Sản lượng dầu tại Mỹ đang tiến gần hơn đến mức 8 con số. Nước Mỹ vẫn đang trên đà trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Tuần vừa qua, số liệu cho thấy sản lượng dầu thô Mỹ đang ở mức cao kỷ lục đã khiến giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 1% và dầu Brent sụt 2,2%. CNBC nhận định đây là diễn biến quan trọng đánh dấu vai trò ngày càng lớn của Mỹ trong thị trường dầu mỏ thế giới. Sau nhiều năm Ả Rập Saudi và Nga đứng ngôi đầu thế giới về sản xuất dầu, vị trí đó nay thuộc về Mỹ. Một trật tự mới trong thế giới năng lượng chuẩn bị được thiết lập.
Ngành khai thác dầu đá phiến chính là yếu tố khiến nước Mỹ thay đổi một cách ngoạn mục. Tháng 10/2017, nhập khẩu dầu thô và sản phẩm năng lượng của Mỹ rớt xuống dưới mức 2,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất tính từ năm 1973. Một thập kỷ trước, nước Mỹ nhập ròng mỗi ngày 12 triệu thùng dầu. Thế nhưng, nhờ có ngành sản xuất dầu đá phiến, nước Mỹ đã trở thành siêu cường năng lượng của thế giới.
Ngoài ra, điều này có một phần tác động từ chính sách năng lượng của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi rút ra khỏi Hiệp ước chống biến đổi khí hậu ký tại Paris, phá bỏ "hạn ngạch" khai thác các mỏ năng lượng do chính quyền tiền nhiệm đề ra để bảo vệ môi trường. Chính quyền của Tổng thống Trump cũng đang tìm kiếm các mỏ dầu mới và lần đầu tiên trong 40 năm đã chấp nhận cho khai thác dầu tại Bắc Cực.
Kỷ lục trong sản lượng mới mà nước Mỹ vừa xác lập sẽ tạo ra cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) những khó khăn chưa từng có. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ vượt Ả Rập Saudi, vượt mức 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
Điều này tạo áp lực khiến OPEC không còn khả năng thao túng giá dầu như trước. Các nhà ngoại giao Mỹ sẽ không còn phải "nhún nhường" tìm cách nói chuyện với chính phủ Ả Rập Saudi hay một số "ông lớn" sản xuất năng lượng khác của thế giới. Sản lượng dồi dào của Mỹ sẽ khiến OPEC không còn là tiếng nói quyết định trên thị trường dầu và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn đi đến thống nhất về việc tăng hay giảm sản lượng. Ngoài ra, một ông lớn dầu mỏ khác là Nga cũng sẽ không thể duy trì ưu thế ngoại giao khi không còn thống trị trên thị trường dầu.
Với tình cảnh như hiện nay, OPEC chỉ còn lựa chọn duy nhất là duy trì việc hạn chế tăng sản lượng và giữ quan hệ giữa OPEC và Nga tốt đẹp để đảm bảo không còn một áp lực nào với vị thế của mình trên thị trường nữa.
Tuy nhiên, điều này có thể mang lại những tác dụng phụ đặc biệt là tới môi trường. Trong 3 năm qua, nhiệt độ mùa Hè đã đạt tới mức kỷ lục tính từ thế kỷ XIX. Thống đốc của nhiều bang ven biển của nước Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc khai thác dầu ngoài khơi tiềm ẩn không ít khả năng gây hại đến môi trường sinh thái cũng như phá hoại triển vọng của ngành du lịch.
Thêm nguồn cung dầu sẽ khiến giá dầu giảm sâu, dẫn đến việc đầu tư vào các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời và gió sụt giảm. Điều này sẽ chỉ khiến gánh nặng ô nhiễm đặt lên trái đất thêm lớn.
Tuần vừa qua, số liệu cho thấy sản lượng dầu thô Mỹ đang ở mức cao kỷ lục đã khiến giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 1% và dầu Brent sụt 2,2%. CNBC nhận định đây là diễn biến quan trọng đánh dấu vai trò ngày càng lớn của Mỹ trong thị trường dầu mỏ thế giới. Sau nhiều năm Ả Rập Saudi và Nga đứng ngôi đầu thế giới về sản xuất dầu, vị trí đó nay thuộc về Mỹ. Một trật tự mới trong thế giới năng lượng chuẩn bị được thiết lập.
Ngoài ra, điều này có một phần tác động từ chính sách năng lượng của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi rút ra khỏi Hiệp ước chống biến đổi khí hậu ký tại Paris, phá bỏ "hạn ngạch" khai thác các mỏ năng lượng do chính quyền tiền nhiệm đề ra để bảo vệ môi trường. Chính quyền của Tổng thống Trump cũng đang tìm kiếm các mỏ dầu mới và lần đầu tiên trong 40 năm đã chấp nhận cho khai thác dầu tại Bắc Cực.
Kỷ lục trong sản lượng mới mà nước Mỹ vừa xác lập sẽ tạo ra cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) những khó khăn chưa từng có. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ vượt Ả Rập Saudi, vượt mức 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
Điều này tạo áp lực khiến OPEC không còn khả năng thao túng giá dầu như trước. Các nhà ngoại giao Mỹ sẽ không còn phải "nhún nhường" tìm cách nói chuyện với chính phủ Ả Rập Saudi hay một số "ông lớn" sản xuất năng lượng khác của thế giới. Sản lượng dồi dào của Mỹ sẽ khiến OPEC không còn là tiếng nói quyết định trên thị trường dầu và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn đi đến thống nhất về việc tăng hay giảm sản lượng. Ngoài ra, một ông lớn dầu mỏ khác là Nga cũng sẽ không thể duy trì ưu thế ngoại giao khi không còn thống trị trên thị trường dầu.
Với tình cảnh như hiện nay, OPEC chỉ còn lựa chọn duy nhất là duy trì việc hạn chế tăng sản lượng và giữ quan hệ giữa OPEC và Nga tốt đẹp để đảm bảo không còn một áp lực nào với vị thế của mình trên thị trường nữa.
Tuy nhiên, điều này có thể mang lại những tác dụng phụ đặc biệt là tới môi trường. Trong 3 năm qua, nhiệt độ mùa Hè đã đạt tới mức kỷ lục tính từ thế kỷ XIX. Thống đốc của nhiều bang ven biển của nước Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc khai thác dầu ngoài khơi tiềm ẩn không ít khả năng gây hại đến môi trường sinh thái cũng như phá hoại triển vọng của ngành du lịch.
Thêm nguồn cung dầu sẽ khiến giá dầu giảm sâu, dẫn đến việc đầu tư vào các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời và gió sụt giảm. Điều này sẽ chỉ khiến gánh nặng ô nhiễm đặt lên trái đất thêm lớn.
Kinh tế Đô thị
Relate Threads