Điều kỳ lạ đang diễn ra sau khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ, ngành dầu mỏ Mỹ lại tăng tích trữ dầu thô nhập khẩu.
Trong 3 tháng kể từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô - kéo dài suốt 40 năm qua, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Thay vì gây “lụt” thị trường dầu thô toàn cầu, tốc độ xuất khẩu dầu thô của Mỹ bất ngờ chững lại. Đồng thời, nhập khẩu dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới lại lên cao nhất 3 năm qua.
Tính đến 25/3, nhập khẩu dầu thô bình quân 4 tuần của Mỹ đạt 7,9 triệu thùng/ngày, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ - từng hưởng lợi từ cuộc cách mạng dầu đá phiến - đã mất lợi thế về giá so với các đối thủ nước ngoài trong việc bán hàng cho các nhà máy lọc dầu nội địa. Sản lượng dầu thô đã giảm 600.000 thùng/ngày so với mức đỉnh 9,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015. Giờ đây các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang mua dầu thô ngoại nhập để bù đắp sự sụt giảm sản lượng nội địa - và, cùng với giới thương nhân, đang tích trữ ngày càng nhiều dầu thô nhập khẩu giá rẻ để bán khi giá tăng lên.
Trong những năm đầu thời kỳ bùng nổ dầu đá phiến, hàng triệu thùng dầu thô ngọt nhẹ đều vấp phải một vấn đề lớn: không thể tiếp cận với chi phí hợp lý các nhà máy lọc dầu ở bờ biển Texas và Louisiana. Để khai thác nguồn cung dầu có giá rẻ hơn tại Oklahoma, hệ thống đường ống dẫn dầu - vốn được sử dụng để đưa dầu thô nhập khẩu từ Vùng bờ Vịnh (Gulf Coast) - lại được dùng để đưa dầu đá phiến xuống vùng bờ biển. Các nhà máy lọc dầu tại Philadenphia và New Jersey cũng bắt đầu mua dầu thô của North Dakota thay vì dầu nhập khẩu, vận chuyển bằng xe lửa. Đến tháng 10/2014, nhập khẩu dầu thô của Mxy giảm 40% so với mức đỉnh năm 2006.
Giới phân tích cho rằng giá dầu WTI ngọt nhẹ phải rẻ hơn 3-5 USD so với dầu nhập khẩu để bù đắp phi phí vận chuyển và vận hành đường ống dẫn. Từ 2011-2014, giá dầu thô của Mỹ bình quân rẻ hơn 12,61 USD so với dầu thô cùng loại nhập khẩu. Mức chênh lệch này từng bước bị thu hẹp khi các dự án đường ống dẫn dầu được hoàn thành và dầu thô của Mỹ bắt đầu tuôn chảy thuận lợi hơn từ miền trung xuôi xuống Vùng bờ Vịnh. Một tuần trước khi Thượng viện Mỹ chính thức thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô hôm 18/12, giá dầu WTI ngọt nhẹ có giá thấp hơn 3 USD so với dầu Brent. Và giá dầu WTI hiện chỉ rẻ hơn khoảng 1 USD so với dầu nhập khẩu sẵn có tại Vùng bờ Vịnh.
Do vậy, các nhà máy lọc dầu dọc bờ biển đang chọn mua dầu nhập khẩu thay vì dầu WTI của Mỹ. Một trong những nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Mỹ là Nigeria - đang dần lấy lại thị phần đã mất. Nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Nigeria tăng lên 559.000 thùng/ngày vào giữa tháng 3 so với bình quân 52.000 thùng/ngày trong cả năm 2015. Các nhà máy lọc dầu cũng tăng nhập khẩu dầu thô từ Mexico và Venezuela.
Đối với một số nhà sản xuất dầu thô “yếu” nhất của Mỹ với chi phí sản xuất cao nhất, việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu không có gì là quan trọng vì họ không thể cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu, Abudi Zein, đồng sáng lập ClipperData - sử dụng số liệu hải quan và thông tin vận tải đường biển để ước tính luồng chảy của dầu thô toàn cầu. Đối với các nhà sản xuất dầu thô có chi phí cao nhất của Mỹ, “họ sẽ không bao giờ có thể xuất khẩu vì không thể cạnh tranh nổi với Arab Saudi và Iraq”.
Mỹ đang tích trữ ngày một nhiều hơn dầu thô nhập khẩu. Tính đến 25/3, lượng dầu lưu kho thương mại của Mỹ đạt 534 triệu thùng, sát mức kỷ lục năm 1929 ở 545 triệu thùng.
Giờ đây, khi giá dầu đang ở mức thấp, các nhà sản xuất và thương nhân lựa chọn cách chờ cho giá tăng lên thay vì bán ra, nhất là khi thị trường kỳ hạn đang phát tín hiệu giá dầu sẽ tăng.
Trong 3 tháng kể từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô - kéo dài suốt 40 năm qua, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Thay vì gây “lụt” thị trường dầu thô toàn cầu, tốc độ xuất khẩu dầu thô của Mỹ bất ngờ chững lại. Đồng thời, nhập khẩu dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới lại lên cao nhất 3 năm qua.
Tính đến 25/3, nhập khẩu dầu thô bình quân 4 tuần của Mỹ đạt 7,9 triệu thùng/ngày, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ - từng hưởng lợi từ cuộc cách mạng dầu đá phiến - đã mất lợi thế về giá so với các đối thủ nước ngoài trong việc bán hàng cho các nhà máy lọc dầu nội địa. Sản lượng dầu thô đã giảm 600.000 thùng/ngày so với mức đỉnh 9,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015. Giờ đây các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang mua dầu thô ngoại nhập để bù đắp sự sụt giảm sản lượng nội địa - và, cùng với giới thương nhân, đang tích trữ ngày càng nhiều dầu thô nhập khẩu giá rẻ để bán khi giá tăng lên.
Trong những năm đầu thời kỳ bùng nổ dầu đá phiến, hàng triệu thùng dầu thô ngọt nhẹ đều vấp phải một vấn đề lớn: không thể tiếp cận với chi phí hợp lý các nhà máy lọc dầu ở bờ biển Texas và Louisiana. Để khai thác nguồn cung dầu có giá rẻ hơn tại Oklahoma, hệ thống đường ống dẫn dầu - vốn được sử dụng để đưa dầu thô nhập khẩu từ Vùng bờ Vịnh (Gulf Coast) - lại được dùng để đưa dầu đá phiến xuống vùng bờ biển. Các nhà máy lọc dầu tại Philadenphia và New Jersey cũng bắt đầu mua dầu thô của North Dakota thay vì dầu nhập khẩu, vận chuyển bằng xe lửa. Đến tháng 10/2014, nhập khẩu dầu thô của Mxy giảm 40% so với mức đỉnh năm 2006.
Giới phân tích cho rằng giá dầu WTI ngọt nhẹ phải rẻ hơn 3-5 USD so với dầu nhập khẩu để bù đắp phi phí vận chuyển và vận hành đường ống dẫn. Từ 2011-2014, giá dầu thô của Mỹ bình quân rẻ hơn 12,61 USD so với dầu thô cùng loại nhập khẩu. Mức chênh lệch này từng bước bị thu hẹp khi các dự án đường ống dẫn dầu được hoàn thành và dầu thô của Mỹ bắt đầu tuôn chảy thuận lợi hơn từ miền trung xuôi xuống Vùng bờ Vịnh. Một tuần trước khi Thượng viện Mỹ chính thức thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô hôm 18/12, giá dầu WTI ngọt nhẹ có giá thấp hơn 3 USD so với dầu Brent. Và giá dầu WTI hiện chỉ rẻ hơn khoảng 1 USD so với dầu nhập khẩu sẵn có tại Vùng bờ Vịnh.
Đối với một số nhà sản xuất dầu thô “yếu” nhất của Mỹ với chi phí sản xuất cao nhất, việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu không có gì là quan trọng vì họ không thể cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu, Abudi Zein, đồng sáng lập ClipperData - sử dụng số liệu hải quan và thông tin vận tải đường biển để ước tính luồng chảy của dầu thô toàn cầu. Đối với các nhà sản xuất dầu thô có chi phí cao nhất của Mỹ, “họ sẽ không bao giờ có thể xuất khẩu vì không thể cạnh tranh nổi với Arab Saudi và Iraq”.
Mỹ đang tích trữ ngày một nhiều hơn dầu thô nhập khẩu. Tính đến 25/3, lượng dầu lưu kho thương mại của Mỹ đạt 534 triệu thùng, sát mức kỷ lục năm 1929 ở 545 triệu thùng.
Giờ đây, khi giá dầu đang ở mức thấp, các nhà sản xuất và thương nhân lựa chọn cách chờ cho giá tăng lên thay vì bán ra, nhất là khi thị trường kỳ hạn đang phát tín hiệu giá dầu sẽ tăng.
Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads