Giá dầu lên kể từ khi OPEC tuân thủ đúng các kế hoạch cắt giảm sản lượng song sẽ lại lao dốc bởi sự trở lại của dầu đá phiến Mỹ.
Theo một báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) được CNN dẫn lại, giá dầu vẫn đang trên đà tăng so với thời kỳ OPEC cùng các nước ngoài tổ chức này như Nga thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Báo cáo hôm 13/2 cho thấy, các thành viên OPEC đang tuân thủ khá nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Sự xác nhận này tiếp tục là những tín hiệu vui trong nỗ lực cứu giá dầu thế giới khỏi mốc chạm đáy kỷ lục suốt 13 năm qua.
Lý do khiến giá dầu rớt thảm bao gồm nguồn cung dầu thừa mứa, nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc giảm tốc, và quyết định của các cường quốc phương Tây về dỡ lệnh trừng phạt đối với Iran về chương trình hạt nhân của Tehran.
Từ mức đáy trên, thị trường dầu có sự xoay chuyển tình thế ngoạn mục. Chốt phiên giao dịch ngày 13/2 tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giảm 0,93 USD/thùng, tương đương giảm 1,7%, còn 52,93 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent tại thị trường London đóng cửa với mức giảm 1,11 USD/thùng, tương đương giảm 2%, còn 55,59 USD/thùng.
So với thời điểm cách đây 1 năm, giá dầu thế giới đã tăng khoảng gấp đôi.
Tuy nhiên, bất chấp báo cáo khả quan của OPEC, giá dầu phiên này giảm mạnh nhất trong khoảng 1 tháng do đồng USD mạnh và những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ gia tăng.
Số liệu mới nhất từ OPEC và IEA cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2016 cao hơn dự báo, nhờ tăng trưởng kinh tế tốt hơn, doanh số thị trường ô tô tăng, và mùa đông lạnh hơn dự báo ở nhiều khu vực.
Nhu cầu dầu của thế giới năm nay được dự báo tăng lên mức 95,8 triệu thùng/ngày, so với mức 94,6 triệu thùng/ngày trong năm ngoái.
IEA nói rằng nếu OPEC duy trì việc tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng, thì lượng dầu dư thừa trên toàn cầu trong 3 năm qua cuối cùng sẽ “biến mất” trong năm nay.
Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, giá dầu tăng không kéo dài lâu.
Giá dầu đang trên đà hồi phục có thể khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ tăng sản lượng sản xuất. Dữ liệu từ công ty Baker Hughes cho thấy tổng số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ vào tuần trước là 591 giàn, nhiều hơn 152 giàn so với cách đây 1 năm.
Báo cáo của OPEC cho biết lượng dầu tồn kho ở Mỹ trong tháng 1 đã tăng lên mức nhiều hơn gần 200 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/2 dự báo sản lượng dầu tháng 3 của Mỹ sẽ tăng thêm 79.000 thùng/ngày, mạnh nhất trong 5 tháng, lên mức 4,87 triệu thùng/ngày.
Do vậy, nguồn cung gia tăng có thể khiến thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC khó tiếp tục phát huy tác dụng.
Tháng 1 vừa qua, trong Báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2017", Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã nâng dự báo giá dầu thế giới có thể tăng đến 55 USD/thùng, thay vì mức dự báo đưa ra hồi tháng 6/2016 là 50 USD/thùng.
Nguyên nhân là do thị trường thế giới đang dần dần thoát khỏi thực trạng dư thừa nguồn cung dầu mỏ, và giá dầu sẽ thoát khỏi xu thế liên tục lập đáy mới trong suốt thời gian từ giữa năm 2014 đến nay. Báo cáo của WB cũng cho rằng kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ có thể dẫn đến một số thay đổi mang tính nền tảng trong thị trường năng lượng thế giới, song sự thay đổi này là có giới hạn.
Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan cũng có chung lo lắng này.
Ngân hàng ABN cho biết “mức sàn được định dạng bởi việc giảm sản lượng được OPEC và một số nhà sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC nhất trí... Ở đầu kia, mức trần được tạo ra bởi sản lượng dầu đá phiến tăng tại Mỹ”.
ABN cho biết “các nhà sản xuất OPEC muốn thị trường này tin tưởng họ sẽ theo sát với việc đóng băng sản lượng đã nhất trí. Nhưng những bài học trong quá khứ khiến thị trường nghi ngờ sâu sắc”.
Các thương nhân cũng chỉ ra rằng ngay cả ở mức độ tuân thủ 90% của OPEC, và mức độ của các thành viên ngoài OPEC thấp hơn nhiều, các nhà sản xuất sẽ phải tăng cường việc cắt giảm của họ trong những tháng tới để đạt được mục tiêu giảm sản lượng trung bình hàng ngày trong nửa đầu năm nay.
Ngân hàng ABN cho biết họ đã giảm dự báo giá dầu Brent trung bình trong nửa đầu năm 2017 từ 55 USD/thùng xuống 50 USD/thùng, trong khi cho phép giảm tạm thời có thể xuống 45 USD/thùng.
Dầu đá phiến Mỹ sẽ lập kỷ lục
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này có thể tăng với tốc độ mạnh nhất trong năm tháng qua lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 5/2016, trong bối cảnh các công ty năng lượng tăng cường khai thác khi giá dầu thô vượt ngưỡng 50 USD/thùng.
Theo báo cáo của EIA, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng Ba tới được dự báo sẽ tăng gần 79.000 thùng/ngày, lên gần 5 triệu thùng/ngày, mức tăng mạnh nhất/tháng kể từ tháng 10/2016.
Tại West Texas và New Mexico, sản lượng khai thác dầu đá phiến trong tháng Ba được dự báo tăng hơn 70.000 thùng/ngày lên hơn 2 triệu thùng/ngày, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2016.
Ngoài ra, EIA cũng dự báo sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Mỹ tại bảy khu vực đá phiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục hơn 49 tỷ foot khối/ngày trong tháng 3/2017, tăng hơn 500 triệu foot khối/ngày so với tháng 2/2017. (1 foot khối = 0,0283 m3).
Xu hướng tăng sản lượng khai thác dầu tại Mỹ đang khiến mối lo dư cung quay trở lại thị trường năng lượng, gây áp lực giảm giá đối với "vàng đen" trong những ngày gần đây.
Theo một báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) được CNN dẫn lại, giá dầu vẫn đang trên đà tăng so với thời kỳ OPEC cùng các nước ngoài tổ chức này như Nga thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Lý do khiến giá dầu rớt thảm bao gồm nguồn cung dầu thừa mứa, nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc giảm tốc, và quyết định của các cường quốc phương Tây về dỡ lệnh trừng phạt đối với Iran về chương trình hạt nhân của Tehran.
Từ mức đáy trên, thị trường dầu có sự xoay chuyển tình thế ngoạn mục. Chốt phiên giao dịch ngày 13/2 tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giảm 0,93 USD/thùng, tương đương giảm 1,7%, còn 52,93 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent tại thị trường London đóng cửa với mức giảm 1,11 USD/thùng, tương đương giảm 2%, còn 55,59 USD/thùng.
So với thời điểm cách đây 1 năm, giá dầu thế giới đã tăng khoảng gấp đôi.
Tuy nhiên, bất chấp báo cáo khả quan của OPEC, giá dầu phiên này giảm mạnh nhất trong khoảng 1 tháng do đồng USD mạnh và những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ gia tăng.
Số liệu mới nhất từ OPEC và IEA cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2016 cao hơn dự báo, nhờ tăng trưởng kinh tế tốt hơn, doanh số thị trường ô tô tăng, và mùa đông lạnh hơn dự báo ở nhiều khu vực.
Nhu cầu dầu của thế giới năm nay được dự báo tăng lên mức 95,8 triệu thùng/ngày, so với mức 94,6 triệu thùng/ngày trong năm ngoái.
IEA nói rằng nếu OPEC duy trì việc tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng, thì lượng dầu dư thừa trên toàn cầu trong 3 năm qua cuối cùng sẽ “biến mất” trong năm nay.
Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, giá dầu tăng không kéo dài lâu.
Giá dầu đang trên đà hồi phục có thể khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ tăng sản lượng sản xuất. Dữ liệu từ công ty Baker Hughes cho thấy tổng số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ vào tuần trước là 591 giàn, nhiều hơn 152 giàn so với cách đây 1 năm.
Báo cáo của OPEC cho biết lượng dầu tồn kho ở Mỹ trong tháng 1 đã tăng lên mức nhiều hơn gần 200 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/2 dự báo sản lượng dầu tháng 3 của Mỹ sẽ tăng thêm 79.000 thùng/ngày, mạnh nhất trong 5 tháng, lên mức 4,87 triệu thùng/ngày.
Do vậy, nguồn cung gia tăng có thể khiến thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC khó tiếp tục phát huy tác dụng.
Tháng 1 vừa qua, trong Báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2017", Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã nâng dự báo giá dầu thế giới có thể tăng đến 55 USD/thùng, thay vì mức dự báo đưa ra hồi tháng 6/2016 là 50 USD/thùng.
Nguyên nhân là do thị trường thế giới đang dần dần thoát khỏi thực trạng dư thừa nguồn cung dầu mỏ, và giá dầu sẽ thoát khỏi xu thế liên tục lập đáy mới trong suốt thời gian từ giữa năm 2014 đến nay. Báo cáo của WB cũng cho rằng kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ có thể dẫn đến một số thay đổi mang tính nền tảng trong thị trường năng lượng thế giới, song sự thay đổi này là có giới hạn.
Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan cũng có chung lo lắng này.
Ngân hàng ABN cho biết “mức sàn được định dạng bởi việc giảm sản lượng được OPEC và một số nhà sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC nhất trí... Ở đầu kia, mức trần được tạo ra bởi sản lượng dầu đá phiến tăng tại Mỹ”.
ABN cho biết “các nhà sản xuất OPEC muốn thị trường này tin tưởng họ sẽ theo sát với việc đóng băng sản lượng đã nhất trí. Nhưng những bài học trong quá khứ khiến thị trường nghi ngờ sâu sắc”.
Các thương nhân cũng chỉ ra rằng ngay cả ở mức độ tuân thủ 90% của OPEC, và mức độ của các thành viên ngoài OPEC thấp hơn nhiều, các nhà sản xuất sẽ phải tăng cường việc cắt giảm của họ trong những tháng tới để đạt được mục tiêu giảm sản lượng trung bình hàng ngày trong nửa đầu năm nay.
Ngân hàng ABN cho biết họ đã giảm dự báo giá dầu Brent trung bình trong nửa đầu năm 2017 từ 55 USD/thùng xuống 50 USD/thùng, trong khi cho phép giảm tạm thời có thể xuống 45 USD/thùng.
Dầu đá phiến Mỹ sẽ lập kỷ lục
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này có thể tăng với tốc độ mạnh nhất trong năm tháng qua lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 5/2016, trong bối cảnh các công ty năng lượng tăng cường khai thác khi giá dầu thô vượt ngưỡng 50 USD/thùng.
Theo báo cáo của EIA, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng Ba tới được dự báo sẽ tăng gần 79.000 thùng/ngày, lên gần 5 triệu thùng/ngày, mức tăng mạnh nhất/tháng kể từ tháng 10/2016.
Ngoài ra, EIA cũng dự báo sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Mỹ tại bảy khu vực đá phiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục hơn 49 tỷ foot khối/ngày trong tháng 3/2017, tăng hơn 500 triệu foot khối/ngày so với tháng 2/2017. (1 foot khối = 0,0283 m3).
Xu hướng tăng sản lượng khai thác dầu tại Mỹ đang khiến mối lo dư cung quay trở lại thị trường năng lượng, gây áp lực giảm giá đối với "vàng đen" trong những ngày gần đây.
Quế Chi - Báo Đất Việt
Relate Threads