng thủy lực (tiếng Anh gọi là hydraulic fracturing hoặc fracking) xuất hiện vào giữa thập kỷ trước đã cho phép các công ty chạm đến nguồn dầu khí mà trước đây họ nghĩ không tiếp cận được. Các công ty đứng trước sự lựa chọn: hoặc là vay mượn để gia nhập cuộc đua fracking hoặc đứng bên ngoài lề cuộc chơi và đối mặt với nguy cơ thua cuộc.
Hầu hết các công ty bao gồm Swift Energy chọn fracking. Quyết định đó của hàng trăm nhà sản xuất dầu khí đã đưa sản lượng dầu của Mỹ tăng gần gấp đôi trong vài năm qua, giúp giảm mạnh sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu nước ngoài.
Tuy nhiên, rủi ro tài chính là rất lớn: nợ của ngành dầu khí Mỹ cũng đã tăng gần gấp đôi so với gần 10 năm trước. Những nhà sản xuất dầu khí nhỏ như Swift không nghĩ rằng bong bóng nợ sắp nổ. Thay vào đó, họ thấy một chương mới trong ngành năng lượng Mỹ mà trong đó công nghệ đã giúp mở rộng thị trường vào thời điểm nhu cầu năng lượng toàn cầu đang tăng. “Không phải ngành dầu khí chống đỡ được vỡ nợ nhưng các chu kỳ vỡ nợ không quá mức nghiêm trọng”, Swift nhớ lại lúc đó ông đã suy nghĩ như vậy. “Nhưng lần này, thời kỳ an toàn đã qua. Đây có thể là đợt vỡ nợ tồi tệ nhất trong ngành dầu khí”.
Swift gia nhập ngành công nghiệp dầu khí từ sau khi tốt nghiệp Đại học Houston với tấm bằng kỹ sư hóa vào năm 1979. Ông làm việc ở Texas trong một vài năm rồi gia nhập Công ty Swift Energy của cha ông vào năm 1981.
Trước khi sử dụng công nghệ fracking, Swift Energy chỉ là một công ty nhỏ vận hành một số giếng dầu khai thác bằng phương thức truyền thống ở Louisiana và Texas. Công ty cũng sở hữu một số vạt đất hoang vắng ở Eagle Ford, Nam Texas, một khu vực hứa hẹn sẽ trở thành cỗ máy in tiền tiếp theo của ngành năng lượng với công nghệ fracking. Swift cảm thấy rằng công ty của ông, từng thử nghiệm công nghệ fracking khi nó còn ít phổ biến và ít đáng tin cậy, đã gặp vận may lớn.
Khi công ty bắt đầu sử dụng công nghệ fracking nhiều hơn, chi phí cho hoạt động thăm dò và khoan tăng vọt lên. Để trang trải, Swift Energy đã ba lần phát hành trái phiếu doanh nghiệp với trị giá 875 triệu đô la Mỹ. Công ty cũng có hạn mức tín dụng 500 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng JPMorgan.
Phá sản
Rồi một ngày, Swift Energy hứng chịu cơn đau bất ngờ từ các diễn biến bất lợi của thị trường dầu khí toàn cầu. Giá khí thiên nhiên giảm mạnh, rồi giá dầu cũng tuột dốc từ đỉnh cao vào cuối năm 2014 khi Ảrập Saudi nỗ lực giành lại thị phần trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Mỹ bằng cách tăng sản lượng khai thác, khiến nguồn cung dầu tăng lên trong khi nhu cầu dầu khí toàn cầu chững lại.
Công ty Swift Energy cần tiền mặt chỉ để trả lãi nhưng không ai cho vay thêm nữa. Swift bắt đầu sa thải nhân viên, cắt giảm chi tiêu. Ngân hàng JPMorgan cũng hạn chế mức cho vay đối với công ty. Giá cổ phiếu của công ty từ mức 40 đô la Mỹ/cổ phiếu vào năm 2011 giảm mạnh xuống còn dưới 1 đô la Mỹ rồi giảm tiếp xuống mức dưới 25 xu.
Hết tiền mặt, Terry Swift nhận ra rằng công ty của ông sẽ phải phá sản. “Tôi hiểu rằng đó là con đường tốt nhất”, ông chua xót nói.
Ngày 1-12-2015, Swift Energy không có tiền mặt để trả lãi cho các trái chủ. Ngày 18-12, cổ phiếu của công ty bị loại ra khỏi Sàn Giao dịch chứng khoán New York vì giá “thấp bất thường”. Đêm 31-12-2015, Swift và Giám đốc tài chính Heckaman ngồi lại ở văn phòng của công ty tại Houston để ký những giấy tờ làm thủ tục đăng ký phá sản cuối cùng.
Swift Energy không phải là một trường hợp riêng lẻ. Công ty luật Haynes and Boone ở Dallas, Texas cho biết chỉ trong năm 2015, có 42 công ty dầu đá phiến Mỹ phá sản và dự kiến con số này còn tăng mạnh trong năm nay. Tương lai của ngành dầu đá phiến Mỹ xem ra không mấy sáng sủa nếu giá dầu không nhanh chóng quay đầu tăng vọt trở lại trong vài tháng tới.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Theo The Washington Post)
Relate Threads