Washington quan ngại sâu sắc về nguy cơ dự án đường ống khí đốt Dòng chảy Bắc Âu-2 trở thành một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Ngày 6/5, phát biểu với các nhà báo, Đặc phái viên cấp cao về năng lượng kiêm điều phối viên các vấn đề quốc tế của Mỹ Amos Hochstein nói: "Cam kết của chúng tôi đối với an ninh năng lượng tại châu Âu có liên quan trực tiếp tới mối quan ngại của chúng tôi về an ninh quốc gia. Mỹ lo ngại sâu sắc về tuyến đường ống khí đốt sẽ gây nguy hại cho khả năng đứng vững của kinh tế Ukraine, làm sâu sắc sự chia rẽ giữa Phương Đông và Phương Tây".
Trước đó, vấn đề trên đã được nêu ra trong một cuộc họp tổ chức tại thủ đô Washington trong tuần này của Hội đồng năng lượng Mỹ-Liên minh châu Âu (EU), cơ quan được thành lập để thảo luận vấn đề an ninh của hoạt động cung cấp năng lượng sau cuộc khủng hoảng khí đốt năm 2009 khi Nga cắt nguồn cung khí đốt tới Ukraine, ảnh hưởng tới cả EU.
Kể từ khi được triển khai hồi năm ngoái, dự án Dòng chảy Bắc Âu-2 với mục tiêu tăng gấp đôi lượng khí đốt cung cấp trực tiếp từ Nga tới Đức đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ. Tập đoàn Gazprom của Nga cho biết dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.
Nhiều chính phủ châu Âu phàn nàn rằng dự án này sẽ làm tăng sự lệ thuộc vào tập đoàn Gazprom của Nga, vốn cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của EU.
Liên doanh Dòng chảy Bắc Âu-2, gồm các tập đoàn Gazprom, E.ON, Wintershall, Shell, OMV và Engie, đã tuyên bố dự án này thuần túy vì mục đích thương mại và khí đốt vận chuyển bằng đường ống của Nga rẻ hơn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), mà các nước như Mỹ có thể cung cấp.
Tuy nhiên, ông Hochstein đã bác bỏ luận điểm trên và khẳng định: "Sẽ có nguồn cung khí đốt dồi dào từ Australia và Mỹ ra thị trường trong vòng 5 năm tới".
Ngày 6/5, phát biểu với các nhà báo, Đặc phái viên cấp cao về năng lượng kiêm điều phối viên các vấn đề quốc tế của Mỹ Amos Hochstein nói: "Cam kết của chúng tôi đối với an ninh năng lượng tại châu Âu có liên quan trực tiếp tới mối quan ngại của chúng tôi về an ninh quốc gia. Mỹ lo ngại sâu sắc về tuyến đường ống khí đốt sẽ gây nguy hại cho khả năng đứng vững của kinh tế Ukraine, làm sâu sắc sự chia rẽ giữa Phương Đông và Phương Tây".
Kể từ khi được triển khai hồi năm ngoái, dự án Dòng chảy Bắc Âu-2 với mục tiêu tăng gấp đôi lượng khí đốt cung cấp trực tiếp từ Nga tới Đức đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ. Tập đoàn Gazprom của Nga cho biết dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.
Nhiều chính phủ châu Âu phàn nàn rằng dự án này sẽ làm tăng sự lệ thuộc vào tập đoàn Gazprom của Nga, vốn cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của EU.
Liên doanh Dòng chảy Bắc Âu-2, gồm các tập đoàn Gazprom, E.ON, Wintershall, Shell, OMV và Engie, đã tuyên bố dự án này thuần túy vì mục đích thương mại và khí đốt vận chuyển bằng đường ống của Nga rẻ hơn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), mà các nước như Mỹ có thể cung cấp.
Tuy nhiên, ông Hochstein đã bác bỏ luận điểm trên và khẳng định: "Sẽ có nguồn cung khí đốt dồi dào từ Australia và Mỹ ra thị trường trong vòng 5 năm tới".
Đoàn Hùng (P/v TTXVN tại Washington)
Relate Threads