Trước lời kêu gọi mạnh mẽ của Thống đốc bang Florida, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định không cho phép khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển của bang Đông Nam nước Mỹ này.
Bước đi này diễn ra sau khi giới chức Mỹ công bố một đề xuất cho khoan thăm dò dầu khí ở hầu hết các vùng biển của Mỹ, làm dấy lên sự chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường và một số nhân vật thuộc phe Cộng hòa.
Thống đốc bang Florida, Rick Scott, một nghĩ sĩ thuộc đảng Cộng hòa, là một trong số những nhân vật sớm lên tiếng phản đối kế hoạch trên, cho rằng việc khoan thăm dò dầu khí sẽ làm tổn hại nguồn tài nguyên thiên nhiên của bang này.
Trong phát biểu đăng trên mạng xã hội Twitter ngày 9/1, Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke đã công bố quyết định mới nhất của chính quyền liên bang, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Thống đốc Scott rằng bang Florida là một trường hợp "đặc biệt" và nền kinh tế của vùng duyên hải của bang này chủ yếu phụ thuộc vào ngành du lịch.
Do đó, ông cho biết đã quyết định sẽ đưa Florida ra khỏi danh sách các khu vực cho phép các dự án khoan thăm dò dầu khí mới.
Quyết định trên giúp mở ra cơ hội để các thống đốc của các bang khác tiếp tục thể hiện sự phản đối đối với các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi nhằm tìm kiếm một lệnh cấm tương tự như trường hợp ở bang Florida.
Tổng Chưởng lý bang California Xavier Becerra cũng đã yêu cầu đưa bang miền Tây này ra khỏi danh sách các khu vực cho phép khoan thăm dò dầu khí với lập luận tương tự như Thống đốc bang Florida.
Theo kế hoạch đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump, chính phủ đề xuất chào thầu 47 lô thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi - số lượng nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, với thời hạn 5 năm; đồng thời cho khai thác 98% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở các vùng biển thuộc quản lý của chính quyền liên bang.
Trong số 47 lô thăm dò nói trên có 19 lô ngoài khơi Alaska, 7 lô ở Thái Bình Dương và 12 lô tại Vịnh Mexico, 9 lô ở Đại Tây Dương.
Con số này tăng đáng kể so với mức giới hạn mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiền nhiệm đưa ra nhằm giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Trước khi rời nhiệm sở, ông Obama đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động thăm dò dầu khí mới tại các vùng biển của Mỹ ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Kế hoạch trên nằm trong chủ trương của Tổng thống Trump thúc đẩy chính sách năng lượng "Nước Mỹ trước tiên", theo đó dỡ bỏ hạn chế đối với ngành khai thác dầu khí nhằm thúc đẩy phát triển và tạo nhiều việc làm.
Bất chấp những lợi ích kinh tế, nhiều bang trên khắp nước Mỹ đã thẳng thắn chỉ trích kế hoạch này do những lo ngại về những tác động đối với môi trường, cũng như ngành du lịch của địa phương./.
Bước đi này diễn ra sau khi giới chức Mỹ công bố một đề xuất cho khoan thăm dò dầu khí ở hầu hết các vùng biển của Mỹ, làm dấy lên sự chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường và một số nhân vật thuộc phe Cộng hòa.
Thống đốc bang Florida, Rick Scott, một nghĩ sĩ thuộc đảng Cộng hòa, là một trong số những nhân vật sớm lên tiếng phản đối kế hoạch trên, cho rằng việc khoan thăm dò dầu khí sẽ làm tổn hại nguồn tài nguyên thiên nhiên của bang này.
Trong phát biểu đăng trên mạng xã hội Twitter ngày 9/1, Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke đã công bố quyết định mới nhất của chính quyền liên bang, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Thống đốc Scott rằng bang Florida là một trường hợp "đặc biệt" và nền kinh tế của vùng duyên hải của bang này chủ yếu phụ thuộc vào ngành du lịch.
Do đó, ông cho biết đã quyết định sẽ đưa Florida ra khỏi danh sách các khu vực cho phép các dự án khoan thăm dò dầu khí mới.
Tổng Chưởng lý bang California Xavier Becerra cũng đã yêu cầu đưa bang miền Tây này ra khỏi danh sách các khu vực cho phép khoan thăm dò dầu khí với lập luận tương tự như Thống đốc bang Florida.
Theo kế hoạch đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump, chính phủ đề xuất chào thầu 47 lô thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi - số lượng nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, với thời hạn 5 năm; đồng thời cho khai thác 98% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở các vùng biển thuộc quản lý của chính quyền liên bang.
Trong số 47 lô thăm dò nói trên có 19 lô ngoài khơi Alaska, 7 lô ở Thái Bình Dương và 12 lô tại Vịnh Mexico, 9 lô ở Đại Tây Dương.
Con số này tăng đáng kể so với mức giới hạn mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiền nhiệm đưa ra nhằm giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Trước khi rời nhiệm sở, ông Obama đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động thăm dò dầu khí mới tại các vùng biển của Mỹ ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Kế hoạch trên nằm trong chủ trương của Tổng thống Trump thúc đẩy chính sách năng lượng "Nước Mỹ trước tiên", theo đó dỡ bỏ hạn chế đối với ngành khai thác dầu khí nhằm thúc đẩy phát triển và tạo nhiều việc làm.
Bất chấp những lợi ích kinh tế, nhiều bang trên khắp nước Mỹ đã thẳng thắn chỉ trích kế hoạch này do những lo ngại về những tác động đối với môi trường, cũng như ngành du lịch của địa phương./.
TTXVN
Relate Threads